Ngân hàng Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 52)

4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng

4.3.1. Ngân hàng Vietcombank

Vốn điều lệ (tính đến 31/12/2018): 35.978 tỷ đồng.

Văn hóa:

Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro hoạt động, nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro hoạt động là một việc làm hết sức cần thiết, là vấn đề quan trọng đầu tiên mà những người làm công tác quản lý rủi ro hoạt động cần phải quan tâm triển khai nên từ năm 2014 công tác đào tạo của Vietcombank đã được chú trọng về số lượng cũng như chất lượng. Công tác đào tạo nâng cao nhận thức quản lý RRHĐ và đào tạo cơ bản về quản lý RRHĐ cho nhân viên mới được thực hiện thường xuyên. Các khóa học bao gồm lý thuyết về RRHĐ và các bài tập thực hành các công cụ quản lý RRHĐ như báo cáo sự cố, tự đánh giá rủi ro… Cụ thể, trong năm 2014, có 89 đồng chí Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh trong hệ thống đã được tham gia chương

trình đào tạo chức danh Giám đốc chi nhánh; 104 khóa đào tạo được tổ chức với 5.104 lượt cán bộ được đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân sự cho hệ thống Vietcombank. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro đạo đức, Vietcombank khơng ngừng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức để giúp cán bộ nâng cao nhận thức và phạm vi của quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng.

Năm 2015, Vietcombank đã xây dựng nền móng triển khai đào tạo trực tuyến E-learning, xây dựng thư viện/tài nguyên phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phổ biến sáng kiến. Nâng cấp Trung tâm đào tạo thành Trường Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Trong năm 2015, Vietcombank đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Vietcombank.

Số lượng học viên được đào tạo năm 2015 là 12.754 học viên, tăng 150% so với năm 2014. Trong các năm 2016, 2017 và 2018 số lượng lượng học viên và chất lượng đào tạo tiếp tục gia tăng.

Quản trị:

Công tác quản trị của Vietcombank được thực hiện theo mơ hình dưới đây

Ngồi ra từ năm 2015 công tác quản trị rủi ro hoạt động của Vietcombank cơ bản đã triển khai theo mơ hình quản trị rủi ro theo 3 tuyến bảo vệ và mơ hình này khơng ngừng hồn thiện qua các năm.

Chiến lược và chính sách:

Vietcombank đã ban hành và ngày càng hồn thiện hệ thống chính sách của mình đáp ứng với quy định của Basel II và NHNN. Từ năm 2014, VCB đã triển khai dự án phân tích hiện trạng và xây dựng lộ trình triển khai tuân thủ Basel II. Lộ trình tuân thủ Basel II bao gồm một loạt các dự án nhằm hồn thiện mơ hình quản trị, các văn bản chính sách/quy định, cũng như việc triển khai các công cụ quản lý RRHĐ theo đúng yêu cầu của Basel II.

Năm 2015, VCB đã ban hành Quy chế quản lý cán bộ; Quy chế xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đi liền với việc khen thưởng thực chất có thể giúp giảm thiểu rủi ro do gian lận nội bộ. Tiếp đó là ban hành quy định về Phương pháp đánh giá và thẩm quyền xử lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng, từng bước xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp theo Basel II, hồn thiện quy trình và mơ hình đo lường các loại rủi ro. Trong năm 2015, Vietcombank đã chính thức triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng. Mơ hình quản trị, các văn bản chính sách, quy trình, quy chế, quy định liên quan tới quản lý rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II đã từng bước được xây dựng và triển khai. Cũng trong năm 2015, VCB đã xây dựng khung quản lý rủi ro gian lận và bắt đầu chú trọng vận hành và ứng dụng CNTT vào quản trị rủi ro hoạt động.

Năm 2017, VCB đã triển khai khung Quản lý Rủi ro Gian lận, ban hành chính sách, quy trình Quản lý Rủi ro Gian lận và các quy định liên quan về quản lý nhân sự nhằm phòng ngừa và phát hiện rủi ro gian lận. Cơ chế tố giác cũng đã được Vietcombank triển khai. Ngoài ra, VCB cũng đã tiến hành chuyển giao rủi ro hoạt động thơng qua mua các gói bảo hiểm rủi hoạt động đối với tài sản của ngân hàng; ban hành Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền quản lý Trưởng Phòng Giao dịch và số lượng cán bộ tín dụng tại phịng Giao dịch, ban hành và cập nhật Quy trình quản lý rủi ro hoạt động, quy trình phịng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, quy định về khẩu vị rủi ro, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, quản trị rủi ro gian lận.

Vào năm 2018, VCB quan tâm đến các chính sách, quy định, sản phẩm, dịch vụ mới, kể cả hoạt động thuê ngoài, đều được đánh giá để bảo đảm giảm thiểu rủi ro hoạt động trước khi triển khai. Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro được thực hiện và giám sát chặt chẽ, và cảnh báo về rủi ro tiềm tàng được phổ biến kịp thời để phòng tránh rủi ro tương tự.

Cơ sở dữ liệu rủi ro hoạt động:

Từ năm 2014, VCB đã quan tâm đến việc thu thập cơ sở dữ liệu rủi ro hoạt động, đã bắt đầu triển khai chương trình thống kê rủi ro hoạt động, triển khai thí điểm việc thu thập và quản lý thông tin rủi ro. Dữ liệu rủi ro hoạt động được tổ chức dưới dạng dữ liệu trên phần mềm và trên file Excel tổng hợp.

Quy trình quản trị rủi ro hoạt động:

Quy trình quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng Vietcombank được thực hiện theo các bước là nhận diện, đánh giá, giám sát và kiểm soát rủi ro hoạt động.

Nhận diện rủi ro hoạt động là nhận diện rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm tàng; phân loại rủi ro; xác định nguyên nhân chính và nguồn gốc của rủi ro.

Đánh giá rủi ro là phân tích khả năng xảy ra, phân tích tác động, xác định thứ tự ưu tiên xử lý cho từng loại rủi ro dựa trên mục tiêu chiến lược của ngân hàng

Kiểm soát rủi ro là đưa ra và thực hiện biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu rui ro.

Giám sát rủi ro là giám sát hồ sơ rủi ro và sự kiện tổn thất, giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm rủi ro

Công cụ quản lý rủi ro hoạt động:

Công cụ quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả sẽ giúp ngân hàng nhận diện và đánh giá đúng những rủi ro mình đang phải đối mặt, từ đó, áp dụng những biện pháp thích hợp, kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của rủi ro. Ngân hàng VCB đã sớm tìm tịi và vận dụng các cộng cụ quản lỷ rủi ro hoạt động, từ năm 2014 VCB bước đầu xây dựng công cụ tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát (RCSA), giám sát chỉ số rủi ro hoạt động chính (KRI), quản lý dữ liệu tổn thất (IRM), báo cáo giám sát kế hoạch hành động (Action Tracking). Xây dựng Hệ thống quản trị rủi ro

cho các sản phẩm dịch vụ thẻ, hoàn thiện một số công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro khác như mơ hình xác suất vỡ nợ (PD), mơ hình tổn thất khi vỡ nợ (LGD),… Năm 2015 VCB ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá hoạt động của đơn vị thành viên theo thẻ điểm cân bằng. Năm 2016, VCB triển khai cính thức cơng cụ quản lý rủi ro: Báo cáo và xử lý rủi ro hoạt động (LCD), Tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát (RCSA), Giám sát chỉ số rủi ro chính (KRI).

Báo cáo:

Từ năm 2014, VCB đã bắt đầu triển khai chương trình báo cáo sự cố rủi ro hoạt động, cơng tác báo cáo được thực hiện xuyên suốt từ thấp đến cao, từ đơn vị kinh doanh và nghiệp vụ đến hội đồng quản lý rủi ro, ban điều hành, ủy ban quản lý rủi ro, hội đồng quản trị để thực hiện ra các quyết định rủi ro nhằm kiểm soát rủi ro hoạt động và đáp ứng yêu cầu Basel II và quy định của NHNN.

Khẩu vị rủi ro

Từ năm 2015, VCB khởi động triển khai Hiệp ước Vốn Basel II vào ngày 15/07/2015 tại Trụ sở chính VCB. Khẩu vị rủi ro của VCB được thể hiện qua bảng sau:

2014 2015 2016 2017 2018

ROE 25,49% 18,09% 14,69% 12,03% 10,76%

CAR 11,35% 11,04% 11,13% 11,63% 12,14%

Vốn yêu cầu rủi ro hoạt động

(triệu đồng)

2,708,972 3,901,274 4,541,045 5,838,103 6,805,987

Từ bảng trên ta thấy rằng ROE của VCB giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và vốn yều cho rủi ro hoạt động tăng lên qua từng năm, điều này cho thấy VCB vẫn rất quan tâm đến công tác quản trị rủi ro hoạt động.

Nhận xét:

2015. Về mặt chính sách, từ năm 2014 VCB đã chú trọng phát triển chương trình Basel II để có thể đáp ứng các thơng lệ quốc tế và quy định của NHNN, phát triển và vận hành CNTT vào quản trị RRHĐ, quan tâm đến rủi ro gian lận, ban hành các quy trình, quy chế, quy định về quản trị RRHĐ. Dữ liệu RRHĐ được quan tâm, phát triển, chương tình thống kê RRHĐ triển khai từ năm 2014, dữ liệu được lưu trữ trên phần mềm và trên file Excel. Quy trình của VCB đầy đủ các bước gồm nhận diện, đánh giá, giám sát và kiểm sốt RRHĐ. Các cơng cụ quản trị RRHĐ của VCB là RCSA, KRI, IRM (quản lý dữ liệu), Action Tracking (báo cáo quan sát), PD (mơ hình xác suất vỡ nợ, LGD (mơ hình tổn thất khi vỡ nợ). Về mặt báo cáo, VCB phát triển chương trình báo cáo và xử lý RRHĐ từ năm 2014, các báo cáo được thực hiện xuyên suốt từ thấp đến cao. Khẩu vị rủi ro của ACB là hệ số CAR tăng qua các năm đáp ứng quy định của NHNN, vốn yêu cầu rủi ro hoạt động tăng qua các năm, tuy nhiên ROE giảm từ năm 2014 đến năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)