CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1. TÓM TẮT, KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1.2. Kết quả và đóng góp của nghiên cứu
Các mẫu khảo sát được thu thập trực tiếp từ các đối tượng người tiêu dùng thuộc khu vực TP.HCM. Kết quả thu thập được 425 mẫu khảo sát (bảng câu hỏi được phản hồi), trong đó có 380 mẫu hợp lệ chiếm tỷ lệ 89,42%.
Thang đo cho các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu với kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy có 29 biến quan sát hợp lệ ngoại trừ biến quan sát BC2 được loại bỏ do hệ số tương quan biến tổng < 0,3, điều này cho thấy người tiêu dùng khi nhận định về nhu cầu hình thành ý định mua ít có độ tin cậy với thơng tin cung cấp từ các bạn bè đồng nghiệp.
Kết quả phân tích các nhân tố EFA cho thấy tất các đang đo (ngoại trừ thang đo BC2 đã bị loại) của các nhân tố còn lại đều tương quan với nhau trong tổng thể các thang đo của các nhân tố thành phần. Tuy nhiên kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất cho thấy biến quan sát CH4 có hệ số tải nhân tố < 0,5 thể hiện biến quan sát khơng có sự tương quan nhất quán với các biến quan sát còn lại trong việc thực hiện khảo sát nhằm đo lường cho nhân tố Giá trị chức năng, điều này cho thấy chiều rộng của lịng đường phía trước lơ đất nền không phải là vấn đề quan tâm quan trọng mà đối tượng được khảo sát quan tâm nhiều so với các tiêu chí được đo lường bởi các giá trị chức năng khác. Các biến quan sát còn lại (28 biến quan sát) đều phù hợp với dữ liệu khảo sát thực tế và phương sai trích 62,961% (đảm bảo tiêu chuẩn ≥ 50%). Giá trị eigenvalues của các nhân tố đều > 1, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố F > 0,5.
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA cho 07 (bảy) nhân tố trong mơ hình nghiên cứu cho thấy các thang đo nghiên cứu đều tương thích với dữ liệu điều tra thực tế và đạt được tính đơn nguyên. Các hệ số tải nhân tố đều > 0,5 và đạt giá trị hội tụ, kiểm định hiệp phương sai và tương quan giữa các cặp biến quan sát đều có ý nghĩa thống kê. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai rút trích cho thấy các thang đo đều đạt tính tin cậy cần thiết, đạt giá trị hội tụ và đạt được giá trị phân biệt.
Kết quả phân tích mơ hình nghiên cứu bằng mơ hình cấu trúc truyến tính cho (SEM) cho thấy mơ hình nghiên cứu đạt được độ tương thích với dữ liệu nghiên cứu được điều tra từ thực tế, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 và H7 được chấp nhận. Mức độ ảnh hưởng thông qua các mối quan hệ giữa các nhân tố thể hiện cụ thể:
Giá trị tiền tệ ảnh hưởng tích cực đến giá trị cảm nhận với hệ số ảnh hưởng là 0,441, giá trị xã hội ảnh hưởng tích cực đến giá trị cảm nhận với hệ số ảnh hưởng là 0,353, giá trị chức năng ảnh hưởng tích cực đến giá trị cảm nhận với hệ số ảnh hưởng là 0,367 đồng nghĩa với việc giá trị xã hội của sản phẩm đất nền đối với người có nhu cầu mua đất nền tăng 1 đơn vị thì giá trị cảm nhận về sản phẩm đất nền của họ tăng 0,353 đơn vị, giá trị chức năng của sản phẩm đất nền đối với người
có nhu cầu mua đất nền tăng 1 đơn vị thì giá trị cảm nhận của họ đối với đất nền tăng 0,367 đơn vị, giá trị tiền tệ của sản phẩm đất nền đối với người có nhu cầu mua đất nền tăng 1 đơn vị thì giá trị cảm nhận của họ tăng 0,441 đơn vị và ngược lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy hồn tồn đáng tin cậy khi có sự tương đồng với kết của quả của các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Sheth và cộng sự (1991), Petrick (2002), Sweeney và Soutar (2001). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu có sự nổi trội khi chứng minh được đầy đủa các đặc tính giá trị đặc thù của sản phẩm đất nền so với các nghiên cứu trước đây thơng qua việc phân tích và kiểm định cho thấy tồn tại mối quan hệ tích cực giá trị xã hội, giá trị tiền tệ đối với giá trị cảm nhận sản phẩm đất nền của các đối tượng khách hàng có nhu cầu mua đất nền. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rõ tầm ảnh hưởng thông qua các hệ số ảnh hưởng của các đặc tính sản phẩm mà cụ thể là đất nền để nói lên sự kết hợp chặt chẽ giữa các giá trị đặc thù và giá trị nhận được và nhấn mạnh rằng giá trị xuất phát từ cảm nhận, sự yêu thích và đánh giá của khách hàng (Woodruff, 1997).
Giá trị tiền tệ hưởng tích cực đến ý định mua với hệ số ảnh hưởng là 0,445, mơi trường sống ảnh hưởng tích cực đến ý định mua với hệ số ảnh hưởng là 0,272, giá trị cảm nhận ảnh hưởng tích cực đến ý định mua với hệ số ảnh hưởng là 0,254 và bằng chứng thực tế ảnh hưởng tích cực đến ý định mua với hệ số ảnh hưởng là 0,138. Đồng nghĩa với việc giá trị tiền tệ của sản phẩm đất nền tăng 1 đơn vị thì ý định mua sản phẩm đất nền của người có nhu cầu tăng 0,445 đơn vị, giá trị cảm nhận của sản phẩm đất nền đối với người có nhu cầu mua tăng 1 đơn vị thì ý định mua của người tiêu dùng đối với đất nền tăng 0,272 đơn vị, bằng chứng thực tế về thông tin đối với sản phẩm đất nền của người có nhu cầu mua đất nền tăng 1 đơn vị thì ý định mua của người có nhu cầu mua đất nền tăng 0,254 đơn vị, môi trường sống của sản phẩm đất nền đối tăng 1 đơn vị thì ý định mua của người có nhu cầu mua đất nền tăng 0,238 đơn vị và ngược lại. Tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả, nghiên cứu của của Petrick (2002, 2004), Milad Kamtarin (2012) đã cho thấý tồn tại mối quan hệ tích cực giữa giá trị cảm nhận đối với ý định mua của khách hàng, trong nghiên cứu của Lee và McGreal (2010), Shyue và cộng sự (2011)
cũng đã kiểm định cho thấy có sự tương đồng về kết quả nghiên cưu khi chứng minh được mối quan hệ tích cực giữa bằng chứng thực tế, môi trường sống và giá trị tiền tệ của sản phẩm đất nền đối với ý định mua của người có nhu cầu.