Xây dựng chính sách phù hợp, hoàn thiện và mở thêm các đơn vị đào tạo, giới thiệu việc làm, hướng nghiệp, dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 95 - 96)

- Dịch vụ: Thương mại đang trên đà phát triển, du lịch phát triển chậm,

3.2.2.4. Xây dựng chính sách phù hợp, hoàn thiện và mở thêm các đơn vị đào tạo, giới thiệu việc làm, hướng nghiệp, dạy nghề

đơn vị đào tạo, giới thiệu việc làm, hướng nghiệp, dạy nghề

Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân của việc thất nghiệp, thiếu việc làm là cung và cầu chưa gặp nhau. Hà Tĩnh cần phải có những chính sách phù hợp trong việc quy hoạch các khu kinh tế theo điều kiện của từng vùng nhằm phát huy tối đa lợi thế của vùng đó. Chính sách dân số phải làm quyết liệt, không để tăng dân số cao, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển để tạo thêm nhiều việc làm, có chính sách hỗ trợ trong việc xuất khẩu lao động.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm, khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực này. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực nhạy cảm, xảy ra nhiều vấn đề như lừa đảo, cần phải có sự giám sát của chính quyền. Hiện tại, Hà Tĩnh có khoảng hơn 500 đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này, trong thời gian vừa qua hệ thống này cũng đã phát huy được hiệu quả, nhưng cũng cần được hoàn thiện thêm để hoạt động ngày một tốt hơn.

- Cơ chế chính sách, chủ trương cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, đó là cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách cụ thể. Nếu một cơ chế đúng có những tác động tích cực đến việc giải quyết vấn đề, ngược lại một cơ chế không đúng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn dân. Vấn đề giải quyết việc làm không phải nhiệm vụ của riêng ai nên rất cần có sự chỉ đạo đúng đắn.

Để đáp ứng nguồn nhân lực cho các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh và các chương trình , dự án trọng điểm của Trung ương trên địa bàn, số lao động qua đào tạo nghề tăng bình quân hàng năm phải đạt trên 20.000 người; Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt 40% trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25% cụ thể:

- Năm 2008 đào tạo, bồi dưỡng 25.000 người, trong đó Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề: 4.500 người, Sơ cấp nghề 20.500 người;

- Năm 2009 đào tạo, bồi dưỡng 22.000 người, trong đó Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề: 5.500 người, Sơ cấp nghề 16.500 người;

- Năm 2010 đào tạo, bồi dưỡng 20.000 người, trong đó Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề: 7.500 người, Sơ cấp nghề 12.500 người;

- Năm 2015 dự kiến đào tạo cho 20.000 người, trong đó: Cao Đẳng nghề, Trung cấp nghề 12.000 người, sơ cấp nghề 8.000 người;

Năm 2020 dự kiến đào tạo cho 21.000 người, trong đó: Cao Đẳng nghề, Trung cấp nghề 15.000 người, sơ cấp nghề 6.000 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)