Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra trong sự tác động của các nhân tố vĩ mô tỷ giá, lạm phát, đầu tư và chi phí nghiên cứu phát triển giai đoạn 1996 2016 (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.2 Gợi ý chính sách

Tại các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng cần đầu tư vào chi phí nghiên cứu phát triển hướng đến ba nhân tố chính:

Con người: tháp dân số tại các nước đang phát triển đều thuộc tháp dân số trẻ vì vậy các quốc gia này ln có lực lượng lao động hùng hậu để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực trẻ này cần được tạo điều kiện tốt nhất cùng những chính sách hỗ trợ hợp lý giúp họ nâng cao trình độ, để từ đó có thể nắm bắt nhanh chóng, vận dụng kịp thời những chuyển giao cơng nghệ giúp phát triển kinh tế một cách toàn diện.

Sản phẩm: hướng vào việc nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm mới, các dịch vụ có giá trị cao để xuất khẩu ra thị trường bên ngồi, từ đó mang lại lợi nhuận cho quốc gia.

Công nghệ: trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay cùng sự phát triển vượt bậc của nền khoa học cơng nghệ, các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần phải đầu tư vào vấn đề nghiên cứu phát triển để dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật nổi bậc của ngành công nghiệp 4.0 ngày nay: như sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, robot tự động hóa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các quy trình sản xuất, làm giảm thiểu các nguy cơ sai sót trong q trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất sản phẩm, giảm thiểu thời gian sản xuất, giảm chi phí nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu bigdata sẵn có.

Thêm nữa, đối với các nước đang phát triển cần có nhiều chính sách hỗ trợ hợp lý và tạo điều kiện nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp có thể mạnh tay đầu tư vào chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ, nhân lực chất lượng và trình độ nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bởi việc chi tiêu vào nghiên cứu phát triển sẽ có tác động tới chất lượng hàng hóa dịch vụ tạo ra từ đó ảnh hưởng tới tổng giá trị xuất khẩu.

Tại Việt Nam cần đưa ra các chính sách hỗ trợ, các nghị định tương tự như nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014 của Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước hằng năm phải trích từ 3% đến 10% lợi nhuận trước thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền trích từ thu nhập trước thuế tối đa 10% để lập quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ. Hoặc cho phép ghi nhận chi phí nghiên cứu phát triển vào hạng mục được ghi nhận vào chi phí hợp lý hợp lệ khi tham gia vào việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp để từ đó các doanh nghiệp có thể mạnh tay hơn trong việc trích lập chi phí nghiên cứu phát triển. Cuối cùng có thể giảm thuế các mặt hàng nhập khẩu như máy móc, thiết bị, phần mềm cơng nghệ cao để các doanh nghiệp có thể từng bước tiếp cận được sự phát triển khoa học công nghệ trên thế giới tương tự như chính sách trước đây mà nhà nước đã đề ra (giảm thuế cho các mặt hàng liên quan tới sản xuất và cung cấp phần mềm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra trong sự tác động của các nhân tố vĩ mô tỷ giá, lạm phát, đầu tư và chi phí nghiên cứu phát triển giai đoạn 1996 2016 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)