Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 63)

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

Thang đo nháp 1

Khảo sát thử (30 doanh nghiệp)

Thang đo chính thức

Kiểm định độ tin cậy

Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm)

Thang đo nháp 2

Nghiên cứu định lượng (n = 221)

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy Kết luận và hàm ý

Diễn giải:

Bước 1: Đề xuất mơ hình nghiên cứu .

Mơ hình nghiên cứu đề xuất dựa trên mơ hình khung OLI của Dunning, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một địa phương được nhận diện dựa trên cơ sở các cách tiếp cận của lý thuyết địa điểm. Thang đo nháp được đề xuất dựa trên cơ sở tổng hợp các quan sát được rút ra từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm gần đây.

Bước 2: Xây dựng thang đo chính thức.

Trên cơ sở thang đo nháp ban đầu, nghiên cứu áp dụng phương pháp phỏng phấn chuyên gia để hiệu chỉnh, bổ sung, loại bỏ các quan sát trong thang đo nháp ban đầu, tạo ra thang đo nháp cuối cùng. Trên cơ sở đó, các quan sát được đưa vào bảng hỏi để khảo sát 30 doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP HCM nhằm hiệu chỉnh từ ngữ của các quan sát lần cuối. Số liệu thu thập nhằm đánh giá sơ bộ các thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp EFA để hình thành các thang đo nghiên cứu chính thức.

Bước 3: Kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu trong nghiên cứu chính thức.

Sau khi thiết kế bảng hỏi, chọn mẫu, khảo sát và xử lý dữ liệu, kiểm định các thang đo được thực hiện bằng phương pháp Cronbach Alpha, phân tích EFA. Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu được thực hiện bằng phân tích tương quan, hồi quy.

Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

3.2 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính gồm nghiên cứu sơ bộ hình thành mơ hình, thang đo và thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc kết các hàm ý quản lý.

Trong nghiên cứu này, phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ là thảo luận tay đôi (phỏng vấn trực tiếp) để tham khảo ý kiến các chuyên gia trong

lĩnh vực nhằm điều chỉnh mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trên địa bàn nghiên cứu. Số lượng chuyên gia là 5 người

(chi tiết: Phụ lục 1)

Để hình thành thang đo chính thức, tác giả tham khảo các bảng hỏi trước đây để xây dựng thang đo sơ bộ. Để hiệu chỉnh, bổ sung các quan sát và hoàn chỉnh thang đo cuối cùng tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 thành phần với 32 biến quan sát, trong đó, 7 thành phần độc lập với 28 biến quan sát và 01 thành phần phụ thuộc với 04 biến quan sát.

Từ đó tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thử với 30 doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM để kiểm tra cách trình bày, ngơn ngữ diễn đạt và sau đó bảng câu hỏi được chính thức sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo

(Chi tiết: Phụ lục 2)

Tóm lại, sau q trình nghiên cứu định tính, các thang đo của mơ hình nghiên

cứu có 08 thành phần, được bổ sung thêm 02 biến quan sát trong thang đo thể chế và môi trường văn hóa xã hội. Mơ hình nghiên cứu được tổng hợp gồm 08 thang đo với các biến quan sát như sau: thang đo tài nguyên được đo lường bằng 04 biến quan sát được mã hóa từ TN_1 đến TN_4; thang đo lao động được đo lường bằng 04 biến quan sát được mã hóa từ LD_1 đến LD_4; thang đo thị trường được đo lường bằng 06 biến quan sát được mã hóa từ TT_1 đến TT_6; thang đo công nghiệp hỗ trợ và công nghệ được đo lường bằng 03 biến quan sát được mã hóa từ CNHT_1 đến CNHT_3; thang đo cơ sở hạ tầng được đo lường bằng 05 biến quan sát được mã hóa từ CSHT_1 đến CSHT_5; thang đo thể chế được đo lường bằng 05 biến quan sát được mã hóa từ TC_1 đến TC_5; thang đo mơi trường văn hóa xã hội được đo lường bằng 03 biến quan sát được mã hóa từ MTVH_1 đến MTVH_3; thang đo ý định đầu tư được đo lường bằng 04 biến quan sát được mã hóa từ YD_1 đến YD_4.

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu Qui mô mẫu Qui mô mẫu

Các nhà nghiên cứu cho rằng, để phân tích nhân tố (EFA) tốt nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát. Bên cạnh đó, Tabachnick & Fidel (1996) cho rằng để phân tích hồi quy tốt nhất thì cỡ mẫu phải bảo đảm theo công thức:

n ≥ 8m + 50 Trong đó: n : Cỡ mẫu

m : Số biến độc lập của mơ hình

Từ đó, nghiên cứu này gồm có 34 biến quan sát và 7 biến độc lập thì:  Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu nhân tố là : 34 x 5 = 170 mẫu.

 Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu hồi qui là : 7 x 8 + 50 = 106 mẫu.

Tác giả gửi 600 phiếu khảo sát, tỷ lệ bảng trả lời không thu được và bị loại là 63,2%, thu về 221 bảng trả lời hợp lệ.

Phương pháp chọn mẫu: phương pháp thuận tiện kết hợp với kiểm soát theo khu

vực kinh tế.

Thu thập dữ liệu

Đối tượng khảo sát: Đối tượng trả lời phiếu khảo sát là giám đốc (54,3%) và phó giám đốc (45,7%) của các doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, điều này phù hợp với yêu cầu của đối tượng khảo sát nghiên cứu.

- Thời gian tiến hành khảo sát; từ 01/10/2018 đến 30/10/2018.

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giả gửi bảng câu hỏi điện tử bằng email

chuyển đến từng quản lý cao cấp của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM. - Thang đo: Nội dung hỏi chính trên phiếu khảo sát, tác giả sử dụng thang đo

Likert 5 mức độ sắp xếp từ nhỏ đến lớn.

1 2 3 4 5

Hồn tồn

khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

3.3.2 Xử lý dữ liệu

Các bước thực hiện cụ thể như sau:

- Mã hóa dữ liệu bằng các mã số học để thuận tiện cho việc xử lý. - Nhập dữ liệu.

Kiểm tra sai sót của dữ liệu và thực hiện vẽ đồ thị scatter nhằm phát hiện ra các dị biệt trong dữ liệu, để loại đi những bảng câu hỏi khơng đạt u cầu, ví dụ bỏ các bảng khảo sát thu về do thiếu thông tin hoặc trả lời một thang điểm cho tất cả các mục hỏi trong phần thang đo Likert.

3.3.2.1 Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá Kiểm định thang đo

Nội dung:

Độ tin cậy của thang đo thường được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

Mục đích:

Kiểm định xem các biến quan sát có cùng giải thích cho 1 khái niệm (nhân tố) cần đo hay không. Muốn biết biến nào đóng góp nhiều hay ít thì quan sát hệ số tương quan biến tổng.

Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong kiểm định thang đo

- Các biến quan sát có tương quan biến tổng lớn (>0,3) - Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:

Theo Nunnally & Burnstein, 1994: đạt yêu cầu khi hệ số ≥ 0,6.

Thông thường, thang đo có Cronbach’sAlpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.

Các biến quan sát không bị loại sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Nội dung:

Theo Hair& ctg,1998: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được

dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn, để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung ban đầu.

Nhân tố:

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:

Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk

Trong đó:

Fi : Ước lượng trị số của nhân tố thứ i (biến độc lập thứ i). Wi : Quyền số hay trọng số nhân tố

Xi : Biến quan sát thứ i.

k : Số biến quan sát thuộc nhân tố thứ i.

Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tố

Phân tích EFA sẽ dựa trên tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO :

- Hệ số KMO phải có giá trị lớn (giữa 0.5 và 1) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1.

3.3.2.2 Phân tích hồi quy Ma trận tương quan

Ma trận tương quan với các hệ số tương quan phản ảnh mức độ tương quan giữa các biến.

Hệ số tương quan:

Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng (-1, +1) Hệ số tương quan > 0 : tương quan thuận

Hệ số tương quan < 0 : tương quan nghịch

Hệ số tương quan tiến đến: +1 hoặc -1: tương quan càng chặt chẽ.

Kiểm định hệ số tương quan:

H0 : không tồn tại mối tương quan giữa 2 biến H1 : tồn tại mối tương quan giữa 2 biến

Với mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Sig ≤ 0,05: Bác bỏ Ho

+ Sig > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ Ho

Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter với phần mềm SPSS.

Mơ hình hồi quy có dạng :

Yi = 0 + 1X1i + 2X2i + … + pXni + i

Trong đó:

Yi: Biến phụ thuộc

0: Hệ số chặn.

i: Hệ số hồi quy thứ i (i = 1,n).

i: Sai số biến độc lập thứ i. Xi: Biến độc lập ngẫu nhiên.

3.3.2.3 Kiểm định mơ hình

- Xác định mức độ phù hợp của mơ hình: Dùng hệ số xác định (R2)

- Kiểm định hệ số xác định:

Kiểm định F: là phép kiểm định về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.

Giả thiết nghiên cứu:

Ho: Khơng có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Với mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Sig ≤ 0,05: Bác bỏ Ho

+ Sig >0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ Ho

Kiểm định đa cộng tuyến

Nội dung:

Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thơng tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc.

Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy, và làm giảm trị thống kê của kiểm định ý nghĩa của chúng.

Dấu hiệu nhận biết đa cộng tuyến:

- Hệ số phóng đại phương sai (VIF) vượt quá 10

- Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao (> 0,8): có dấu hiệu đa cộng tuyến.

- Dấu của hệ số hồi quy khác với dấu kỳ vọng. - Kiểm định sự tương quan, hệ số Durbin Wastion.

Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, phương pháp thực hiện và giới thiệu các thành phần trong thang đo “các nhân tố ảnh hưởng” và thang đo “ý định đầu tư”. Chương này cũng đã chỉ ra đối tượng khảo sát là những nhà quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nội dung chương 4 bao gồm các phần: đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngồi tại TP.HCM, mơ tả mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và các giả thuyết bằng phân tích tương quan, phân tích hồi quy bội, cuối cùng là phần thảo luận về kết quả nghiên cứu.

4.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngồi tại TP.HCM

4.1.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa, thị trường năng động của Việt Nam và khu vực Đơng Nam Á. Với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống giao thơng khá hồn thiện cùng hệ thống các khu công nghiệp tập trung đã và đang được xây dựng, nên có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, TP.HCM đã đạt được nhiều thành quả trong việc thu hút FDI. Từ năm 2010 đến 2017, số dự án tăng 2,25 lần (845/375), nguồn vốn tăng 1,26 lần (2.370/1.883 triệu USD), vốn đầu tư nước ngoài năm 2017 chiếm 12,2% tổng nguồn vốn đầu tư của cả thành phố, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Kể từ khi Luật đầu tư nước ngồi có hiệu lực vào năm 1987. TP.HCM là địa phương luôn dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Tính đến hết cuối tháng 12/2017, TP.HCM có 7.431 dự án đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí đạt 44.282,24 triệu USD, chiếm 30,2% tổng số dự án và 12,8% tổng số vốn so với cả nước. Số lượng đăng kí các dự án FDI vào TP.HCM không ngừng tăng qua các năm (xem bảng 4.1).

BẢNG 4.1: SỐ DỰ ÁN FDI ĐƯỢC CẤP PHÉP CỦA TP.HCM VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2017

Năm TP HCM Cả nước TP HCM/Cả nước Số dự án Số vốn (Triệu USD) Số dự án Số vốn (Triệu USD) Số dự án (%) Số vốn (%) 2010 375 1.883 1.237 19.886 30,32 9,47 2011 439 2.804 1.186 15.598 37,02 17,98 2012 436 593 1.287 16.348 33,88 3,63 2013 477 1.048 1.530 22.352 31,18 4,69 2014 457 2.879 1.843 21.921 24,80 13,13 2015 595 3.042 2.120 24.115 28,07 12,61 2016 852 1.315 2.613 26.890 32,61 4,89 2017 845 2.370 2.591 21.276 32,61 11,14 Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM

Năm 2017, vốn đầu tư không chỉ tăng ở các dự án mới mà ở các dự án FDI cũ, vốn tăng thêm cũng đạt ở mức khá cao, có 193 dự án đăng kí tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm 1.012 triệu USD. Trong tình hình cạnh tranh, thu hút doanh nghiệp FDI của các nền kinh tế trên thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động vẫn tiếp tục đầu tư, và tăng vốn mở rộng đầu tư là một tín hiệu tốt, cho thấy mơi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng.

4.1.2 Một số đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM

- Về quy mô vốn đầu tư của các dự án:

Mặc dù mỗi năm số dự án và tổng vốn đầu tư vào TP.HCM không ngừng tăng lên nhưng quy mô vốn đầu tư của mỗi dự án FDI còn nhỏ. Dự án dưới 1 triệu USD chiếm tới 69,7% tổng số dự án còn hiệu lực, dự án từ 10 triệu USD trở lên chỉ chiếm 6,5% (2017). Trong đó, quy mơ vốn đầu tư của các dự án trong lĩnh vực cơng nghiệp cịn rất nhỏ (9,51 triệu USD/dự án), đứng sau ngành kinh doanh bất động sản và ngành giáo dục, đào tạo (xem bảng 4.2).

Bảng 4.2: Các dự án FDI còn hiệu lực đến 2017 phân theo ngành kinh tế

Ngành kinh tế

Số dự án Vốn đầu tư Quy mô vốn/dự án (ngàn USD/dự án) Số dự án Tỉ lệ % Ngàn USD Tỉ lệ % Tổng số 7.431 100,00 44.282.240 100,00 5.959,12 - Nông, lâm và thủy sản 9 0,12 39.234 0,09 4.359,33 - Công nghiệp 1.619 21,79 15.396.952 34,77 9.510,16

- Xây dựng 540 7,27 1.540.880 3,48 2.853,48

- Bán buôn, bán lẻ 1.616 21,75 3.240.859 7,32 2.005,48 - Vận tải, kho bãi 369 4,97 668.320 1,51 1.811,17 - Lưu trú, ăn uống 90 1,21 546.437 1,23 6.071,52 - Thông tin, truyền thông 1.108 14,91 1.275.403 2,88 1.151,09 - Tài chính, ngân hàng,

bảo hiểm 14 0,19 70.573 0,16 5.040,93

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)