Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới độ ổn định của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 29 - 32)

2.1.2 .Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng

2.1.3 Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới độ ổn định của ngân

hàng

Cũng trong nghiên cứu Ghenimi và cộng sự (2017), các tác giả cho thấy có sự ảnh hƣởng của từng yếu tố đến sự ổn định của ngân hàng, cũng nhƣ sự tƣơng tác của hai yếu tố này đến sự bất ổn của ngân hàng. Nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa rủi ro tín dụng và độ ổn định của ngân hàng hay rủi ro tín dụng càng tăng thì ngân hàng càng dễ phá sản. Điều này đƣợc tác giả lý giải rằng nguyên nhân thực sự của lãi suất đi vay cao xuất phát từ nguyên nhân rủi ro tín dụng tăng khi nhu cầu đi vay quá lớn. Còn rủi ro thanh khoản lại có mối quan hệ nghịch biến tới sự ổn định của ngân hàng: tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức ở một mức chi phí thấp nhất cho phép ngân hàng linh hoạt, nhanh chóng giải quyết các trƣờng hợp khẩn cấp do hoạt động rút tiền bất ngờ từ khách hàng đảm bảo sự hoạt động ổn định của ngân hàng. Nhƣng khi có sự tƣơng tác giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng sẽ gây ra một ảnh hƣởng tiêu cực đối với ổn định ngân hàng, cũng có nghĩa là tác động tiêu cực của rủi ro thanh khoản tới sự ổn định của ngân hàng cũng gia tăng cùng với sự phát triển của rủi ro tín dụng và ngƣợc lại. Ảnh hƣởng của rủi ro thanh khoản đặc biệt có hại cho sự ổn định của các ngân hàng trong trƣờng hợp rủi ro tín dụng cao, và ngƣợc lại. Dấu hiệu cho thấy sự trùng hợp khi xảy ra rủi ro thanh khoản

và rủi ro tín dụng đã gây ra vỡ nợ ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ngân hàng sau khi huy động vốn sẽ tiến hành hoạt động phân bổ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình mà cụ thể là phân bổ vào hoạt động cung cấp tín dụng. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Ejoh và cộng sự (2014) cũng chỉ ra tác động cộng gộp của hai loại rủi ro này thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng tăng. Tác giả đã quan sát thấy rằng rủi ro phá sản của một ngân hàng đƣợc mặc định khi ngân hàng không thể cung cấp tiền mặt cho khách hàng rút tiền (khả năng thanh khoản khơng cịn) và khơng thể cung cấp bất kì một khoản tín dụng ra bên ngồi. Ngun nhân đƣợc tác giả chỉ ra là sơ hở trong đánh giá và kiểm soát các loại rủi ro trong hệ thống ngân hàng, mà cụ thể là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đều khơng đƣợc quản lý chặt và hiệu quả. Điều này làm tác giả củng cố thêm quan điểm cần phải tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong ngân hàng để có thể làm giảm sự khơng chắc chắn và tăng đáng kể sự ổn định của ngân hàng theo những nỗ lực điều chỉnh trong khuôn khổ Basel III.

Cũng trong nghiên cứu của Ameni và cộng sự (2017) về tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng khu vực Trung Đơng và Bắc Phi thì cho thấy rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngƣợc chiều với độ ổn định của ngân hàng. Cịn rủi ro thanh khoản lại có tác động cùng chiều tới độ ổn định của ngân hàng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra tác động cùng chiều đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới độ ổn định của ngân hàng. Trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ ra tác động tiêu cực của rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của ngân hàng là phát triển đi cùng với rủi ro tín dụng ngày càng tăng, trong đó thì ảnh hƣởng của rủi ro thanh khoản đặc biệt có hại cho sự ổn định của các ngân hàng tƣơng ứng khi có rủi ro tín dụng cao. Khơng những thế, các ngân hàng có rủi ro thanh khoản thấp hơn so với các ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao hơn thì ngân hàng đó có tính

ổn định cao hơn vì ngân hàng này có hạn mức thanh khoản cho phép duy trì sự ổn định của họ.

Trong nghiên cứu của Alexandru và cộng sự (2012) với mẫu quan sát của 27 ngân hàng của Romani từ năm 2002-2010 cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và ổn định của ngân hàng dù trƣớc hay sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Các kết quả trong nghiên cứu đƣợc tác giả nhấn mạnh nhờ cuộc khủng hoảng tài chính mang lại thay đổi cách nhìn nhận của nhà quản trị ngân hàng về các yếu tố quyết định tính thanh khoản trong ngân hàng của họ cũng nhƣ tầm quan trọng trong việc cập nhật liên tục các báo cáo về rủi ro của ngân hàng để tránh khủng hoảng tài chính.

Cịn trong nghiên cứu của Imbierowicz và cộng sự (2014) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nguồn rủi ro vỡ nợ ngân hàng là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Hoa Kỳ trong giai đoạn 2008-2010: khi cả hai yếu tố rủi ro có tác động riêng biệt cũng nhƣ có sự ảnh hƣởng tƣơng tác với nhau tới độ ổn định của ngân hàng. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng để giảm rủi ro ngân hàng thì cần tiến hành tăng cƣờng quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.

Trong nghiên cứu của Kabi và cộng sự (2018) với mục đích là cung cấp một đánh giá kỹ lƣỡng về rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng của ngân hàng Hồi giáo (IB) so với các ngân hàng thơng thƣờng (CB) thì khi kiểm tra mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro thanh khoản và sự ổn định của ngân hàng thông thƣờng trong giai đoạn khủng hoảng. Trong khi đó các ngân hàng IB lại có mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro thanh khoản và ổn định của ngân hàng cả trong khủng hoảng tài chính và giai đoạn sau khủng hoảng tài chính. Tác giả lập luận rằng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, các ngân hàng IB thƣờng có rủi ro thanh khoản thấp hơn dẫn đến sự ổn định của các ngân hàng IB cao hơn. Với rủi ro thanh khoản ban đầu ở mức thấp hơn có thể cải thiện sự ổn định của ngân hàng, nhƣng sau đó ban lãnh đạo ngân hàng sẽ bắt đầu chấp nhận rủi ro để

tăng lợi nhuận, điều này bù đắp cho tác động tích cực ban đầu và làm tăng sự bất ổn của ngân hàng. Tác giả đƣa ra khuyến nghị cho các nhà quản lý rủi ro trong các ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nƣớc là các đơn vị quản lý rủi ro nên phối hợp làm việc không chỉ để giảm thiểu rủi ro mặc định mà còn tăng cƣờng hiệu suất tổng thể của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)