STT Biến phụ thuộc Pro (F) Kết luận Tham chiếu
1 ROA 0.0000 Có tự tương quan Phụ lục số 7.1 2 ROE 0.0000 Có tự tương quan Phụ lục số 7.2
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata (Phụ lục 7)
Dựa vào kết quả từ bảng 4.8 cho thấy p-value của mơ hình ROA và ROE nhỏ hơn 0.01. Do đó, bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1% cho thấy tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1 trong mơ hình ROA và ROE. Với mơ hình ROA và ROE có hiện tượng tự tương quan bậc 1 có thể được lý giải do tỉ số ROA và ROE bị ảnh hưởng từ tác động ROA (t-1) và ROE (t-1). Trong thực tế lợi nhuận của năm nay có thể bị tác động từ lợi nhuận của năm trước liền kề. Do chủ ý quản trị điều hành từ các ngân hàng muốn trích lợi nhuận ở năm kinh doanh thuận lợi dự phòng năm tiếp theo nhằm đạt chỉ tiêu kinh doanh.
4.6 Kết quả lựa chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng mơ hình
Do hai mơ hình nghiên cứu sử dụng ROA và ROE để đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và cùng sử dụng các biến độc lập để giải thích tác động đến lợi nhuận, nên hai mơ hình có sự tương đồng đối với các khiếm khuyết định lượng ở phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Điều này có thể do lợi nhuận năm nay tác động đến đa dạng hóa thu nhập dựa trên cơ hội kinh doanh hoặc chiến lược kinh doanh. Để khắc phục khiếm khuyết định lượng và hiện tượng nội sinh trong hai mơ hình nghiên cứu, tác giả lựa chọn phương pháp ước lượng GMM cho mơ hình nghiên cứu để đưa ra kết luận vì ưu điểm đã được nêu trong phần phương pháp nghiên cứu.
4.7 Kết quả hồi quy ƣớc lƣợng và thảo luận kết quả
Bảng 4.8 trình bày tổng hợp các kết quả ước lượng cho mơ hình ROA là biến phụ thuộc, tác giả trình bày thêm các mơ hình Pooled OLS, REM mặc dù tồn tại
để thảo luận kết quả vì khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan, kiểm soát được khiếm khuyết nội sinh.
Đối với biến phụ thuộc ROA, khi ta so sánh các kết quả của ba phương pháp ước lượng trong bảng 4.9 thì ta thấy kết quả tương đồng và có ý nghĩa thống kê các biến.