Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha

Cronbach’s alpha (Cronbach, 1951) còn được biết đến là hệ số Alpha, được sử dụng đo lường độ tin cậy, độ nhất quán trong thang đo về khảo sát. Tính nhất quán được đề cập bên trong thông qua hệ số tương quan hướng cùng 1 cấu trúc thang đo (Choudhury, 2010).

Hệ số alpha có giá trị từ 0 đến 1, các giá trị dần về 1 thì có sự thống nhất các biến quan sát bên trong tin cậy. Các giá trị dần về giá trị 0, khơng có tính thống nhất trong biến đo lường giữa các câu hỏi quan sát, tức là phương sai của thang đo không tin cậy.

Theo Nunnally (1978) đã đưa ra rằng hệ số alpha từ 0.7 là phù hợp cho những nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu giai đoạn đầu; những nghiên cứu có qui mơ lớn hoặc nghiên cứu có giới hạn đặc biệt hoặc các nghiên cứu khoa học cơ bản thì giá trị alpha ở mức 0.8 và nghiên cứu ứng dụng thì mức giá trị alpha từ 0.9 trở lên (Lance, 2006).

Theo Hair và cộng sự (2010) thì cho rằng, các nghiên cứu mới, nghiên cứu thăm dị có thể chấp nhận ở mức 0.6 mặc dù hệ số alpha ở mức 0.7 được nhiều người đồng thuận.

Theo Georgr và Mallery (2003) đề xuất cách tiếp cận các khoảng hệ số alpha có thể dễ áp dụng cho các nghiên cứu ở mức trung bình. Mức 0.9 trở lên là rất tốt, alpha >= 0.8 thì tốt, alpha >= 0.7 thì chấp nhận được, alpha khoảng 0.6 thì nghi ngờ, alpha khoảng 0.5 thì mức kém, và alpha < 0.5 thì khơng chấp nhận.

56

Trong nghiên cứu này tất cả các hệ số alpha lớn hơn 0.8 nên dữ liệu phù hợp cho nghiên cứu tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 66 - 67)