Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.4 Đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết

2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNNN trên địa bàn quận 6, Tp.HCM, tác giả xác định các biến độc lập có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNNN với chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là TSSL trên tổng tài sản của doanh nghiệp (ROA).Với mơ hình:

Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

X1: Loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, có tác động khơng nhỏ đến q trình kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo nên uy tín của doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng, đánh giá khả năng huy động vốn, rủi ro đầu tư, tính phức tạp của thủ tục pháp lý và các chi phí thành lập doanh nghiệp, các tổ chức quản lý doanh nghiệp.

“Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện có luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế lợi thế của doanh nghiệp”.

Về loại hình doanh nghiệp tư nhân (DNTN): “Có ưu điểm do là chủ sở

hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo

X2 : Doanh thu

X3: Tài sản

X4: Lợi nhuận gộp

TSSL trước thuế/ tài sản bình quân (ROA) X1: Loại hình doanh nghiệp

sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác”.

Tuy nhiên do khơng có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Về loại hình cơng ty hợp danh: “Có ưu điểm là công ty hợp danh là kết

hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín,

tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhưng hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao”.

Loại hình cơng ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999 và 2005 nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.

Về loại hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:”Có lợi thế là

chủ sở hữu cơng ty có tồn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty”.

“Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và không vượt quá năm mươi người, học chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp và khi học muốn chuyển nhượng vốn góp phải theo quy định của pháp luật”.

Về loại hình Cơng ty cổ phần: “Có ưu điểm là chế độ trách nhiệm của

nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của cơng ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao; Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề; Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của cơng ty cổ phần; Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ cơng chức cũng có quyền mua cổ phiếu của cơng ty cổ phần”.

Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình cơng ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như: Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đơng có thể rất lớn, có nhiều người khơng hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; Việc thành lập và quản lý cơng ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình cơng ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế tốn.

Về loại hình Hợp tác xã:”Với lợi thế có thể thu hút được đơng đảo người

lao động tham gia; Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn; Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.

Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như: Không khuyến khích được người nhiều vốn; Nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tham gia hợp tác xã do nguyên tắc chia lợi nhuận kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của hợp tác xã; Việc quản lý hợp

tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông; Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã”.

X2: Tài sản của doanh nghiệp là giá trị của tất cả các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp, được xác định bình quân tài sản đầu kỳ và tài sản cuối kỳ của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hóa… và các loại tài sản vơ hình như: phần mềm máy tính, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại, bản quyền,..

Tài sản của doanh nghiệp đóng vai trị rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện nguồn lực của doanh nghiệp cũng như sứcmạnh về tài chính và đánh giá được quy mô hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện thương hiệu, uy tín, thị phần của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có cách tiếp cận nguồn vốn tốt hơn như dễ dàng huy động vốn bằng hình thức vay với lãi suất ưu đãi, mua nhiều hàng hóa được chiết khấu thương mại, về mặt quản lý có cơ cấu tổ chức, ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại (Đăng Văn Lành, 2017).

X3: Doanh thu thuần của doanh nghiệp là tổng thu nhập của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp các dịch vụ cho bên ngồi sau khi trừ các khoản thuế (Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp) và các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại). Doanh thu thuần không bao gồm: (1) doanh thu hoạt động tài chính; (2) Doanh thu các hoạt động bất thường như thanh lý, nhượng bán tài sản, thu tiền vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó địi đã xử lý.

X4: Lợi nhuận gộp là mức chênh lệch giữa doanh thu thuần của doanh nghiệp và chi phí của doanh nghiệp (gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phi bán hàng), nó là chỉ tiêu quan trọng khi xem xét lợi

nhuận của doanh nghiệp, cho biết số tiền lãi mà doanh nghiệp kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là yếu tố cơ bản đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)