Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 56)

mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - khu vực Tây Nam Bộ

Từ kết quả nghiên cứu đã cho thấy rủi ro tín dụng trong cho vay các DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ là do 05 yếu tố tác động:

 Quy mô hoạt động của DN TM gạo: các DN TM gạo có quy mơ lớn thì có

thực tế do các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ thường có trình độ quản lý và áp dụng khoa học vào hoạt động sản xuất kinh doanh cịn hạn chế, hoạt động mang tính tự phát, phương án kinh doanh thiếu khả thi, ngoài ra các doanh nghiệp này thường không hoặc ít có tài sản đảm bảo hợp pháp, khơng đủ uy tín để vay tín chấp do thơng tin tài chính khơng minh bạch, thường được xử lý số liệu trước khi vay ngân hàng, vì vậy đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các các doanh nghiệp quy mơ nhỏ và siêu nhỏ khó có khả năng tiếp cận vốn đến các NHTM.

Tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ thì việc xác định quy mơ hoạt động của doanh nghiệp là bước đầu để thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, do đó địi hỏi cán bộ thẩm định phải thu thập đầy đủ thông tin của doanh nghiệp về doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản và số lao động, căn cứ theo quy định của Vietcombank để xác định khách hàng thuộc loại quy mơ nào để chấm điểm xếp hạng tín dụng phù hợp. Tuy nhiên rủi ro phân loại chưa đúng quy mơ doanh nghiệp cũng có thể xảy ra khi cán bộ thẩm định chưa nắm rõ quy định của Vietcombank hoặc muốn nới lỏng điều kiện cho vay đối với khách hàng mà xác định quy mô doanh nghiệp lớn hơn quy mô thực tế của khách hàng. Thực tế trong 25 hồ sơ tín dụng đã phát sinh nợ xấu tại chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ có 20 trường hợp DN (chiếm tỷ trọng 80%) có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ.

 Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: Đối với 25 hồ sơ tín dụng của các

DN TM gạo đã phát sinh nợ xấu có lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trung bình thấp hơn 3,7 lần so với các DN TM gạo có nợ đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra, tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ có trường hợp các DN TM gạo cung cấp BCTC cho ngân hàng có các khoản mục lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu được trình bày trên BCTC chưa hợp lý như: vốn chủ sở hữu không khớp đúng với vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông thường là cao hơn, lợi nhuận sau thuế được chỉnh sửa tăng lên trước khi cung cấp cho ngân hàng nhằm điều chỉnh tỷ số này cao hơn so với thực tế.

 Địn bẩy tài chính: Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của DN càng lớn

được tài trợ chủ yếu từ vốn vay, vì vậy, khi tình hình tài chính DN gặp khó khăn thì nguồn vốn dùng để thanh toán cho các khoản nợ khơng đủ bù đắp dẫn đến rủi ro tín dụng. Kết quả này phù hợp với thực tế 25 DN TM gạo có nợ xấu có hệ số địn bẩy tài chính trung bình cao gấp 11 lần so với các DN TM gạo có nợ đủ tiêu chuẩn. Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu luôn được cán bộ thẩm định tính tốn để phân tích tình hình tài chính của các DN TM gạo dựa trên BCTC các DN cung cấp. Tuy nhiên vẫn có trường hợp các DN TM gạo điều chỉnh tỷ số tài chính này thấp hơn thực tế bằng cách trình bày khoản mục vay ngắn hạn và vay dài hạn tại các TCTD trên BCTC thấp hơn thực tế hoặc bằng 0 dẫn đến tổng nợ phải trả khơng chính xác hoặc điều chỉnh vốn chủ sở hữu cao hơn so với vốn điều lệ đã được đăng ký.

 Vòng quay tài sản: Nếu số vòng quay càng nhỏ nghĩa là mỗi đồng tài sản

tham gia hoạt động kinh doanh tạo ra càng ít doanh thu, tức là DN sử dụng vốn khơng hiệu quả hay nói cách khác là DN có những tài sản đang ứ đọng hoặc cơng suất hoạt động thấp vì vậy RRTD sẽ càng tăng. Điều này thể hiện qua sự khác biệt giữa các DN TM gạo có nợ xấu có hệ số vịng quay tài sản trung bình nhỏ hơn nhiều so với DN có nợ đủ tiêu chuẩn. Thực tế theo hồ sơ tín dụng tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ, các DN TM gạo phát sinh nợ xấu thường do mở rộng đầu tư ngồi ngành mà khơng phát sinh lợi nhuận như mong đợi hay do tăng cường đầu tư TSCĐ để đủ điều kiện được cấp giấy kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng công suất hoạt động thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế hoặc thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch sản xuất đầu năm, nhà máy hoạt động mang tính cầm chừng, các dây chuyền sản xuất khơng liên tục. Những hoạt động đầu tư này làm tăng tổng tài sản nhưng lại không đem lại hiệu quả kinh doanh.

 Nợ phải trả trên tổng tài sản: Tỷ số càng cao nghĩa là mức độ sử dụng nợ

càng cao dẫn đến RRTD càng tăng. Thực tế tại 25 hồ sơ tín dụng của các DN có nợ xấu có tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản trung bình cao hơn so với DN có nợ đủ tiêu chuẩn. Tương tự các tỷ số tài chính khác, tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản phụ thuộc vào hai chỉ tiêu nợ phải trả và tổng tài sản, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp các DN TM gạo điều chỉnh khoản mục nợ phải trả theo hướng thấp hơn khoản nợ thực tế

sở hữu đã giảm rất nhiều. Việc điều chỉnh này nhằm mục đích làm cho tỷ số này tốt hơn, cán bộ thẩm định khi phân tích tỷ số này nếu không thận trọng sẽ đánh giá DN khơng chính xác.

Cả bốn yếu tố ảnh hưởng đến RRTD là ROE, địn bẩy tài chính, vịng quay tài sản và nợ phải trả trên tổng tài sản đều có đặc điểm chung là thuộc về các chỉ tiêu tài chính và cán bộ thẩm định có thể tính tốn được thơng qua các báo cáo tài chính mà các DN TM gạo cung cấp cho các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ, trong đó một số trường hợp khách hàng cung cấp thơng tin tài chính chưa hợp lý như kết quả trên báo cáo hoạt động kinh doanh tốt hơn thực tế hoặc kém hơn thực tế, giá trị các khoản mục thuộc tài sản và nguồn vốn trên báo cáo tài chính cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị thực tế tại doanh nghiệp, dẫn đến việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính khơng cịn chính xác. Vì vậy để giảm thiểu thơng tin tài chính khơng minh bạch, theo quy định của Vietcombank, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng và thẩm định khách hàng cần dựa trên BCTC có kiểm tốn hoặc BCTC thuế. Tuy nhiên, từ thực tế hồ sơ cho thấy trong 117 DN TM gạo chỉ có 35% DN có kiểm tốn BCTC.

Kết luận chương 4

Nội dung chương 4 trình bày thực trạng cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo, các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thơng qua mơ hình định lượng binary logistic. Từ kết quả nghiên cứu, chương 4 đã đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay các DN TM gạo thơng qua 05 yếu tố tác động tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Đây là cơ sở đề xuất các giải pháp hạn chế RRTD trong cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ.

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI GẠO TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT

NAM - KHU VỰC TÂY NAM BỘ 5.1 Kết luận

Với tình hình xuất khẩu gạo hiện nay đang gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của các DN TM gạo tại Đồng bằng sơng Cửu Long, do đó cũng đã ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng nợ vay của các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ do nợ xấu tăng, tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh Vietcombank ở khu vực này từ năm 2016 đến 2018 tăng cao hơn hệ thống Vietcombank.

Về lý thuyết, thông tin bất đối xứng luôn tồn tại trong các giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, trong đó các giao dịch tín dụng là chủ yếu mà RRTD thường bắt nguồn từ cả hai phía khách hàng và ngân hàng, dưới hai biểu hiện là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Vì vậy, phải tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD để đưa ra giải pháp hạn chế RRTD ở mức thấp nhất có thể.

Xuất phát từ những lý do trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DN thương mại gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên mơ hình binary logistic để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay DN TM gạo.

Đề tài chỉ thực hiện đối với ngành hàng thương mại gạo nên tác giả không chọn mẫu ngẫu nhiên mà thực hiện nghiên cứu 100% DN TM gạo đang có dư nợ tại Vietcombank - KV Tây Nam Bộ với 117 DN, chiếm 14% tổng dư nợ tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ, vì vậy mang tính đại diện cao. Các biến được đưa vào mơ hình là quy mơ hoạt động của doanh nghiệp, thời gian gia nhập ngành của doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình qn, địn bẩy tài chính, vịng quay tài sản và tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, kết quả nghiên cứu đã tìm ra các biến có ảnh hưởng đến RRTD là quy mơ hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình qn, địn bẩy tài chính, vịng quay tài sản và tổng

Ngồi ra, theo đặc điểm mẫu nghiên cứu cho thấy 65% DN có nợ xấu khơng có kiểm tốn BCTC năm, do đó để phương pháp này có ứng dụng tốt địi hỏi chất lượng nguồn thông tin DN phải bảo đảm độ tin cậy cao, tình trạng thơng tin bất đối xứng giữa DN và ngân hàng cần sớm có biện pháp khắc phục. Đây là nguyên nhân chính gây rủi ro tín dụng đã và đang xảy ra tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ.

5.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây Nam Bộ

5.2.1 Tăng cường cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo có quy mơ lớn

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quy mô hoạt động của DN và RRTD có mối tương quan ngược chiều với nhau, do đó để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay các DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ, giải pháp trước hết đối với các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ là ưu tiên cấp hạn mức cho vay đối với các DN TM gạo có quy mơ lớn. Vì các DN TM gạo có quy mơ lớn đều có tiềm lực tài chính tốt, thị trường xuất khẩu ổn định, doanh thu xuất khẩu lớn, khi cho vay đối với các DN này cịn giúp cho cán bộ tín dụng kiểm sốt được nguồn thu của khách hàng thơng qua dịng tiền xuất khẩu về Vietcombank. Bên cạnh đó các DN này có thơng tin tài chính và phi tài chính minh bạch, giúp cho cán bộ ngân hàng dễ thu thập được đầy đủ thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Và một trong những điều kiện cấp tín dụng khi cho vay đối với các DN TM gạo là tăng hạn mức cho vay với điều kiện tiền hàng xuất khẩu về Vietcombank tương ứng với doanh số giải ngân, một mặt giúp cho các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ có thêm thu nhập từ dịch vụ chuyển tiền, mặt khác hạn chế được rủi ro tín dụng xảy ra khi có những biến động khơng thuận lợi của thị trường.

5.2.2 Ưu tiên cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt kinh doanh tốt

Mối tương quan ngược chiều giữa RRTD và tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đã được tìm ra qua mơ hình nghiên cứu. ROE là tỷ số giúp cho các nhà đầu tư thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN hay nói cách khác là phản

ảnh mức độ sinh lời của DN. Vì vậy các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ cần phải kiểm tra xu hướng biến động của tỷ số so với các năm trước liền kề, nếu biến động tăng thì có thực là tăng do DN hoạt động kinh doanh có lãi được thể hiện chính xác trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khơng, ngồi ra cũng cần được so sánh với mức ROE trung bình của các DN TM gạo cùng quy mô. Theo dữ liệu thu thập được từ 117 DN TM gạo đang có quan hệ tín dụng tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ thì mức ROE trung bình là âm 2% và nên ưu tiên cấp hạn mức cho vay đối với các DN TM gạo có tỷ số ROE cao hơn mức trung bình ngành. Tuy nhiên, ROE cao không phải lúc nào cũng tốt vì có thể là do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ, mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ rủi ro càng lớn, bên cạnh đó cán bộ thẩm định cũng cần thận trọng với các DN có tỷ số ROE quá cao hoặc ROE tăng đột biến so với các năm trước vì có thể lợi nhuận đạt được không phải từ hoạt động kinh doanh mà có thể từ hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính để làm tăng lợi nhuận bất thường và không bền vững.

5.2.3 Hạn chế cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo có tỷ số địn bẩy tài chính cao chính cao

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa địn bẩy tài chính và RRTD. Trong phân tích báo cáo tài chính, ngồi các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động thì nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn cũng rất quan trọng. Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của DN, vấn đề này có hai mặt nếu DN sử dụng nợ hợp lý thì địn bẩy tài chính sẽ giúp DN kinh doanh đạt hiệu quả hơn, và nợ cũng có thể đưa DN đến bờ vực phá sản nếu không sử dụng tốt để đảm bảo cho các chi phí hoạt động kinh doanh và thanh toán nợ vay. Do vậy, khi các DN TM gạo đáp ứng nhu cầu vay vốn, các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ cần xác định rõ nguồn vốn hiện tại đã đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh và động cơ vay của DN có hợp lý hay khơng, từ đó cấp tín dụng theo tỷ lệ phù hợp giữa phương án kinh doanh và vốn tự có tham gia vào phương án, hạn chế cấp tín dụng cho các phương án kinh doanh được nhiều nhà đầu tư tài trợ mà khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn và dịng tiền khách hàng. Vì nếu nguồn

dụng sai mục đích, dẫn đến ngân hàng sẽ khơng kiểm sốt được lượng tiền của DN, rủi ro tất yếu sẽ xảy ra.

5.2.4 Duy trì cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo có tỷ số vịng quay tài sản cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 56)