Coefficients Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) -1.417 .264 -5.370 .000 SIZE .063 .010 .392 6.544 .000 .725 1.379 PRO .191 .083 .130 2.300 .022 .812 1.232 LEV -.078 .051 -.198 -1.536 .126 .156 6.402 EXPORT .232 .077 .392 3.007 .003 .153 6.543 AUDIT .084 .028 .179 3.060 .002 .762 1.313
(Nguồn: Số liệu phân tích từ SPSS).
Theo Hồng Trọng và cộng sự (2008), khi ước lượng mơ hình hồi quy đa biến, cần sử dụng hệ số VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, nếu hệ số VIF >10 thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Với kết quả trình bày ở Bảng 4.6, hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, cho thấy các biến độc lập trong mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Giá trị sig. cho thấy mức ý nghĩa của các biến độc lập trong mơ hình, sig. của biến độc lập nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 chứng tỏ biến độc lập đó có ý nghĩa, nếu biến độc lập có giá trị sig. lớn hơn 0.05 thì cần loại biến đó ra khỏi mơ hình hồi quy. Trong bảng 4.6, giá trị sig. của biến LEV bằng 0.126 > 0.05, giá trị sig. của các biến SIZE, PRO, EXPORT, AUDIT đều nhỏ hơn 0.05. Do đó, biến LEV được xác định là khơng có ý nghĩa thống kê, cần loại ra khỏi mơ hình hồi quy. Các biến SIZE, PRO, EXPORT, AUDIT là phù hợp, có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc SRQI.
Ngoài ra, khi xem xét hệ số quy chuẩn hóa Beta của các biến độc lập SIZE, PRO, EXPORT, AUDIT đều lớn hơn 0 cho thấy các biến này tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc. Hệ số beta càng lớn, mức độ tác động càng nhiều. Mức độ tác động của các biến độc lập được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp dựa trên hệ số beta được trình bày trong bảng 4.7 như sau: