CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.4 Đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết
2.4.1 Biến phụ thuộc
Khi đánh giá HQHĐKD của DN, thường các nhà phân tích xem xét đến các chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản; Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu; Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu.
Chỉ tiêu Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA thể hiện tính hiệu quả của q trình tổ chức, quản lý HQHĐKD của DN. Kết quả chỉ tiêu ROA cho biết cứ một đồng tài sản của doanh nghiệp bỏ ra có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết lợi nhuận thu về cho các chủ sở hữu DN khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh
doanh. Như vậy nó phản ánh chính xác HQHĐKD của DN từ nguồn vốn góp của DN.
Chỉ tiêu Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS cho biết một đồng doanh thu được tạo ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về.
Tuy nhiên chỉ tiêu ROA là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của tổng tài sản, trong khi nguồn hình thành tài sản bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN và chỉ tiêu ROA càng cao thì càng phản ánh HQHĐKD của DN càng hữu hiệu, chứng tỏ DN có cơ cấu tài sản hợp lý, thể hiện chính sách đầu tư tốt, ngược lại tỷ số ROA thấp chứng tỏ hính sách đầu tư của DN chưa hợp lý hoặc chi phí hoạt động của DN cao làm cho HQHĐKD của DN giảm.
Nếu tổng tài sản của DN đang sụt giảm mà lợi nhuận tăng nhanh đột biến cũng ảnh hưởng đến ROA làm cho ROA cao bất thường. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của DN có dấu hiệu bất thường. Do vậy DN so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán, sự dịch chuyển cơ cấu tài sản, các loại vật tư, hàng hóa…sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu bất thường của DN.
Chính vì vậy tác giả sử dụng chỉ tiêu ROA để phản ánh HQHĐKD của DNNNN trên địa bàn quận 6, Tp.HCM.