KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần xây dựng và lắp máy trung nam (Trang 61 - 64)

4.1. Khái quát về phương pháp khảo sát

* Mục đích và phương pháp khảo sát

- Mục đích khảo sát: Tìm hiểu tính hữu hiệu của KSNB tại Công ty cổ phần XD&LM Trung Nam.

- Phương pháp khảo sát: Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thực tế để tìm hiểu thực trạng kiểm sốt nộ bộ tại đơn vị. Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày tại Phụ lục 1

* Đối tượng, phạm vi và số lượng khảo sát

- Đối tượng khảo sát: Ban điều hành, quản lý, nhân viên, người lao động trong Công ty.

- Phạm vi khảo sát: Tại Công ty cổ phần XD&LM Trung Nam.

- Số lượng khảo sát: Số lượng được khảo sát là 140 người, phiếu khảo sát là 140 phiếu.

* Thiết kế bảng câu hỏi và quá trình khảo sát

Trên cơ sở kế thừa thang đo của Annukka Jokipii (2010), Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày tại Phụ lục 1.

- Dạng câu hỏi theo thang đo Likert: nhằm khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam. Theo 5 mức độ sau:

+ 1 là: Hồn tồn khơng đồng ý + 2 là: Khơng đồng ý

+ 3 là: Bình thường/Trung lập + 4 là: Đồng ý

+ 5 là: Hoàn toàn đồng ý

* Phương pháp xử lý số liệu khảo sát

Tổng hợp các phiếu trả lời theo từng câu hỏi và theo từng nhóm

- Nhóm câu hỏi về những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm sốt nội bộ đối tại Công ty Trung Nam: Tổng hợp theo từng nội dung: Mơi trường

kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát. Sau đó đánh giá, phân tích.

- Nhóm câu hỏi về tính hữu hiệu của kiểm sốt nội bộ: Tổng hợp, đánh giá, phân tích các biến phụ thuộc nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện của tác giả.

4.2. Kết quả khảo sát

Dựa vào nội dung khảo sát và phương pháp xử lý số liệu, kết quả khảo sát được thể hiện qua số liệu tổng hợp sau:

Về giới tính: Tỷ lệ số người trả lời câu hỏi là Nam chiếm 69%, trong khi đó đối với Nữ chiếm 31%.

Hình 4.01: Biểu đồ giới tính của người tham gia khảo sát

Về trình độ chun mơn: Người tham gia khảo sát chủ yếu là Đại học với tỷ

lệ 63%, Sau đại học chiếm 11% và Cao đẳng chiếm 6%.

Hình 4.02: Biểu đồ trình đợ chun mơn của người tham gia khảo sát

Về chức vụ: Những người tham gia khảo sát chủ yếu là nhân viên chiếm 77%, sau đó là trưởng/phó phịng chiếm 11%, chỉ huy công trường chiếm 9% và Ban giám đốc là 3%. Nam 69% Nữ 31% Sau đại học, 16, 11% Đại học, 88, 63% Cao đẳng, 8, 6% Trung cấp, 18, 13% LĐ có tay nghề, 10, 7%

Hình 4.03: Biểu đồ chức vụ của người tham gia khảo sát

Về thâm niên công tác: Từ 3-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 47%, tiếp đến là từ 1-3 năm với 30%, dưới 1 năm 13% và trên 5 năm là 10%.

Hình 4.04: Biểu đồ Thâm niên cơng tác của người tham gia khảo sát

4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được thực hiện để loại bỏ các biến không phù hợp và loại bỏ các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Phân tích Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Nhiều nhà nghiên cứu cho là Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Trọng & Ngọc, 2005). Đối với nghiên cứu này, Cronbach’s Alpha sử dụng từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương

Ban giám đốc, 4, 3% Trưởng/phó phịng,

16, 11% Chỉ huy công trường, 12, 9% Nhân viên/NLĐ, 108, 77% <1 năm, 18, 13% 1-3 năm, 42, 30% 3-5 năm, 66, 47% >5 năm, 14, 10%

quan của biến này với biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và cần loại bỏ khỏi thang đo với mục đích tăng hệ số Cronbach’s Alpha. Các biến có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần cũng bị loại khỏi mơ hình. Tuy nhiên, nếu hệ số đã đạt u cần thì khơng nhất thiết phải loại biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 vì đã đạt được giá trị nội dung nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần xây dựng và lắp máy trung nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)