Đa dạng hóa thu nhập tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 28 - 36)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.4.2 Đa dạng hóa thu nhập tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh

cho ngân hàng

Theo Stiroh (2004a) nghiên cứu mối liên hệ giữa đa dạng hóa và hiệu suất điều chỉnh rủi ro cho các ngân hàng nhỏ tại Mỹ giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2000. Kết quả cho thấy sự tập trung gia tăng vào các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi sẽ dẫn đến việc giảm hiệu suất điều chỉnh rủi ro tức mang lại rủi ro cao hơn cho các ngân hàng nhỏ. Do những ngân hàng này có ít kinh nghiệm quản trị hoặc lợi thế cạnh tranh yếu hơn so với các ngân hàng lớn (ngân hàng tập đoàn). Mặc dù như vậy, các ngân hàng nhỏ khi đa dạng hóa thu nhập vẫn có thể duy trì cạnh tranh.

Theo Stiroh (2004b) nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thu nhập ngoài lãi và sự biến động của doanh thu và lợi nhuận ngân hàng thông qua dữ liệu từ năm 1984 đến năm 2001 của hệ thống ngân hàng Mỹ. Kết quả cho thấy sự đa dạng hóa thu nhập lớn hơn cũng ít mang lại lợi ích cho lợi nhuận và cũng không làm doanh thu ổn định hơn. Về rủi ro và lợi nhuận ngân hàng, có một mối liên hệ tiêu cực rõ ràng giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận trên mỗi đơn

vị rủi ro. Hoạt động giao dịch tạo phí dường như là lực cản lớn nhất đối với lợi nhuận trên mỗi đơn vị rủi ro và cho thấy việc tiếp tục mở rộng có thể làm giảm lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Và hơn một phần ba quan sát cho thấy mối tương quan nghịch giữa thu nhập lãi thuần và thu nhập ngồi lãi. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra thông tin: Thu nhập lãi thuần và tăng trưởng thu nhập ngồi có mối tương quan tích cực đối với ngân hàng thơng thường và mối tương quan dường như đang tăng lên đối với cả các ngân hàng riêng lẻ và ngân hàng tổng hợp. Hơn nữa, tác giả cũng đưa ra lý thuyết dữ liệu được phân tích ở đây bao gồm một giai đoạn chuyển tiếp và có thể các ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn đầu học cách gặt hái những lợi ích từ các hoạt động rộng lớn và đa dạng hơn.

Theo DeYoung và các cộng sự (2004) sử dụng dữ liệu của hệ thống ngân hàng thương mại Hòa kỳ trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2001 nghiên cứu về mối liên hệ giữa thu nhập ngoài lãi, chiến lược kinh doanh, điều kiện thị trường, thay đổi công nghệ và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Kết quả cho thấy khi tăng biên thu nhập ngồi lãi thì có sự đánh đổi với rủi ro và các ngân hàng quản lý tốt sẽ mở rộng biên thu nhập ngoài lãi chậm hơn. Bên cạnh đó, bài viết đưa ra thơng tin: thu nhập ngoài lãi cùng tồn tại với thu nhập từ lãi trong ngân hàng. Do đó thay vì thu nhập từ hoạt động trung gian các ngân hàng duy trì chức năng dịch vụ tài chính cốt lõi của ngân hàng.

Theo Lepetit và các cộng sự (2005) nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm trong cấu trúc thay đổi của ngành ngân hàng Châu Âu. Dựa trên số liệu từ các ngân hàng Châu Âu trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2002, nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy các ngân hàng mở rộng sang hoạt động thu nhập ngồi lãi có rủi ro cao hơn các ngân hàng chủ yếu cung cấp các khoản vay. Khác với nghiên cứu trước đó (chủ yếu vào các ngân hàng ở Hoa Kỳ) tập trung vào đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhóm tác giả nghiên cứu rủi ro của các yếu tố bán chéo trong khoản vay. Cụ thể, kết quả cho thấy sự phụ thuộc cao hơn vào các hoạt động dựa trên phí có liên quan đến lãi suất cho vay thấp hơn cho thấy rằng

các ngân hàng có thể sử dụng các khoản vay như một hoạt động thua lỗ làm tăng vấn đề chiến lược bán hàng .

Theo Stiroh và cộng sự (2006) nghiên cứu liệu sự thay đổi đối với các hoạt động tạo ra phí, doanh thu giao dịch và thu nhập ngồi lãi khác có cải thiện hiệu suất của các cơng ty nắm giữ tài chính và ngân hàng Hoa Kỳ (FHC) từ năm 1997 đến năm 2002 hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng biên trong đa dạng hóa doanh thu khơng liên quan đến hiệu suất tốt hơn, trong khi tăng thu nhập ngoài lãi lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro thấp hơn.

Theo Lepetit và các cộng sự (2008) nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro và thu nhập ngoài lãi sử dụng số liệu của các ngân hàng Châu Âu từ năm 1996 đến năm 2002. Ở nghiên cứu đầu tiên nhóm tác giả cho thấy các ngân hàng mở rộng sang hoạt động thu nhập ngồi lãi có rủi ro cao hơn và rủi ro mất khả năng thanh toán cao hơn các ngân hàng chủ yếu cho vay. Tuy nhiên, xem xét hiệu ứng kích thước và phân chia các hoạt động phi lợi nhuận thành cả hoạt động giao dịch và hoạt động hoa hồng và phí, nhóm tác giả cho thấy mối liên hệ tích cực với rủi ro chủ yếu là chính xác đối với các ngân hàng nhỏ và chủ yếu được thúc đẩy bởi các hoạt động hoa hồng và phí. Cịn với trường hợp thu nhập ngoài lãi như: hoạt động đầu tư ( chứng khoán, bất động sản, đầu tư trực tiếp,…) thì tiềm ẩn rủi ro cao. Vì nguồn thu nhập từ các hoạt động này rất nhạy cảm rủi ro nên tạọ ra sự bất ổn và ảnh hưởng nhiều đến thu nhập chung của ngân hàng.

Theo Goddard và các cộng sự (2008) nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập của các tổ chức tín dụng Hoa Kỳ đối với các biện pháp hiệu quả tài chính khác nhau. Sử dụng số liệu trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2004 được cơng bố bởi cơng đồn tín dụng Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động đến hiệu quả tài chính của sự thay đổi trong chiến lược làm thay đổi tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lên lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro và không được điều chỉnh là tích cực: tức lợi nhuận trung bình cao hơn từ các hoạt động ngoài lãi so với hoạt động chịu lãi. Tuy nhiên, hiệu suất trung bình giữa hoạt động chịu lãi và khơng chịu lãi là tiêu

cực: tức lợi nhuận có xu hướng thấp hơn nếu thu nhập ngồi lãi đa dạng hóa mạnh mẽ hơn so. Các ngành nghề kinh doanh là đối tượng của hoạt động đa dạng hóa bao gồm mơi giới chứng khoán và trái phiếu, quỹ tương hỗ, kế hoạch tài chính, kiểm tra kinh doanh và cho th ơ tơ. Các cơ hội đã dễ dàng mở ra hơn đối với các tổ chức lớn hơn. Các tổ chức tín dụng nhỏ hơn nên tránh xa những cơ hội này. Do vậy, đối với tất cả các tổ chức tín dụng Hoa Kỳ, tăng trưởng thu nhập ngoài lãi chủ yếu tập trung vào phát triển sản phẩm mới xung quanh danh mục tiết kiệm và cho vay.

Theo Molyneux và các cộng sự (2013) bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Islamic ở Malaysia, Ả Rập Saudi, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Qatar. Dữ liệu kế tốn từ 68 ngân hàng thơng thường và 42 ngân hàng Islamic từ năm 1997 đến năm 2009. Trọng tâm nghiên cứu chính là xem liệu sự phụ thuộc lớn hơn vào tác động thu nhập phi tài chính đến chất lượng thu nhập hay khơng. Và điều này có thể khác nhau giữa các ngân hàng Islamic và thông thường. Thu nhập từ hoa hồng và phí, thu nhập thương mại và thu nhập phi tài chính khác tạo thành thu nhập phi tài chính. Đối với các ngân hàng thông thường, đây được gọi là thu nhập ngoài lãi. Đối với ngân hàng Islamic được gọi là thu nhập phi tài chính (nghĩa là thu nhập không liên quan đến nhận tiền gửi và cho vay). Các ngân hàng Islamic hoạt động như các ngân hàng toàn cầu và cung cấp tài chính bán lẻ và bán buôn cộng với các dịch vụ ngân hàng đầu tư. Bằng cách sử dụng các phương pháp thực nghiệm khác nhau, nhóm tác giả cho thấy rằng trên cơ sở tác động tổng thể rịng thì thu nhập phi tài chính ảnh hưởng tích cực đến ngân hàng hiệu suất điều chỉnh rủi ro. Đa dạng hóa thu nhập lớn làm tăng biến động thu nhập và điều này tác động tiêu cực đến các ngân hàng hiệu suất điều chỉnh rủi ro. Các ngân hàng Islamic tập trung nhiều hơn vào tài chính tiền gửi hoặc cho vay và ít đa dạng hơn về các hoạt động thu nhập phi tài chính so với các ngân hàng thơng thường. Nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng các ngân hàng Islamic dường như ít bị ảnh hưởng bởi biến động thu nhập do nguồn thu nhập đa dạng thấp. Và Các ngân hàng Islamic có lợi nhuận thấp hơn trên cơ sở điều chỉnh rủi ro khi so sánh với các ngân hàng thông thường.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trƣớc S

T T

Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Đa dạng hóa thu nhập tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng

1

Chiorazzo và các cộng sự

(2008)

Mối quan hệ giữa thu nhập phi lãi và lợi nhuận của các ngân hàng tại Ý giai đoạn 1993 - 2003.

-Đa dạng hóa thu nhập làm tăng lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

-Mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận ngân hàng được thể hiện rõ ở các ngân hàng lớn.

-Các ngân hàng nhỏ khi tăng thu nhập ngồi lãi thì đạt được hiệu quả tài chính hơn. 2 Meslier và các cộng sự (2014) Tác động của đa dạng hóa thu nhập ngân hàng đối với hoạt động của các ngân hàng trong nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1999 - 2005

-Các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi làm tăng lợi nhuận ngân hàng và lợi nhuận được điều chỉnh rủi ro.

-Các ngân hàng nước ngoài được hưởng lợi nhiều hơn từ các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi so với các đối tác trong nước. 3 Lee và các cộng sự (2014) Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Châu Á giai đoạn 1995 - 2009

-Tác động của doanh thu lãi gộp, doanh thu giao dịch ròng và tất cả doanh thu thuần khác đối với lợi nhuận và rủi ro là tích cực.

-Một ngân hàng khơng thể đạt được mục tiêu đa dạng hóa bằng cách chỉ tăng thu nhập hoa hồng.

S T T

Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

4

Vinh và cộng sự (2016)

Tác động của đa dạng hóa thu nhập đối với rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 -2013

-Đa dạng hóa thu nhập tăng dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận ngân hàng cao hơn.

-Khi xem xét rủi ro, việc đa dạng hóa thu nhập tăng lên dẫn đến lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro thấp hơn và rủi ro cao hơn.

-Việc đa dạng hóa thu nhập chưa thật sự có lợi cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

5 Sang (2017)

Tác động của đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015

-Mối quan hệ tích cực giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả ngân hàng.

-Các ngân hàng quy mơ lớn có tác động lớn hơn đến sự đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động.

Đa dạng hóa thu nhập tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng

1 Stiroh (2004b)

Mối liên hệ giữa sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thu nhập ngoài lãi và sự biến động của doanh thu và lợi nhuận ngân hàng tại Mỹ giai đoạn 1984- 2001

-Đa dạng hóa thu nhập lớn hơn cũng ít mang lại lợi ích cho lợi nhuận và cũng không làm doanh thu ổn định hơn. -Mối liên hệ tiêu cực rõ ràng giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận trên mỗi đơn vị rủi ro.

2 Goddard và các

Tác động của đa dạng hóa thu nhập của các tổ

-Lợi nhuận có xu hướng thấp hơn nếu thu nhập ngoài lãi đa dạng hóa mạnh

S T T

Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

cộng sự (2008)

chức tín dụng Hoa Kỳ giai đoạn 1993-2004

mẽ hơn.

-Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi chủ yếu tập trung vào phát triển sản phẩm mới xung quanh danh mục tiết kiệm và cho vay. 3 Molyneux và các cộng sự (2013)

Ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Islamic (Hồi giáo) giai đoạn 1997 - 2009

-Thu nhập phi tài chính ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

-Đa dạng hóa thu nhập lớn làm tăng biến động thu nhập và điều này tác động tiêu cực đến các ngân hàng hiệu suất điều chỉnh rủi ro.

-Các ngân hàng Islamic dường như ít bị ảnh hưởng bởi biến động thu nhập do nguồn thu nhập đa dạng thấp.

-Các ngân hàng Hồi giáo có lợi nhuận thấp hơn trên cơ sở điều chỉnh rủi ro khi so sánh với các ngân hàng thông thường.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ bảng 2.1 những kết quả nghiên cứu trên cho thấy tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là có mối tương quan dương hay âm thì khác nhau và tùy thuộc vào quốc gia, đặc điểm của từng ngân hàng, thời gian và dữ liệu nghiên cứu. Xuất phát từ những mâu thuẫn này đã thôi thúc tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Tác động của đa

Việt Nam” giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 nhằm cung cấp thêm những cơ sở

thực tiễn cho vấn đề này.

Tóm tắt chƣơng 2

Chương 2 đã trình bày một số khái niệm đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại, vai trị của đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại đối với ngân hàng thương mại, nền kinh tế và khách hàng của ngân hàng. Cách thức đo lường của đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng được trình bày tạo nền tảng cho cách thức đo lường biến trong mơ hình nghiên cứu. Trong chương 2 tác giả cũng trình bày cơ sở lý thuyết tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại và tổng quan được các nghiên cứu liên quan nhằm cung cấp thêm bằng chứng tìm được trên thế giới và trong nước để làm cơ sở cho bài nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình bày về cách thu thập dữ liệu và mơ hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)