Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 106 - 111)

- Tổng tỷ suất sinh (trung bình của một bà mẹ) 2,1 con/bà mẹ Tỷ kệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai 78%

3.3.3.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo việc làm cho người lao động

nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo việc làm cho người lao động

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chú ý mục tiêu nâng cao tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông lâm, ngư nghiệp. Từ đó từng bước phân cơng lại lao động, tạo thêm nhiều việc làm mới, phù hợp.

* Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu GDP của tỉnh như sau:

35% 37% 28% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% C«ng nghiƯp TM- DV Nông-Lâm- Ng-

100

Lao động trong các ngành được phân bổ như sau: Nâng tỷ trọng lao động trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ từ 24,48% năm 2005 lên 50% năm 2010; giảm tỷ lệ lao động trong ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp từ 74,52% năm 2005 xuống 50% vào năm 2010, trong đó giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp nông thôn từ 80% năm 2005 xuống 40% năm 2010. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 3 vạn lao động.

* Giải pháp

Trên cơ sở những mục tiêu đã đề ra tỉnh phải có những giải pháp cụ thể đối với từng ngành trong từng thời điểm như sau:

- Đối với ngành công nghiệp - xây dựng

+ Tập trung mọi nguồn lực tiếp tục xây dựng, triển khai các khu công nghiệp trọng điểm như khu kinh tế Vũng Áng, khu công nghiệp Gia Lách, khu công nghiệp Nam Hồng Lĩnh và các cụm công nghiệp, làng nghề. Đặc biệt là tích cực chuẩn bị các điều kiện để sớm triển khai dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, xây dựng khu liên hiệp hợp luyện thép và nhà máy nhiệt điện Vũng Áng. + Chú trọng khuyến khích phát triển các ngành cơng nghiệp mà tỉnh có tiềm năng lợi thế như: Cơng nghiệp Khai khống và chế biến khống sản (than Hương Khê, OxitTitan, Thiếc Sơn Kim). Đẩy nhanh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (Cát Thạch Vĩnh làm thủy tinh, đá Granít Hồng Lĩnh…). Để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều trong tỉnh và hướng tới có thể xuất khẩu ra các tỉnh lân cận và nước ngoài.

+ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các ngành nghề, lĩnh vực, áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào các mặt trong đời sống xã hội. Lấy công nghiệp chế biến nông lâm hải sản làm mũi nhọn trong thời gian trước mắt. Những năm tới cần đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh và xuất khẩu. Cụ thể:

Xây dựng nhà máy Chè đảm bảo nhu cầu của nội tỉnh và xuất khẩu với công suất khoảng 1000tấn/ năm.

Xây dựng nhà máy Đường (cơng suất 1000 tấn mía/ngày), nhằm giải quyết nhu cầu tại chỗ việc làm cho lao động trong tỉnh, đồng thời sử dụng hiệu quả vùng đất có khả năng trồng mía hiện chưa được khai thác nhiều.

Nhà máy chế biến thịt với công suất 200tấn/năm để từng bước chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi cung cấp cho nhu cầu sử dụng của tỉnh và xuất khẩu, đồng thời giải quyết được một số lượng việc làm, khuyến khích nơng dân chăn ni có hệ thống, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong chăn nuôi để phát huy hiệu quả cao nhất.

Đầu tư nâng cao nhà máy ươm tơ tằm lên 1000 tấn tơ/năm, tiến tới xây dựng nhà máy dệt từ tơ để xuất khẩu.

Nâng cấp nhà máy chế biến gỗ và nhựa thông, gỗ là thế mạnh của tỉnh nhưng việc khai thác và sử dụng cịn chủ yếu ở dạng thơ nên hiệu quả chưa cao.

Xây dựng nhà máy chế biến bột giấy và các loại giấy.

Nâng cao chất lượng và sản lượng chế biến những sản phẩm lâm sản như mật ong, hoa quả (Hà Tĩnh có những đặc sản như Bưởi Phúc Trạch, Cam Hương Sơn, Hồng Thạch Hà…).

Đầu tư những phương tiện hiện đại, nâng cấp hơn nữa hiệu quả hoạt động của các nhà máy chế biến hải sản. Đồng thời, trang bị thêm năng lực để đánh bắt hải sản, chủ động nguồn nguyên liệu cho các nhà máy.

Phát triển các làng nghề truyền thống như: Mộc Đức Bình - Đức Thọ, Thảm Xuân Hộ i- Nghi Xuân, Rèn Trung Lương - Hồng Lĩnh, chiếu cói Ngèn- Can Lộc…

- Đối với ngành nông - lâm - ngư nghiệp

Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát huy hiệu quả và tiềm năng lợi thế của từng địa phương, từng vùng.

+ Nông nghiệp

Tăng cường ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ, nhất là công nghệ tạo năng suất cao, về giống, về chế biến và bảo quản sản phẩm.

102

Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, quy hoạch thành cụm, vùng tập trung, xây dựng mơ hình trang trại, đồng thời kết hợp với chăn ni hộ gia đình. Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp đạt trên 45%, Chú trọng tăng các đàn gia súc lấy thịt, phòng chống các loại bệnh, nhất là những loại bệnh dịch có xu hướng bùng phát trong những năm gần đây như lở mồm, long móng, H5N1…

Cần có các chính sách cho vay, ưu đãi đối với các hộ nông dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

Đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng ở nông thôn như: hệ thống giao thông, thủy lợi…

Phát triển hình thức tín dụng ở nơng thơn, tăng cường vai trị của các doanh nghiệp quốc doanh trong việc cung ứng giống, thuốc trừ sâu và các biện pháp khoa học, kỹ thuật khác, đồng thời làm đầu mối cho việc tiêu thụ sản phẩm.

+ Lâm nghiệp

Tăng cường quản lý, bảo vệ tu bổ rừng tự nhiên để tăng vốn rừng, chú trọng phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo hệ sinh thái và phịng chống xói mịn. Xây dựng và phục hồi một số rừng quý có giá trị cao như lim, gụ…, quy hoạch phát triển, trồng rừng phải đặt trong sự hài hịa lợi ích của quốc gia, nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại, tránh việc khai thác ồ ạt, không khoa học dẫn đến hiện tượng chảy máu rừng và những hậu quả xấu xảy ra.

Xây dựng hệ thống nhà máy khai thác, chế biến các sản phẩm lâm nghiệp một cách khoa học, tận dụng được nhân công và những sản phẩm từ rừng.

Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện hơn trong việc quy trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của ngành kiểm lâm, có biện pháp khuyến khích người trồng rừng để nâng cao hiệu quả công tác khai thác, bảo vệ và trồng rừng.

Thực hiện chính sách giao khốn rừng cho nơng dân, chính phủ hỗ trợ và có những cơ chế khuyến khích nơng dân nhận đất trồng rừng, tự bảo vệ và bàn giao lại cho nhà nước sau một thời gian nhất định, thực hiện được vấn đề

này là giải quyết được cả vấn đề lao động việc làm cho một bộ phận không nhỏ đồng thời gắn liền được trách nhiệm và nghĩa vụ trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ rừng của từng người dân.

+ Ngư nghiệp

Hà Tĩnh là tỉnh có bờ biển kéo suốt chiều dài của tỉnh, thủy sản là nguồn mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho tỉnh, có số lượng lớn lao động làm việc trong lĩnh vực này. Vì vậy tỉnh cần đầu tư việc đánh bắt, nuôi trồng và chế biến một cách đồng bộ.

Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những phương pháp, phương tiến tiên tiến được áp dụng và đưa vào khai thác triệt để trong lĩnh vực này, tỉnh phải có phương án hỗ trợ ngư dân, từng bước nâng cao cơ sở vật chất, hiện đại hóa phương tiện khai thác đảm bảo khai thác tốt các vùng xa khơi. Đầu tư cho các đội tàu có thể khai thác xa bờ, dài ngày.

Khai thác tối đa diện tích mặt nước trên cơ sở bảo vệ mơi trường, khuyến khích người dân ni trồng hải, đặc sản như tôm, cua.. để cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu.

Xây dựng hệ thống sản xuất giống, đáp ứng nhu cầu của việc nuôi trồng thủy hải sản. Xây dựng các cơ sở dịch vụ như cầu cảng, bến cá, chợ đầu mối hải sản, củng cố và phát triển thêm hệ thống cơ sở đóng tàu phục vụ cho cơng tác chế biến và khai thác.

- Đối với ngành dịch vụ

Với đặc điểm Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, thương mại nhưng chưa khai thác được, trong bối cảnh tỉnh đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc gia tăng các ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy và thu hút đầu tư. Tỉnh phải mở rộng và đa dạng hóa các loại hình thương mại, xây dựng các trung tâm thương mại, khai thác hệ thống trung tâm thương mại đã có sẵn. Tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân. Tăng cường giao lưu buôn bán với các tỉnh lân cận trong nước và một số tỉnh giáp biên giới như Lào, Thái Lan.

104

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu du lịch, nghỉ mát, nghỉ dưỡng, danh lam thắng cảnh như bãi tắm Thiên Cầm, rừng nguyên sinh Vũ Quang… các di tích lịch sử, văn hóa, đền thờ ơng Hồng Mười, Chùa Hương Tích… để thu hút khách đến thăm quan du lịch.

Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng liên kết, hợp tác với các cơng ty, doanh nghiệp ở ngồi tỉnh để phát triển du lịch, dịch vụ. Liên kết với các công ty để tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế, liên kết đầu tư các loại hình nhà hàng, khách sạn đồng thời hồn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ khác như hàng không, thông tin liên lạc để phát triển ngành du lịch một cách đồng bộ và có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)