Kết quả nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách trên địa bàn phƣờng 8,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại phường 8, quận 3, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2018 – 2025 (Trang 70 - 75)

7. Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng

2.2. Kết quả nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách trên địa bàn phƣờng 8,

quận 3 TP. HCM

2.2.1 Những kết quả đạt được của công tác quản lý ngân sách trên đại bàn phường 8, quận 3 trong thời gia qua phường 8, quận 3 trong thời gia qua

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách phường 8, quận 3, cũng như thực trạng cơng tác quản lý ngân sách phường đã phân tích ở trên thì cơng tác quản lý ngân sách phường 8, quận 3 trong thời gian qua đã đạt được những kết qua sau:

Thứ nhất, hiệu quả trong quản lý thu ngân sách phường.

Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng (các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) được huy động vào ngân sách phường chưa có hiệu quả, nguồn thu vào ngân sách không ổn định. Do đó, trong thời gian tới cần khai thác hợp lý các nguồn lực tài chính, tiềm năng sẵn có tại địa phương, đi đối với bồi dưỡng và tăng cường các nguồn thu tại địa phương. Hiện nay, việc thực hiện định mức thu một số loại thuế, phí và lệ phí tại địa phương chưa thật sự phù hợp, cần có kiến nghị cấp trên điều chỉnh cho phù hợp, nguồn thu do ngân sách tỉnh cấp còn chiếm tỷ trọng lớn tại địa phương dẫn đến việc địa phương bị phụ thuộc nhiều vào ngân sách của thành phố, làm hạn chế tính chủ động trong cơng tác thu, chi ngân sách tại địa phương.

Trong thời gian tới cần tạo điều kiện cho địa phương nâng cao tính chủ động hơn nữa trong công tác điều hành ngân sách, tăng nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phịng, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương, đặc biệt là thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về “xây dựng nơng thôn mới”. Trong giai đoạn 2016 – 2018 việc thực hiện thu thuế, phí và lệ phí tại địa phương được thực hiện theo đúng quy trình, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế, từ đó tạo mơi trường thu nộp cơng khai, minh bạch giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, ngăn chặn các gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo các cơ sở kinh tế hoạt động trên địa bàn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí, động viên kịp thời nguồn

thu vào ngân sách của thành phố và phường. Cùng với thành phố, địa phương cũng đã thực hiện hiện đại hóa thu ngân sách giữa các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc thông qua việc kết nối trao đổi thông tin dữ liệu và phối hợp thu với các ngân hàng thương mại, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, phí, lệ phí. Từ đó, góp phần giảm chi phí tổ chức quản lý và tăng các nguồn thu tại địa phương.

Thứ hai, hiệu quả trong quản lý chi ngân sách phường.

Cùng với nguồn thu ngân sách phường được tăng lên qua các năm, chi ngân sách địa phương cũng được tăng lên đáng kể, góp phần hồn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương. Trong giai đoạn 2016 - 2018 các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng giao thơng, mang tính chất phúc lợi xã hội trên địa bàn xã đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định. Nhiệm vụ chi ngân sách phường được thực hiện theo hướng xóa bỏ dần cơ chế bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cơ cấu giữa chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó phường chú trọng tăng chi đầu tư cho lĩnh vực xã hội, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh – quốc phòng. Đảng uỷ và chính quyền phường ln chú trọng quan điểm về tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của phường, khơng ngừng đổi mới cả trong tư duy và cách làm đối với cơng tác lập dự tốn, phê duyệt thực hiện và quyết toán thu, chi ngân sách phường.

Cùng với việc thực thi Luật Ngân sách năm 2015, quận, thành phố cũng đã ban hành các văn bản quy định các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phố đối với một số khoản thu, chi chủ yếu, từ đó phát huy tính năng động sáng tạo của các đơn vị dự toán, đặc biệt là của chính quyền cấp phường. Nhờ đó, cơng tác điều hành ngân sách của địa phương từng bước chủ động và linh hoạt hơn, ngân sách phường trở thành công cụ đắc lực phục vụ chủ trương phát triển kinh tế, văn hố, xã hội và an ninh quốc phịng tại địa phương.

Thứ ba, công tác quản lý các biện pháp cân đối thu, chi ngân sách tại phường được thực hiện đảm bảo cân đối ngân sách.

Trong giai đoạn 2016 – 2018 kết thúc niên độ ngân sách, địa phương đều có kết dư, từ đó tạo nguồn tích lũy dự phòng để cân đối chi ngân sách xã được chủ động. Tuy nhiên, tỷ lệ thu thường xuyên vẫn nhỏ hơn chi không đủ để bù đắp chi, nên cần có nguồn bổ sung cân đối từ Quận, Thành phố, khả năng tự cân đối thu, chi ngân sách của phường trong thời gian qua chưa được đảm bảo.

Thứ tư, trong phân cấp quản lý ngân sách, xu hướng phân cấp quản lý nói chung, phân cấp ngân sách cấp phường nói riêng đang ngày càng hồn thiện.

Khi thực hiện Luật Ngân sách mới, Thành phố và Quận đã phân cấp nhiều hơn cho chính quyền phường về nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách. Do đó, quy trình ngân sách địa phương cũng từng bước được cải tiến nhằm giảm bớt những thủ tục phiền hà. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh phân cấp ngân sách để trao cho chính quyền địa phương (cấp phường) sự chủ động lớn hơn, trong quản lý ngân sách của cấp mình. Đây là cơ sở để có thể tiếp tục mở rộng phân cấp ngân sách trong thời gian tới, theo hướng mở rộng quyền tự quyết cho ngân sách các cấp phù hợp với Luật Ngân sách.

2.2.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, công tác quản lý ngân sách của phường 8, quận 3 TP. HCM trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là:

Cơng tác quản lý thu ngân sách phường: vẫn cịn xảy ra tình trạng nợ đọng và thất

thu thuế, phí và lệ phí của các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn phường. Tình trạng này đã làm giảm nguồn thu cho ngân sách của phường, Quận, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự toán thu, ảnh hưởng đến nguồn cân đối nhiệm vụ chi của địa phương. Mặt khác, thất thu thuế, phí và lệ phí cũng ảnh hưởng đến tâm lý người nộp về quan điểm công bằng xã hội, từ đó giảm ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế, phí, lệ phí, gây khó khăn cho chính quyền phường trong quản lý nguồn thu.

Cơng tác quản lý chi ngân sách phường: mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất

định, các khoản chi trong các lĩnh vực ưu tiên tăng lên hàng năm như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cho chính sách xã hội, chi cho dân quân tự vệ, av ninh, quốc phòng…nhưng

phường. Cơng tác dự tốn chi, các giải pháp, phương án chi có lúc chưa nhanh nhạy, linh hoạt, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, cơ cấu chi của xã vẫn cịn nhiều bất cập, việc bố trí vốn cho chi đầu tư xây dựng cơ bản chưa có trọng điểm, chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng cịn dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao. Chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đồn thể cịn chiếm tỷ trọng lớn và phân bố tỷ trọng chưa phù hợp với xu hướng phát triển của phường, dẫn đến hiệu quả các khoản chi còn thấp.

Trong giai đoạn 2016 – 2018, đối với chi thường xuyên, đặc biệt là chi cho quản lý hành chính cịn lớn, là một trong những nhân tố dẫn tới quản lý chi của phường không hiệu quả. Đồng thời, các khoản chi thường xuyên như chi cho bộ máy quản lý hành chính, chi văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao,…chưa đạt hiệu quả cao. Trong các khoản chi thường xuyên trong đó chủ yếu phục vụ cho việc chi trả lương, tuy nhiên mức lương của cán bộ, công chức được hưởng theo ngạch, bậc thống nhất, theo quy định của nhà nước, cịn mang năng tính bình qn, ngồi ra việc phân bổ kinh phí cho các cơ quản quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế, nên khó kiểm sốt việc chi ngân sách theo kết quả cơng việc làm giảm hiệu quả trong phân bổ nguồn nhân lực.

Cơng tác quản lý chu trình ngân sách của phường giai đoạn 2016 – 2018 cũng còn

tồn tại những hạn chế nhất định. Cơng tác lập dự tốn ngân sách phường cịn nặng về hình thức, chưa xem xét đúng mức đặc điểm, tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch. Điều này, dẫn đến việc dự toán được lập và phân bổ cho các ngành, lĩnh vực, các địa phương chưa đảm bảo được tính cơng bằng, sự hài hịa trong tổng thể chung. Do vậy, tính hiện thực và tính khoa học của việc lập dự tốn ngân sách phường vẫn tồn tại hạn chế. Dự toán ngân sách năm sau được soạn lập chủ yếu dựa trên cơ sở ngân sách năm trước, mà chưa xét tới việc có nên tiếp tục duy trì hoạt động đang được cấp kinh phí hay khơng. Mặt khác, ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư xây dựng cơ bản được lập một cách riêng rẽ cũng làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công tại phường.

Chấp hành chi ngân sách cấp phường giai đoạn 2016 – 2018, việc bổ sung ngoài

kế hoạch dẫn đến tình trạng vượt dự tốn đầu năm vẫn cịn diễn ra, đồng thời do vẫn còn thu thuộc nhiều vào nguồn ngân sách từ Quận cấp, từ đó tạo ra tâm lý trơng chờ, ỷ lại vào ngân sách Quận, điều này ảnh hưởng đến tính lành mạnh của ngân sách phường. Khâu

quyết toán ngân sách phường đôi khi vẫn chưa đúng với thời gian quy định, cần được khắc phục trong thời gian tới.

Phân cấp quản lý ngân sách phường giai đoạn 2016 – 2018, cơ chế phân cấp quản

lý ngân sách cho phường còn hạn chế, quyền tự chủ, quyền tự quyết của cấp dưới trong đầu tư phát triển, thực hiện các chương trình, dự án lớn tại địa phương chư thật sự được tự chủ. Vì vậy, trong triển khai thực hiện ngân sách địa phương thường khơng chủ động và khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển đã đề ra, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Cơ chế phân chia nguồn thu hiện nay cũng còn những bất cập, số thu được phân chia giữa ngân sách Quận và ngân sách địa phương dựa theo địa điểm mà nguồn thu thuế, phí, lệ phí thực sự được thu. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý trong phân chia thuế, phí, lệ phí giữa Quận và địa phương. Việc phân cấp quản lý chi ngân sách cho cấp phường, chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp ở địa phương, còn tập trung nhiều ở ngân sách cấp Quận, từ đó chưa phát huy tốt tính sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cấp dưới, chưa phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương.

CHƢƠNG 3

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI PHƢỜNG 8, QUẬN 3 TP. HCM GIAI ĐOẠN 2018 - 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại phường 8, quận 3, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2018 – 2025 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)