CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 11
Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến CLTT BCTC. Tác giả Đào Ngọc Hạnh (2014), nghiên cứu về “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, trong LVTS, trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗ hợp, sử dụng mẫu và thu thập số liệu bảng câu hỏi với 5 thang đo Likert với sự lựa chọn từ thấp tới cao. Kết hợp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA, phân tích hồi quy tuyến tính. Dựa trên các cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mơ hình với 8 biến độc lập ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống TTKT, gồm: (1) Cam kết của nhà quản lý, (2) Kiến thức sử dụng cơng nghệ hệ thống thơng tin kế tốn (HTTT KT) của nhà quản lý, (3) Kiến thức kế toán của nhà quản lý, (4) Hiệu quả của phần
mềm và các cơng trình ứng dụng kế tốn, (5) Chất lượng dữ liệu, (6) Tham gia của nhân viên, (7) Huấn luyện và đào tạo của nhân viên doanh nghiệp, (8) Mơi trường văn hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là Tham gia của nhân viên, Kiến thức sử dụng công nghệ HTTT KT của nhà quản lý và Cam kết của nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ áp dụng được các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Với tác giả Nguyễn Trọng Nguyên (2015) về đề tài “Tác động của quản trị
công ty đến chất lượng BCTC tai các công ty niêm yết tại Việt Nam”, trong LATS
kinh tế, trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh. Luận án sử dụng thang đo gồm 16 thuộc tính để đo lường CLTT BCTC dựa trên các đặc tính chất lượng của FASB và IASB của 195 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX. Tác giả sử dụng hai phương pháp; phương pháp định tính sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để đánh giá sự tác động của các yếu tố quản trị công ty (QTCT) đến chất lượng thông tin BCTC. Biến phụ thuộc là CLTT BCTC bao gồm 16 thang đo dựa trên các đăc tính chất lượng của FASB và IASB. Biến độc lập gồm 7 biến và 2 biến điều tiết. Phương pháp định tính gồm 2 bảng khảo sát về thơng tin BCTC và QTCT thơng qua các câu hỏi chun gia có liên quan nhiều đối tượng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, CLTT BCTC của các CTNY Việt Nam dưới mức trung bình, có 158 cơng ty đạt mức yếu, kém, chiếm 81,1% mẫu nghiên cứu; điều này thể hiện chủ yếu ở hai hoạt động trình bày và công bố, chủ yếu tập trung ở các thông tin phi tài chính. Hầu như các cơng ty niêm yết trình bày BCTC theo hướng tuân thủ pháp luật chứ chưa hướng đến sự hữu ích của thơng tin đó cho người sử dụng. Bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố về tính độc lập của HĐQT, tần suất cuộc họp, thành viên HĐQT có kiến thức về chun mơn tài chính kế tốn, CTNY có bộ phận kiểm tốn nội bộ có ảnh hưởng đến CLTT BCTC. Ngoài ra các nhân tố về tính độc lập của ban kiểm sốt (BKS), sự kiêm nhiệm chức danh của HĐQT không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Nghiên cứu chỉ đề cập một đặc tính về tính độc lập của Ban kiểm sốt, chưa đi sâu khai thác các đặc tính khác của Ban kiểm sốt. Do đó, các nhà nghiên cứu trong tương lai tác giả có thể xem xét đến các đặc tính khác của Ban kiểm sốt để làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Nguyễn Thị Thanh (2016), nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến chất lượng thơng tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, LVTS
trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh. Mơ hình tác giả xây dựng gồm 12 nhân tố: quy mô công ty, quy mô của Ban điều hành, Độ tuổi công ty, tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài, tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước, tuổi của Giám đốc điều hành, Tỷ lệ thành viên không điều hành của Hội đồng quản trị, Tỷ lệ nữ giới trong Ban điền hành, Tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc, Lợi nhuận, Tình trạng niêm yết và Công ty KTĐL. Nghiên cứu sử dụng công cụ là phần mềm SPSS 22.0 để phân tích mơi hình hồi quy tuyến tính với mẫu được lựa chọn là 35 ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 nhân tố có tác động cùng chiều với chất lượng thơng tin kế tốn là Quy mơ ngân hàng, Tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài, Lợi nhuận và Tình trạng niêm yết. Trong đó nhân tố Quy mơ ngân hàng có tác động mạnh nhất đến chất lượng thông tin BCTC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Hạn chế là đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng thương mại Việt Nam nên kế quả nghiên cứu không áp dụng được cho các đối tượng khác, kể các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Một nghiên cứu về ban giám đốc điều hành của tác giả Lê Thị Mến (2016), “
Tác động của đặc điểm giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh”, trong
LVTS trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu đo lường đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm CEO đến CL BCTC. Tác giả dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Đầu tiên khảo lược các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, khảo sát thông tin thông qua việc xây dựng thang đo, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và ước lượng mơ hình hồi quy thích hợp để đo lường các nhân tố. Nghiên cứu đưa ra 4 biến độc lập gồm: (1) Tuổi của CEO, (2) Quyền kiêm nhiệm của CEO, (3) Giới tính CEO, (4) Trình độ học vấn của CEO. Ngồi ra có 3 biển điều tiết: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Công ty kiểm tốn, Tuổi cơng ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối qua hệ tuyến tính của độ tuổi CEO, trình độ học vấn CEO cùng chiều với chất lượng BCTC, có sự tác động tích
cực của nữ CEO đến chất lượng BCTC. Hạn chế của nghiên cứu là số lượng mẫu
nhiệm đưa vào mơ hình nhưng khơng có ý nghĩa thống kế. Chưa đề cập tác động của
đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC trong điều kiện cơng ty có hình thức sở hữu
khác nhau.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Quốc Thuần (2016), “Các nhân tố tác động đến
chất lượng thơng tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt Nam”, trong
LATS, trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minhtế. Đề tài xác định và đánh giá tác động của các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các doanh nghiệp Việt Nam. CLTT BCTC được đo lường dựa theo các đặc điểm chất lượng của FASB và IASB. Tác giả đã xác định và phân tích 10 nhân tố bao gồm: (1) Hành vi quản trị lợi nhuận, (2) Áp lực từ thuế, (3) Quy mô doanh nghiệp, (4) Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, (5) Đào tạo và bồi dưỡng, (6) Chất lượng phần mềm kế toán, (7) Kiểm toán độc lập, (8) Hiệu quả của HTKSNB, (9) Năng lực nhân viên, (10) Niêm yết chứng khoán. Tác giả dùng phương pháp phân tích hồi qui bội với 8 nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Phân tích sự ảnh hưởng của các biến điều tiết cho thấy Niêm yết và Quy mơ doanh nghiệp đóng vai trị là biến điều tiết của hơ hình hồi qui và thực sự làm thay đổi mối quan hệ của các biến độc lập đến chất lượng thông tin BCTC. Hạn chế của nghiên cứu là đối tượng thu thập dữ liệu là những người quản lý công tác kế toán tại các doanh nghiệp, chưa tiếp cận các đối tượng trực tiếp sử dụng thông tin BCTC. Mẫu thu thập chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp ở các tỉnh cịn ít nên có thể chưa đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa tác giả chưa đề cập đến đặc điểm của bộ phận nào trong doanh nghiệp có tác động đến CLTT BCTC.
Với nghiên cứu của Trần Mỹ Ngọc (2017) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thơng tin báo cáo tài chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre”, LVTS, trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh đã hướng đối tượng
nghiên cứu sang đơn vị cơ quan nhà nước. Tác giả xây dựng mơ hình gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn, gồm: (1) Môi trường pháp lý, (2) Môi trường chính trị, (3) Mơi trường kinh tế, (4) Mơi trường giáo dục, (5) Mơi trường văn hóa, (6) Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, (7) Hệ thống thông tin của đơn vị. Mơ hình được xây dựng dựa trên việc xác định khung lý thuyết bao gồm các hệ thóng văn bản pháp lý về quản lý tài chính cơng, chế độ kế tốn khu vực cơng, IPSASs, các quan điểm về CLTTKT, các quan điểm về nhân tố ảnh hưởng tới CLTT KT từ các nghiên
cứu trước. Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê mô tả, sử dụng mơ hình phân tích khám phá nhân tố EFA để phám phá và đo lường mức độ ảnh hưởng tới CLTT KT. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 nhân tố đều có ảnh hưởng tới CLTT BCTC phường/xã trên địa
bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu này chỉ áp dụng cho các đơn vị
phường/xã tại địa bàn huyện Châu Thành.
Với đối tượng nghiên cứu là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn có nhiều tác giả quan tâm. Ví dụ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng
(2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của cơng ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”,
trong LATS kinh tế, trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn tác giả nghiên là từ năm 2012 đến năm 2014 với số lượng 123 CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dữ liệu được tác giả khai thác từ BCTC đã được kiểm toán và công bố, BCTN của các CTNY trên các trang web. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã kế thừa kết quả từ nghiên cứu trước, tác giả đã tổng hợp và bổ sung thêm các nhân tố mới ảnh hưởng đến CL BCTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng BCTC của các CTNY Việt Nam so với các nước khác trên thế giới còn thấp, tuy nhiên chất lượng BCTC của những năm về sau đã được cải thiện hơn so với các năm trước. Kết quả cho thấy trong 23 nhân tố, có 17 nhân tố ảnh hưởng tới CL BCTC tại các CTNY trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên tác giả nhân thấy rằng hạn chế trong
nghiên cứu là chưa đưa các nhân tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến CL BCTC tại
Việt Nam như nhân tố về thị trường vốn, chính sách Nhà nước, văn hóa, chính trị,… Hơn nữa trong quan điểm nghiên cứu của tác giả cịn có nhiều mơ hình khác mà tác giả chưa đưa vào để kiểm định.
Cùng đối tượng nghiên cứu với tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng, có nghiên cứu của Đỗ Thị Hải Yến (2017) về “Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin
trên BCTC hợp nhất của các cơng ty niêm yết tại thành phố Hồ Chí Minh”, trong
LVTS trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng tới CLTTKT trên BCTC hợp nhất của các CTNY tại thành phố Hồ Chí Minh. Đo lường và phân tích mức ảnh hưởng của các nhân tố đó với CL TTKT. Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp. Phương pháp định
tính dùng để phỏng vấn chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng, làm cơ sở cho việc lập bảng khảo sát, phân tích và bàn luận kết quả. Phương pháp định lượng sử dụng để thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát, công cụ phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Nghiên cứu đưa ra 6 biến độc lập bao gồm: (1) Rủi ro kiểm toán BCTC hợp nhất của cơng ty kiểm tốn với cơng ty niêm yết, (2) Môi trường pháp lý, (3) Nhà quản trị cơng ty, (4) Trình độ nhân viên kế tốn, (5) Sự khác biệt giữa kỳ kế tốn của cơng ty mẹ và các cơng ty con, (6) Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC hợp nhất. Có hai nhân tố là Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ và Sự khác biệt giữa kỳ kế tốn của cơng ty mẹ và cơng ty con có hệ số beta tương đối bám sát nhau. Hạn chế của nghiên cứu là các biến độc lập trong nghiên cứu chỉ giải thích được 57% sự biến thiên của biến phụ thuộc, đó đó sẽ tồn tại các nhân tố khác có ảnh hưởng tới CLTTKT trên BCTC hợp nhất mà mơ hình tác giả đưa ra chưa giải thích được. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiền nên kết quả nghiên cứu chưa thể hiện được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với các nhóm cơng ty ở các lĩnh vực khác nhau như: các ngân hàng, các công ty xây dựng, vận tải, … Nghiên cứu chỉ mới thực hiện ở phạm vi cơng ty niêm yết nên chưa có những đánh giá khái quát.
Đối tượng nghiên cứu của hai tác giả trên là CTNY trên thị trường chứng khoán, cùng đối tượng với đề tài tác giả đang nghiên cứu. Tuy nhiên nhân tố các tác giả khám
phá chưa đề cập cụ thể đến đặc điểm của Ban kiểm soát ảnh hưởng đến chất lượng
thơng tin báo cáo tài chính.
1.3. Khe hổng nghiên cứu
Qua tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đề tài về CLTT BCTC được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có nhiều cơng trình được cơng bố. Mỗi cơng trình nghiên cứu được tiếp cận theo các cách khác nhau. Các nghiên cứu thường hướng tới việc đo lường tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC như Hongjiang Xu và các cộng sự (2003), Đào Ngọc Hạnh (2014), Phạm Quốc Thuần (2016), … Cũng có nghiên cứu về đặc điểm của quản trị trong doanh nghiệp tác động đến CLTT BCTC như Ahsan Habib & Mahmud Hossain (2013), Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Lê Thị Mến (2016), … Có tác giả thì nghiên cứu đặc điểm của Ban
kiểm sốt tác động đến CLTT BCTC như Guanggui Ran và các cộng sự (2014). Tác giả nhận thấy, một số nghiên cứu trước có nghiên cứu đến tác động của nhà quản trị doanh nghiệp, CEO/CFO, Ban kiểm soát, … ảnh hưởng đến CLTT BCTC. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đo lường về sự tác động của đặc điểm Ban kiểm soát đến CLTT BCTC, các nghiên cứu trước chỉ dừng lại đơn lẻ một vài đặc điểm của Ban kiểm sốt như tính độc lập của Ban kiểm soát, theo hiểu biết của tác giả thì chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam nghiên cứu toán diện về đặc điểm của Ban kiểm soát tác động tới CLTT BCTC.
Chính vì vậy luận văn hướng đến nghiên cứu tác động của đặc điểm Ban kiểm soát tác động đến CLTT BCTC, tác giả sử dụng lợi nhuận như là đại diện cho CLTT BCTC, thông qua đánh giá chất lượng của lợi nhuận trên BCTC để suy ra kết luận về CLTT BCTC bởi CLLN “là độ chính xác cụ thể là vạch ra được dồn tích hiện hành
dịng tiền trong năm nay, năm ngoái và năm kế tiếp” theo kết quả nghiên cứu của Ecker và cộng sự (2006). Trong nghiên cứu này các đặc điểm của Ban kiểm soát cũng được tác giả xem xét một cách toàn diện hơn, bao gồm các đặc điểm như: độ tuổi, giới tính, bằng cấp, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, …
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đánh giá CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trên thế giới và trong nước. Trên cơ sở đó, tác giả tham khảo được các phương pháp mà nhà nghiên cứu trước đã thực hiện về CLTT BCTC và đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của các nghiên cứu trước. Mục tiêu, phương pháp và đối tượng ở mỗi nghiên cứu về CLTT BCTC là khác nhau nên kết quả đạt được của mỗi nghiên cứu cũng có hiệu quả riêng biệt. Thông qua việc lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu cũng như cơ sở để tác giả có thể đưa ra các có thể đưa ra giả thuyết