Ngân hàng ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 63)

4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng

4.3.3. Ngân hàng ACB

Vốn điều lệ: 12.886 tỷ đồng.

- Văn hóa:

Hoạt động đào tạo của ACB rất được chú trọng, tập trung vào các mặt như đào tạo nhân viên tân tuyển, tái đào tạo cho các nhân viên hiện hữu và có kinh nghiệm, hỗ trợ các khối tập huấn quy trình nghiệp vụ mới và sản phẩm mới qua hình thức đào tạo e-learning cũng như hỗ trợ các khối trong công tác tuyển dụng, thi nâng bậc, kiểm tra kiến thức qua hệ thống e-test, phối hợp với các khối cải tiến chương trình theo hướng tăng các hình thức đào tạo ngồi lớp học để tối đa hóa khả năng học tập của người học, và hiệu quả hoạt động của ACB, huấn luyện diện rộng với nhiều chức danh, và theo chiều sâu với các chức danh chuyên biệt nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, triển khai các khóa học theo yêu cầu của cơ quan quản lý, đảm bảo tuân thủ quy định về phòng chống gian lận và tham nhũng, nhận thức an tồn thơng tin; v.v.

Các kết quả đạt được trong năm 2014 như sau: Thực hiện được 398 khóa học với 25.500 lượt học viên tham gia, tập huấn Phòng chống gian lận cho 751 nhân viên tân tuyển và phổ biến các quy định, phòng chống tham nhũng cho nhân viên ACB trên hệ thống e-learning. Trong năm 2015, thực hiện được 650 khóa học với

25.102 lượt học viên, tập huấn kiến thức quản lý rủi ro và xử lý nợ cho 154 đơn vị, hồn thành xây dựng khung chương trình mới cho một số chức danh kinh doanh và cấp quản lý. Tổng số khóa đào tạo thực hiện trong năm 2016 là 530 khóa các loại. Năm 2017, tổng số khóa học và số lượt nhân viên được đào tạo là 697 khóa học với 65.241 lượt nhân viên tham gia.

Năm 2018, ACB tiếp tục tập trung đầu tư cải thiện hệ thống quản trị dữ liệu đào tạo, cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập đào tạo. ACB khánh thành Trung tâm Học tập (ACB Learning Hub) Hồ Chí Minh. Việc đào tạo trong năm đáp ứng 95-98% nhu cầu đào tạo với số ngày bình quân đào tạo toàn hệ thống là 4,06 ngày/năm; trong đó 3,58 ngày/năm cho cấp quản lý và 4,11 ngày/năm cho nhân viên; bao gồm 9 lĩnh vực sau: (1) Nghiệp vụ riêng của ACB, (2) Nghiệp vụ ngành ngân hàng, (3) Tin học, (4) Pháp lý và tuân thủ, (5) Quản lý rủi ro, (6) Bán hàng, (7) Hành vi giữa cá nhân với nhau, (8) Hành vi nội cá nhân và (9) Quản lý và lãnh đạo.

- Quản trị:

Việc quản lý rủi ro do Phòng Quản lý Rủi ro thực hiện theo các chính sách được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Phòng Quản lý Rủi ro sẽ xác định, đánh giá và phòng ngừa các rủi ro tài chính với sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị hoạt động của ngân hàng. Hội đồng Quản trị phê duyệt ban hành các chính sách quản lý rủi ro tổng thể, cũng như các chính sách cho các lĩnh vực cụ thể của rủi ro hoạt động. Ngồi ra, Ban Kiểm tốn nội bộ chịu trách nhiệm soát xét độc lập việc quản lý rủi ro và mơi trường kiểm sốt.

Quản trị rủi ro tại ACB được xây dựng theo mơ hình quản trị gồm 3 tầng bảo vệ. ACB phân ra các cấp quản trị và giám sát để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro với 3 cấp quản trị là: cấp giám sát hoạt động ban điều hành cấp cao (Ủy ban quản lý rủi ro), cấp giám sát hoạt động chung của ngân hàng (Khối quản lý rủi ro và Ban Kiểm soát), cấp giám sát hoạt động kinh doanh và vận hành (có sự tham gia của Ban Kiểm sốt, Ban Kiểm toán nội bộ, Ban đảm bảo chất lượng, Khối vận hành)

Nhìn chung mơ hình quản trị rủi ro của ACB tương đối hồn thiện với mơ hình chuẩn quốc tế với đầy đủ các phòng ban chuyên biệt về quản trị rủi ro và thực hiện theo các nguyên tắc của Basel.

- Chiến lược và chính sách:

Công tác quản lý rủi ro hoạt động của ACB ưu tiên chú trọng các lĩnh vực sau: quản lý kinh doanh liên tục, quản trị dữ liệu, hành vi vi phạm và không trung thực nội bộ, và tuân thủ quy định pháp luật, hiệu quả khắc phục các lỗi do kiểm toán nội bộ phát hiện, nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tốn nội bộ, nâng cao năng lực điều tra gian lận.

Ban hành và triển khai Chính sách quản lý rủi ro gian lận; tăng cường hệ thống, quy trình và cơ cấu tổ chức về phịng chống rửa tiền phù hợp thơng lệ quốc tế và tuân thủ Luật Phòng chống rửa tiền; chuẩn bị kế hoạch về việc áp dụng thỏa ước vốn Basel 2 theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước.

hoạch tổng thể triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về an tồn vốn, quản trị tài chính theo lộ trình hướng dẫn thực hiện Basel II của Ngân hàng Nhà nước để khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Ban hành Chính sách Quản lý rủi ro gian lận. Trong năm 2015, thiết lập danh sách các ứng dụng CNTT trọng yếu có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và kế hoạch dự phòng cho các ứng dụng này. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã triển khai diễn tập PCCC và kế hoạch sơ tán tại các tồ nhà trọng yếu đảm bảo tính hiệu quả của các kế hoạch khẩn cấp; Ban hành Quy tắc ứng xử cho tất cả nhân viên ACB.

Trong năm 2016, ban hành quy trình thực hiện khơi phục sự cố CNTT, nâng cao các chính sách, quy trình thực hiện và đào tạo về công tác bảo mật CNTT.

Năm 2018, ACB đang hoàn tất các bước cuối cùng để áp dụng các tiêu chuẩn về vốn quy định tại Basel II trong năm 2019. Rà soát các kịch bản đảm bảo kinh doanh liên tục, đặc biệt đối với các hệ thống công nghệ thông tin, và tổ chức kiểm tra định kỳ về công tác bảo mật thông tin và phòng chống rủi ro gian lận trong nội bộ và bên ngoài.

- Cơ sở dữ liệu rủi ro hoạt động:

Nâng cao chất lượng nguồn dữ liệu chung phục vụ kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu quản lý theo chuẩn mực của Basel II, đo lường chất lượng các dữ liệu trọng yếu và tinh gọn hệ thống báo cáo, v.v. Ngân hàng đã thiết lập trung tâm dữ liệu dự phòng, xác định các trường hợp có khả năng gây sự cố, xây dựng kế hoạch dự phòng cho các hệ thống CNTT trọng yếu.

Hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng từ Core banking, Internet banking, thẻ,…, qua các bộ phận giám sát và kiểm sốt, từ các phịng/ban nghiệp và đơn vị trong hệ thống, từ các nguồn bên ngoài như Operational RiskData Exchange, Bank of International Settlement…

- Quy trình quản trị rủi ro hoạt động:

Xác định rủi ro hoạt động: gồm thu thập dữ liệu tổn thất, xác định dấu hiệu rủi ro hoạt động, các sự cố rủi ro hoạt động, các giao dịch nghi ngờ và bất thường.

Đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động: Hiện tại ACB chưa có cơng cụ cụ thể đo lường rủi ro hoạt động, chủ yếu vẫn sử dụng kết hợp những phương pháp truyền thống như đo lường định tính thơng qua phân tích đánh giá của khối quản lý rủi ro, ban kiểm soát về mức độ rủi ro, khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Từ phương pháp định lượng thông qua đánh giá các số liệu báo cáo về xác suất, tần suất, mức độ tổn thất cụ thể của từng loại dấu hiệu rủi ro

Giám sát và kiểm soát rủi ro: Giám sát rủi ro hoạt động từ các cấp, báo cáo thông tin quản lý rủi ro, xử lý các vi phạm, phịng ngừa và tạo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất khi phát sinh rủi ro.

- Công cụ quản lý rủi ro:

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, ACB phát triển và ứng dụng các công cụ rủi ro như: Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát (RCSA); Tự đánh giá kiểm soát rủi ro (CSA); Dấu hiệu rủi ro chính (KRI), LDC (Thu thập và phân tích dữ liệu tổn thất rủi ro hoạt động), BCP (Kế hoạch kinh doanh liên tục), Bảo hiểm…

Báo cáo rủi ro:

- Phát triển hệ thống thông tin đầu vào phục vụ cho quản lý và và báo cáo quản lý rủi ro hoạt động từ cấp độ giám sát điều hành đến các đơn vị chức năng.

- Các báo cáo định kỳ, đột xuất về sự cố rủi ro hoạt động, báo cáo sai lỗi do các phòng ban, chi nhánh gửi lên, Ban Quản lý rủi ro tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm xác định tần suất xuất hiện, lịch sử rủi ro hoạt động để làm căn cứ tính tốn điểm rủi ro nội tại và điểm rủi ro tổng thể, rủi ro thuần, rủi ro trước và sau khi áp dụng các biện pháp kiểm soát.

- Khẩu vị rủi ro:

2014 2015 2016 2017 2018

ROE 7,6% 8,2% 9,9% 14,13% 27,73%

CAR 14,08% 12,8% 13,19% 11,49% 12,81%

Vốn yêu cầu rủi ro hoạt động

(triệu đồng)

Ta thấy rằng vốn yêu cho rủi ro hoạt động tăng qua từng năm và tỷ số an toàn vốn tối thiểu của ACB đều đáp ứng yêu cầu của NHNN.

Nhận xét: Văn hóa quản trị RRHĐ được ACB quan tâm và phát triển mạnh. Về

mặt quản trị đươc thực hiện theo mơ hình quản trị kim tự tháp từ cao đến thấp, phân cấp rõ ràng, ACB quản trị theo mơ hình 03 tầng bảo vệ. Chiến lược và chính sách quản trị RRHĐ ACB quan tâm đến rủi ro gian lận, quan tâm phát triển chương trình Basel II từ năm 2014 để có thể sớm đáp ứng thông lệ quốc tế và quy định của NHNN, vận hành, ứng dụng CNTT vào quản trị RRHĐ, ban hành các quy định, quy chế về quản trị RRHĐ đầy đủ. Quy trình quản trị RRHĐ gồm các bước là xác định rủi ro, đo lường và đánh giá, giám sát và kiểm soát rủi ro. Về cơ sở dữ liệu RRHĐ rất được ACB quan tâm và phát triển, ACB thiết lập trung tâm dữ liệu dự phịng. Các cơng cụ quản lý rủi ro ACB áp dụng là RCSA, CSA, KRI, LDC, BCP… Công tác báo cáo được ACB quan tâm, phát triển, báo cáo quản lý rủi ro hoạt động từ cấp độ giám sát điều hành đến các đơn vị chức năng. Khẩu vị rủi ro của ACB thì ROE tăng qua các năm, CAR đáp ứng yêu cầu của NHNN, vốn yêu cầu RRHĐ tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 63)