Quản lý chu trình ngân sách cấp xã, phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại phường 8, quận 3, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2018 – 2025 (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng

1.3. Những nội dung cơ bản về quản lý ngân sách cấp xã, phƣờng

1.3.4. Quản lý chu trình ngân sách cấp xã, phường

Điểm khác biệt của quản lý ngân sách so với các khu vực khác là quản lý theo năm ngân sách (năm tài chính hay tài khóa). Chu trình ngân sách hay cịn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc chuyển ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu nối tiếp nhau đó là: lập dự tốn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.

Ngay từ khâu lập dự toán, thu ngân sách cấp xã, phường phải được xác định trên cơ sở nguồn lực tại địa phương và ngân sách được cấp trên phân bổ, chi ngân sách phải đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phịng, an ninh trên địa bàn. Dự tốn ngân sách cấp xã, phường được xây dựng theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức và lập chi tiết theo quy định. Theo lý thuyết tổng số thu phải ngang tổng số chi, tức tổng chi không được vượt quá tổng thu và tổng thu ngân sách cũng không được lớn hơn tổng chi. Nếu chi vượt quá số thu thì phải tìm nguồn bù đắp để đáp ứng nhu cầu chi, nhưng do các khoản thu khơng đủ để bù đắp chi có thể phải vay nợ ngắn hạn. Trên thực tế, không thể đảm bảo tuyệt đối thu bằng chi ngân sách trong năm ngân sách nên xem xét ở mức tương đối, nếu có bội chi thì mức bội chi khơng được vượt quá tỷ lệ cho phép đã được ấn định. Ngoài ra, phải bảo đảm quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phịng để ln ứng phó linh hoạt kịp thời và hợp lý với các sự kiện phát sinh không lường trước được làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế văn hố, xã hội và an ninh quốc phịng đã được xác định.

Chỉ tiêu tổng hợp trong cân đối thu, chi ngân sách địa phương được xác định: -Kết dư ngân sách = Thu ngân sách địa phương hưởng - Chi ngân sách địa phương ≥ 0

-Để đảm bảo khả năng tích lũy, tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển thì thu thường xuyên > chi thường xuyên ≥1. Tức tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn

tổng số chi thường xuyên. Khả năng tự cân đối ngân sách của địa phương càng tăng khi tỷ lệ này càng tăng lên qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại phường 8, quận 3, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2018 – 2025 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)