Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 49 - 54)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

3.1.2 Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân

ngân hàng qua phương pháp GMM

Tác giả xem xét cả hai loại rủi ro là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có tác động nhƣ thế nào đến sự ổn định của ngân hàng qua ƣớc lƣợng của mơ hình GMM . Bảng 3.7 thể hiện kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có rủi ro tín dụng tác động tới sự ổn

định của ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%. Còn rủi ro thanh khoản khơng có tác động tới sự ổn định của ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên khi có sự tham gia của biến điều tiết (LIQCRE) thì tác động đồng thời của hai yếu tố này thì lại gây ảnh hƣởng tới sự ổn định của ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%.

Nhƣ đã nói ở phần trên, các lý thuyết về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đã chỉ ra rằng có sự tác động của từng loại rủi ro tới sự ổn định của ngân hàng cũng nhƣ các kiểm chứng về tác động của biến điều tiết đối với sự ổn định của ngân hàng. Bằng chứng trong nghiên cứu này tƣơng ứng với kết quả nghiên cứu của tác giả Ameni và cộng sự (2017).

Bảng 3.7 Kết quả ƣớc lƣợng tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của ngân hàng

Tên biến Hệ số P_value

Constants -10.02344 0.000 L1.zscore 0.32146 0.000 liquidityrisk -0.0688701 0.078 creditrisk -0.0749471 0.000 LIQCRE 0.0185167 0.013 roa 1.368.985 0.000 size 0.6908082 0.000 car -0.001667 0.874 loangrowth -0.0385203 0.002 incomediversity -0.0091051 0.893 efficiency 0.0005404 0.018 gdp 0.0603251 0.043 inf 0.0041187 0.027

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm Stata 13

sinh lợi trên tài sản (roa), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (roe), tỷ trọng cho vay của ngân hàng trên tài sản (loanassets), hiệu quả hoạt động (efficiency), quy mô ngân hàng (efficiency), mức độ an toàn hoạt động (car), hệ số ổn định của ngân hàng (zscore), tốc độ tăng trưởng tín dụng (loangrowth), tỷ lệ lãi biên thuần (nim), đóng góp của hoạt động ngoài lãi (incomediversit), tỷ lệ lạm phát (inf) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (gdp).

Đầu tiên bảng 3.7 chỉ ra mối quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi ro tín dụng và và rủi ro thanh khoản tới với sự ổn định của ngân hàng: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi rủi ro tín dụng tăng 1 đơn vị thì sự ổn định của ngân hàng giảm - 0.0749471 đơn vị ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi rủi ro tín dụng tăng, độ ổn định của ngân hàng suy giảm (tạm chấp nhận ở mức nghĩa 5%). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi rủi ro thanh khoản tăng 1 đơn vị thì sự ổn định của ngân hàng giảm -0.0688701 đơn vị ở mức ý nghĩa 10%. Mặt khác, rủi ro thanh khoản (tỷ lệ nghịch của khả năng thanh khoản) có tác động ngƣợc chiều (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%) đến sự ổn định ngân hàng. Kết quả này cho thấy các ngân hàng càng ổn định thì rủi ro thanh khoản càng giảm hay lúc này ngân hàng có tình hình thanh khoản tốt hơn. Điều này hàm nghĩa sẽ cho phép các ngân hàng khắc phục các rủi ro khủng hoảng tốt hơn trong trƣờng hợp khách hàng đồng loạt rút tiền một cách bất ngờ bởi ngân hàng có đủ khả năng thanh khoản của mình cũng nhƣ việc nắm giữ tài sản dễ thanh khoản giúp ngân hàng có thể chuyển đổi thành tiền ngay lập tức và ở một mức phí chuyển đổi thấp hơn.

Kế tiếp, biến điều tiết LIQCRE thể hiện có mối quan hệ đồng biến tới sự ổn định ngân hàng ở mức ý nghĩa đáng kể là 5%. Điều này ngụ ý rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi có một có 1 yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến sự ổn định của ngân hàng thì thơng qua biến điều tiết cũng gây ra gia tăng tác động một cách gián tiếp tới sự ổn định của ngân hàng. Ngồi ra, các ngân hàng có rủi ro thanh khoản thấp hơn

so với các ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao hơn thì tính ổn định ngân hàng cao hơn nhƣng tƣơng lai rủi ro tín dụng của họ tăng lên. Điều này xảy ra bởi vì cho phép các ngân hàng này đủ thanh khoản để duy trì sự ổn định của họ. Hơn nữa là hệ số dƣơng của biến này thể hiện sự tƣơng tác giữa hai loại rủi ro làm giảm sự ổn định ngân hàng trong khủng hoảng tài chính vì các ngân hàng phải chịu mức lãi suất cho vay cao hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính và đi kèm theo đó là rủi ro tín dụng lớn hơn. Các nghiên cứu gần đây về khủng hoảng tài chính cũng cho thấy rằng các ngân hàng thƣơng mại dễ bị tổn thƣơng trong khủng hoảng bởi sự xuất hiện đồng thời của tính thanh khoản giảm và khả năng tổn thất của khoản vay gia tăng. Điều này ngụ ý rằng khi có dấu hiệu xảy ra hiện tƣợng về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng thì hai yếu tố này có thể đóng vai trị truyền dẫn gây ra vỡ nợ ngân hàng trong một cuộc khủng hoảng tài chính gần nhất.

Liên quan đến các biến kiểm sốt khác trong mơ hình, bảng 3.7 cũng thể hiện nổi bật ảnh hƣởng của tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) đến sự ổn định của ngân hàng. Biến ROA có tác động cùng chiều và có ảnh hƣởng đáng kể đến sự ổn định của ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Ameni và cộng sự (2017) hàm nghĩa khi lợi nhuận của ngân hàng càng tăng thì sự ổn định của ngân hàng càng tăng.

Biến Quy mô của ngân hàng (size) có ảnh hƣởng đồng biến và có ý nghĩa thống kế đáng kể đến sự ổn định ngân hàng ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy các ngân hàng có quy mơ lớn hơn có nguy cơ xác suất thất bại thấp hơn. Điều này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Imbierowicz và Rauch (2014). Các ngân hàng càng lớn có thể đa dạng hóa và quản lý tốt hơn các nguồn lực của mình để phịng ngừa các loại rủi ro. Điều này trái ngƣợc với nghiên cứu của Ameni và cộng sự (2017).

Biến số thể hiện tốc độ tăng trƣởng tín dụng (loangrowth) có tác động tiêu cực tới sự ổn định ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%. Điều này có thể đƣợc hiểu là khả năng thu

hút vốn của ngân hàng cũng nhƣ khả năng quản lý các khoản cho vay hiệu quả sẽ mang đến xác suất vỡ nợ thấp hơn. Kết quả này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Ameni và cộng sự (2017).

Biến số thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng (efficiency) có ảnh hƣởng tích cực đến tính ổn định của ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%. Ngụ ý rằng các ngân hàng có hiệu quả hoạt động càng cao sẽ khó gặp rủi ro hơn.

Biến số thể hiện tốc độ tăng trƣởng GDP có tác động tích cực đến sự ổn định của ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Nền kinh tế càng tăng trƣởng thì hoạt dộng sản xuất kinh doanh càng ổn định, đảm bảo nguồn lực tài chính của bên đi vay.

Cuối cùng, tỷ lệ lạm phát có một tác động tích cực đến sự ổn định ngân hàng. Kết quả này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Ameni và cộng sự (2017).

Trong đó các biến số thể hiện các giá trị tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (car), Chi phí ngoài trả lãi trên tổng thu nhập (incomediversity) khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Bảng 3.8 trình bày kết quả kiểm tra sự tƣơng quan giữa các biến tới sự ổn định của ngân hàng cho thấy: giá trị p của AR (2) cao hơn 0,1. Điều này thể hiện rằng mô hình thực nghiệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này cho thấy các biến trong mơ hình khơng có sự tƣơng quan trong phần dƣ đƣợc chuyển đổi.

Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra sự tƣơng quan giữa các biến tới sự ổn định của ngân hàng

------------------------------------------------------------------------------

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -1.21 Pr > z = 0.028 Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = 0.95 Pr > z = 0.342 ------------------------------------------------------------------------------

Ngoài ra, tác giả sử dụng kiểm định Hansen (Bảng 3.9) để kiểm tra tính hợp lệ của biến cơng cụ cho ra kết quả giá trị p trong mơ hình thực nghiệm này có giá trị lớn hơn 0,1. Điều này thể hiện rằng các biến phụ thuộc đã thể hiện rõ các đặc điểm để mô tả các mối quan hệ trong mơ hình. Hay điều này thể hiện rằng giá trị các biến trong mơ hình đã xác định sự ổn định ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, biến phụ thuộc Z- score có độ trễ là 1 có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này tƣơng quan với mơ hình của Ghenime và cộng sự.

Bảng 3.9 Kiểm định Hausane

------------------------------------------------------------------------------ Difference-in-Hansen tests of exogeneity of instrument subsets: GMM instruments for levels

Hansen test excluding group: chi2(7) = 11.75 Prob > chi2 = 0.109 Difference (null H = exogenous): chi2(8) = 7.31 Prob > chi2 = 0.504

iv(liquidityrisk creditrisk LIQCRE roa size car loangrowth incomediversity efficiency gdp inf)

Hansen test excluding group: chi2(4) = 2.26 Prob > chi2 = 0.688 Difference (null H = exogenous): chi2(11) = 16.80 Prob > chi2 = 0.114 ------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm Stata 13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)