Từ kết quả bảng 4.6, bài viết sử dụng mơ hình VECM xây dựng phương trình đồng liên kết đánh giá tác động giữa hai biến IR và VNI:
LVNIt = 0.003925 + 0.232833 LIRt-1 +0.290656 LVNIt-1
(0.00667) (0.09205) (0.07868)
[ 0.58812] [ 2.52948]* [ 3.69396]*
LIRt = 0.002245 0.154283 LIRt-1 -0.133874 LVNIt-1
(0.00567) (0.07816) (0.06681)
[ 0.39608] [ 1.97393]** [-2.00371]*
(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu bằng Eveiw 8 của tác giả, phụ lục 25)
Chú thích: độ lệch chuẩn thể hiện ( ) và thống kê t trong [ ], * Có ý nghĩa ở mức 5%,** có ý nghĩa ở mức 10%
Kết quả cho thấy: Trong dài hạn, biến lãi suất có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, IR có ảnh hưởng cùng chiều với biến VN-Index. Điều này khác với lý thuyết ban đầu: khi lãi suất cho vay tăng làm hạn chế nguồn vốn tài trợ nên doanh nghiệp gặp khó khăn
gánh nặng chi phí đầu vào doanh nghiệp làm cho kỳ vọng giá cổ phiếu lại càng giảm. Trong khi đó, chỉ số VN-Index có ảnh hưởng tiêu cực đến biến lãi suất.
Giải thích cho việc tỷ giá gần như không tạo ra cú sốc trong ngắn hạn đối với VN-Index có thể là do chính sách điều hành tỷ giá tại VN có sự can thiệp khá lớn từ NHNN và giao dịch trên TTCK VN chưa hấp dẫn nhiều các nhà đầu tư ngoại.
4.5 Phân rã phương sai
Lãi suất, tỷ giá và chỉ số VN-Index chịu ảnh hưởng rất lớn từ các cú sốc biến động bên ngồi và do chính nó tạo ra (Bảng 4.10). Mức độ tự giải thích của EX đến kỳ thứ 10 là 99% cú sốc của chính nó, Trong khi đó, cú sốc lãi xuất và chỉ số VN-Index gần không tạo ra biến động của EX trong suốt 10 kỳ. Trong ngắn hạn, thì IR và VN- Index khơng đóng vai trị trong sự biến động của EX.