Xây dựng biến độc lập của mơ hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 55)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Xây dựng biến độc lập của mơ hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu

3.2.1. Xây dựng biến độc lập của mơ hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu cứu

3.2.1.1. Biến độc lập “Sự tham gia của người sử dụng hệ thống”

Sự tham gia của người sử dụng được Barki & Hartwick (1989) định nghĩa là hành vi, sự phân công và các hoạt động được thực hiện bởi người sử dụng hoặc đại diện của họ trong quá trình phát triển hệ thống. Vào năm 1994, Barki & Hartwick (1994) tiếp tục phát triển hệ thống và đo lường bằng thực nghiệm khung lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa sự tham gia của người sử dụng và việc sử dụng hệ thống, kết quả cho thấy sự tham gia của người sử dụng có tác động tích cực đến hệ thống.

Khái niệm về sự tham gia của người sử dụng hệ thống thông tin được nêu ra trong nghiên cứu của Aplonia Elfreda (2004): là sự can thiệp cá nhân trong việc phát triển hệ thống thông tin từ việc hoạch định, phát triển đển thực hiện hệ thống thông tin.

Theo Azhar Susanto (2008) sự tham gia của người sử dụng hệ thống trong quá trình thiết kế và phát triển hệ thống thông tin là yếu tố quan trọng được thể hiện qua các biến: nhu cầu của người dùng, kiến thức về điều kiện tại chỗ, sự khơng sẵn lịng trong việc thay đổi, người dùng cảm thấy bị đe dọa, nâng cao dân chủ.

Theo nghiên cứu của Harris và Weistroffer (2008) nhận định sự tham gia của người sử dụng trong quá trình phát triển hệ thống thơng tin sẽ mang lại những lợi ích như sau: một hệ thống chất lượng tốt hơn, nâng cao kiến thức của người sử dụng hệ thống thông tin, các cam kết của người sử dụng lớn hơn, và hệ thống được người sử dụng chấp nhận hơn.

Có thể thấy qua các nghiên cứu của Gable (1996) và Thong và cộng sự (1996), Trương Thị Cẩm Tuyết (2016) thì người lao động ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng là người nắm tổng quát tình hình chung hơn là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định do họ phải thực hiện nhiều chức năng công việc trong một thời gian giới hạn. Vì lý do đó nếu việc tham gia thực hiện hệ thống thông tin sẽ giúp người lao động giảm bớt khối lượng cơng việc bình thường của mình thì đây chính là một cách khuyến khích vơ cùng tốt, là một nhân tố góp phần vào sự thành

45

thống được tham gia vào giai đoạn thiết kế sẽ giảm khả năng chống lại sự thay đổi mới đồng thời là yếu tố giúp người sử dụng dễ dàng vận hành hệ thống thông tin trong giai đoạn triển khai thực hiện hệ thống cũng như yêu cầu của người sử dụng và sự phù hợp với hệ thống sẽ được nâng cao hơn.

Do đó có căn cứ để cho rằng sự tham gia của người sử dụng hệ thống sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.

Giả thuyết H1: Sự tham gia của người sử dụng hệ thống có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.

3.2.1.2. Biến độc lập “Kiến thức của nhà quản lý”

Theo nghiên cứu Thong và Yap (1995) về sự phù hợp về công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ cho thấy rằng bất kể quy mô kinh doanh, các đặc điểm của nhà quản lý là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phù hợp của công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu thì nhân tố chính để áp dụng cơng nghệ thông tin trong doanh nghiệp là kiến thức về công nghệ thông tin của nhà quản lý.

Các doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng để áp dụng cơng nghệ thông tin khi nhà quản lý sáng tạo hơn, có một thái độ tích cực đối với việc áp của công nghệ thơng tin, và có kiến thức cơng nghệ thơng tin lớn.

Trong nghiên cứu của Seyal và cộng sự (2000) cho thấy kiến thức tin học của giám đốc điều hành có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng cơng nghệ thơng tin của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Hussin (2002) các nhà quản lý có mức hiểu biết về cơng nghệ hiện tại và cơng nghệ mới sẽ có thể chọn cơng nghệ phù hợp cho công ty của họ.

Lim và cộng sự (2011) đã có nghiên cứu cho rằng đối với doanh nghiệp có quy mơ lớn thì kiến thức về cơng nghệ thông tin của người quản lý là không cần thiết do các doanh nghiệp lớn có ngân quỹ lớn để thiết kế, thử nghiệm, và thực hiện các công nghệ mới. Ngược lại ở các doanh nghiệp nhỏ thì do nguồn tài chính bị hạn chế hơn nên việc thực hiện các công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào nhà quản lý (chủ sở hữu) vì thế kiến thức về cơng nghệ thơng tin của nhà quản lý là rất cần thiết.

Trong nghiên cứu được thực hiện tại các cơ quan Zakat ở Indonesia, Komala (2012) đã lần nữa cho thấy tầm quan trọng về kiến thức của nhà quản lý khi khẳng

46

định rằng một hệ thống thông tin được thực hiện bởi các nhà quản lý có kiến thức thì sẽ là hệ thống thơng tin có chất lượng.

Những nghiên cứu của Marriot và Marriot (2000), de Guinea và cộng sự (2005), Thong và cộng sự (2006), Ismail và King (2007), đặc biệt là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia, của Ismail (2009) đã khẳng định vai trò kiến thức của nhà quản lý trong việc thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn, cụ thể: kiến thức kế toán của nhà quản lý có ảnh hưởng quan trọng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế tốn.

Vì thế trong nghiên cứu này đưa nhân tố kiến thức của nhà quản lý bao gồm kiến thức kế tốn (kế tốn tài chính và kế tốn quản trị) và kiến thức về hệ thống thơng tin kế tốn có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.

Giả thuyết H2: Kiến thức của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.

3.2.1.3. Biến độc lập “Sự hỗ trợ của nhà quản lý”

Khái niệm sự hỗ trợ của nhà quản lý được đưa ra trong nghiên cứu của Cerrulo (1980) bao gồm việc chuẩn bị trong đánh giá các mục tiêu, đánh giá các dự án phát triển hệ thống thông tin được đề xuất, xác định các thông tin và các quá trình cần thiết, xét duyệt chương trình thực hành và kế hoạch phát triển hệ thống thông tin. Theo Verhage (2009) sự hỗ trợ của nhà quản lý là sự sẵn sàng của nhà quản lý trong việc cung cấp nguồn lực và quyền hạn cần thiết.

Theo nghiên cứu của Crag và King (1993) về sự phát triển của hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ đã nhận thấy nhân tố nhà quản lý có ảnh hưởng đến hệ thống thơng tin kế tốn.

Theo Sandesh Sheth (2010), sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao có vai trị quan trọng trong việc thực hiện thành công hệ thống thông tin. Sự hỗ trợ của nhà quản lý có vai trị trong việc phân bổ nguồn lực cần thiết và là dấu hiệu để nhân viên nhận thấy sự thay đổi được thực hiện là cần thiết. Nhà quản lý có ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thông tin thông qua việc cho ngưởi sử dụng hệ thống tham gia vào việc phát triển hệ thống và ảnh hưởng đến sự hài lòng của người

47

Theo nghiên cứu của Yap (1989) thì nhà quản lý nên có sự hỗ trợ đến việc thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn tại doanh nghiệp. Bởi vì thứ nhất, nhà quản lý là người nắm rõ nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình, là người thiết lập các mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp nên họ sẽ là người có thể xác định được cơ hội kinh doanh khi khai thác hệ thống thơng tin kế tốn tại doanh nghiệp cũng như việc họ tham gia hỗ trợ sẽ giúp hệ thống thông tin kế tốn đóng góp tích cực đến việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Thứ hai, tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sự hạn chế về nguồn lực là một yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn bởi vì để thực hiện một hệ thống thơng tin kế toán cần khoản đầu tư lớn và được thực hiện ở quy mơ tồn doanh nghiệp, tuy nhiên nhà quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa có quyền phân bổ nguồn lực và tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn.

Nghiên cứu của Thong (2001) kế thừa từ nghiên cứu của Yap (1989) cũng lần nữa khẳng định vai trò của nhà quản lý trong việc thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn. Các nhà quản lý ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ việc thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn bằng việc phân bổ nguồn lực và ảnh hưởng đến thái độ người sử dụng hệ thống thơng qua việc khuyến khích tham gia hệ thống thơng tin kế tốn.

Ngoài ra trong các nghiên cứu của Soegihartos (2001) và Tjhai (2002) cũng cho thấy có một mối tương quan tích cực giữa biến hỗ trợ của nhà quản lý hàng đầu và hệ thống thơng tin kế tốn hữu hiệu.

Sự ảnh hưởng của sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao và chất lượng dữ liệu đến hệ thống thơng tin kế tốn và ảnh hưởng của hệ thống thống tin kế tốn đến chất lượng thơng tin được chỉ ra trong nghiên cứu của Rahayu (2012) về các nhân tố hỗ trợ việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán trong khảo sát tại các văn phòng thuế ở Bandung và Jakarta.

Trong năm 2012 có thêm nghiên cứu của Pornpandejwittaya và Pairat (2012) khẳng định sự ảnh hưởng của sự hỗ trợ của nhà quản lý có ảnh hưởng đến hệ thống thơng tin kế tốn. Đồng thời trong nghiên cứu này các tác giả đã đưa ra định nghĩa sự hỗ trợ của tổ chức chính là sự cam kết của nhà quản lý cấp cao trong hành động nỗ lực đẩy mạnh tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.

Các nghiên cứu trong nước về tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn của Lê Thị Ni (2014), Trương Thị Cẩm Tuyết (2016) tại các doanh nghiệp nhỏ và

48

vừa ở Việt Nam cũng cho thấy sự hỗ trợ của nhà quản lý có vai trị tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.

Qua nhiều nghiên cứu ngoài nước và trong nước đã cho thấy vai trò của sự hỗ trợ của nhà quản lý đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn nên bài nghiên cứu này đề xuất đưa ra giả thuyết sự hỗ trợ của nhà quản lý có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.

Giả thuyết H3: Sự hỗ trợ của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.

3.2.1.4. Biến độc lập “Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài”

Theo nghiên cứu của Lees (1987), Gable và Raman (1992), Cragg và King (1993) đã cho rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có ít kiến thức về công nghệ thông tin cơ bản và gần như hiếm có chun gia máy tính nội bộ trong doanh nghiệp do thiếu hụt về thời gian thực tế và nguồn lực. Chính vì thế các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có xu hướng phụ thuộc nhiều vào chuyên gia bên ngoài như nhà tư vấn và cung cấp.

Nghiên cứu của Attewell (1992) cho thấy vai trò của các chuyên gia bên ngoài là trung gian bù đắp cho sự thiếu hụt về kiến thức và làm giảm các rào cản kiến thức hệ thống thơng tin để q trình triển khai thực hiện hệ thống thông tin được thành công.

Theo Gable (1996) trách nhiệm của nhà tư vấn là cung cấp dịch vụ tư vấn đặc biệt bao gồm phân tích các yêu cầu thông tin, đề xuất phần cứng và phần mềm máy tính phù hợp, và quản lý thực hiện hệ thống thơng tin để các doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện hệ thống thông tin thành cơng.

Cịn theo nghiên cứu của de Guinea và cộng sự, 2005 thì mặc dù nhà quản lý có thể có chun mơn trong lĩnh vực hoạt động của họ nhưng lời khuyên từ các chun gia bên ngồi có thể cung cấp thơng tin để xây dựng 1 hệ thống thơng tin hữu hiệu hơn. Chính vì thế sự hỗ trợ từ nhà tư vấn bên ngoài làm giảm thiếu sót về thơng tin chun mơn bên ngồi doanh nghiệp và các thông tin kỹ thuật có liên quan đến thực hiện hệ thống thơng tin kế toán.

Kế thừa các nghiên cứu của Yap (1989); Cragg & King (1993); Berry và cộng sự (2006); Thong (2001) và lý thuyết mơ hình TAM và lý thuyết dựa trên

49

vừa thường hoạt động với sự hạn chế về thời gian, tài chính và chun mơn và họ có xu hướng kiểm sốt các nguồn lực hạn chế của doanh nghiệp để thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn chính vì thế sự hỗ trợ của nhà quản lý và sự tham gia của chuyên gia bên ngoài là những yếu tố làm giảm bớt rào cản tri thức và nghèo tài nguyên mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn.

Bài nghiên cứu này được thực hiện tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa bàn tỉnh Bến Tre nên để phù hợp với đối tượng nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu thì sự tham gia của chuyên gia bên ngoài bao gồm 2 đối tượng là : nhà tư vấn và nhà cung cấp phần mềm kế toán.

Giả thuyết H4: Sự tham gia của chun gia bên ngồi có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế toán

3.2.2. Xây dựng cho biến phụ thuộc tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế tốn

Raymond (1990) đã định nghĩa tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn là mức độ đóng góp của hệ thống thơng tin kế tốn vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu có sự khác biệt về định nghĩa và những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế toán trong doanh nghiệp.

Vào năm 1992, DeLone và Mclean đã tổng hợp 180 nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để đưa ra các thành phần của hệ thống thông tin thành công bao gồm: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sử dụng hệ thống, sự hài lòng của người dùng, tác động cá nhân và tác động tổ chức.

Chất lượng hệ thống tập trung vào các đặc tính kỹ thuật của chính hệ thống thơng tin kế tốn như độ tin cậy của hệ thống, tính năng, chức năng, thời gian xử lý. Chất lượng thơng tin đề cập đến các đặc tính định lượng và định tính của thơng tin đầu ra của hệ thống thơng tin kế tốn như thông tin rõ ràng, đầy đủ, hữu ích và chính xác. Việc sử dụng hệ thống phản ánh thông qua mức sử dụng của người nhận đối với đầu ra hệ thống thơng tin kế tốn như mức độ sử dụng thường xuyên, số lượng thông tin cần truy vấn, thời lượng sử dụng và tần suất yêu cầu báo cáo. Sự hài lòng của người dùng cho thấy phản hồi của người nhận đối với hệ thống thông tin kế tốn như sự hài lịng chung, sự thích thú, sự khác biệt giữa thơng tin cần và nhận và sự hài lòng của phần mềm. Tác động cá nhân đề cập đến ảnh hưởng của thông tin

50

đến thái độ và hành vi của người nhận như hiệu quả thiết kế, xác định vấn đề và cải thiện năng suất cá nhân. Cuối cùng, tác động của tổ chức đo lường tác động của thông tin lên các chỉ số hiệu suất của tổ chức như đóng góp để đạt được mục tiêu, tỷ lệ chi phí / lợi ích, tăng năng suất tổng thể và hiệu quả dịch vụ.

Nghiên cứu “Một cuộc nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý các vấn đề trong tổ chức khai triển hệ thống thông tin thàng công” của Al-Mushayt (2000) là nghiên cứu đầu tiên xác nhận mơ hình DeLone và McLean (1992) là thước đo tổng hợp cho tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin trong doanh nghiệp lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình DeLone và McLean (1992) là phù hợp và đáng tin cậy.

Trong nghiên cứu thực nghiệm của Ismail (2009) cũng dựa trên mơ hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và Mclean (1992) để xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 55)