CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Các giả thuyết nghiên cứu 45
Giới tính thành viên Ban kiểm sốt
Sự khác biệt về giới tính đã được kiểm tra rộng rãi trong lý thuyết đạo đức kinh doanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tồn tại khác biệt giữa nam giới và nữ giới về giá trị và lợi ích, xu hướng ứng xử đối với các vấn đề phi đạo đức trong kinh doanh (Betz, O’Connell, Shepard, 1989). Lợi ích kinh tế và sự nghiệp thành công là mối quan tâm của nam giới, nhiều khi họ có thể phá vỡ nguyên tắc để đạt được mục đích của mình. Cịn nữ giới thì ngược lại, họ có xu hướng hịa đồng và ít thực hiện các hành vi phi đạo đức trong kinh doanh (Butz & Lewis, 1996; Mason & Mudrack, 1996). Qua kết quả nghiên cứu của tác giả Ahsan Habib & Mahmud Hossain (2013) cho thấy đa dạng về giới tính làm tăng hiệu quả quản lý, CEO nữ đã tăng lên dần, ở Châu Âu bổ nhiệm giám đốc nữ còn là một yêu cầu pháp lý. Từ quan điểm về tính cách đó so với nam giới, phụ nữ thường suy nghĩ cẩn thận hơn, phù hợp với ngành
nghề quản lý kế toán và giám sát kế toán (Guanggui Ran và các cộng sự ,2015). Vì
vậy, tác giả mong đợi rằng tỷ lệ giám sát nữ càng cao trong BKS thì chất lượng thơng tin kế tốn càng đáng tin cậy. Do đó, luận văn thiết lập giả thuyết sau:
- Giả thuyết H1 (Giới tính thành viên BKS): Tỷ lệ kiểm soát viên nữ (KSV) trên
tổng số kiểm sốt viên càng cao thì CLTT BCTC của các CTNY càng cao.
Trình độ chun mơn về kế tốn tài chính của BKS
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ phận BKS được quy đinh trong Nghị định 71 là giám sát tình hình tài chính của cơng ty, muốn thực hiện tốt vai trị này thì họ cần phải có kiến thức về kế tốn, tài chính. Lý thuyết sự phụ thuộc nguồn lực cho rằng HĐQT đa dạng bao gồm những thành viên được đào tạo ở các lĩnh vực
khác nhau sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp. Theo nghiên cứu của Noor Azizi Ismail
(2009), nền tảng kiến thức kế tốn của nhà quản trị có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả của HTTTKT tại các doanh nghiệp. Tương tự Guanggui Ran và các cộng sự, 2015 cho rằng nền tảng nghề nghiệp của người giám sát có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát của họ. Theo Xie, Davidson và DaDalt (2003) và Park & Shin (2004) cho rằng, các giám đốc độc lập có nền tảng tài chính có thể hạn chế hành vi quản trị thu nhập của giám đốc điều hành. Ở nghiên cứu của tác giả Qinghua và các cộng sự (2007) cho thấy rằng đặc điểm chuyên môn của HĐQT là không thể thiếu đối với chất
lượng BCTC. Một trong những nhiệm vụ khá quan trọng của BKS là giám sát tình hình tài chính của cơng ty, vì vậy các KSV có nền tảng kế tốn tài chính có thể phát hiện hành vi gian lận tài chính một cách kịp thời và nâng cao đội tin cậy về thơng tin kế tốn, do đó cải thiện CLTT BCTC của cơng ty. Vậy nên tác giả thiết lập giả thuyết như sau:
- Giả thuyết H2 (Thành viên BKS có chun mơn về kế tốn tài chính): Tỷ lệ
KSV có nền tảng kế tốn tài chính trên tổng số KSV càng cao thì CLTT BCTC của các CTNY cao.
Tần suất cuộc họp của BKS
Bên cạnh trình độ chun mơn của nhà quản lý, một số nhà nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng số lượng cuộc họp cũng tác động đến hành vi QTLN do đó ảnh hưởng đến CLTTBCTC. Theo Salmon (1993) cho rằng giám đốc có thể quyết định tổ chức các cuộc họp dài hơn với tần suất thấp hơn khi đảm bảo rằng thông tin được cung cấp một cách tự do và kịp thời. Cuộc họp dài hơn không chỉ mất nhiều thời gian hơn mà còn thảo luận một cách kỹ càng hơn, giảm bớt chi phí đi lại cho các nhà quản lý (Guanggui Ran và các cộng sự, 2015). Tuy nhiên, theo Vafeas (1999) lập luận rằng tần suất cuộc họp là một sự ủy nhiệm hiệu quả hình thành mức độ chuyên cần của các bộ phận trong công ty. Trái ngược với các kết quả nghiên cứu trên Qinghua và các cộng sự (2007) khơng tìm thấy mối quan hệ giữ tần suất cuộc họp với chất lượng BCTC. Theo đó tác giả nhận thấy, tần số làm việc của ban kiểm sốt có thể giải thích cho mức độ nỗ lực giám sát và cường độ giám sát. Vì vậy, tác giả mong đợi tần suất cuộc họp của BKS có ảnh hưởng tích cực đến CLTT KT của cơng, do đó giả thuyết H4 được thiết lập như sau:
- Giả thuyết H3 (Tần suất cuộc họp của BKS): BKS có số lượng cuộc họp càng
nhiều thì CLTT BCTC của các CTNY càng cao.
Tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi KSV
Trong lý thuyết ủy nhiệm đề cập sâu sắc đến sự phân quyền giữa sở hữu công ty và người quản lý. Khi vừa người quản lý và vừa là người sở hữu thì vấn đề họ có thực hiện hành vi QTLN hay không được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo Jensen & Meckling (1976) cho rằng, việc cung cấp cho các nhà quản lý một số mức độ sở hữu là chi phí đại diện thấp. Bên cạnh đó Conger, Finegold và Lawler (1998)
chỉ ra rằng cơ chế khuyến khích phải được thiết lập để làm cho lợi ích của nhà quản lý và cổ đơng nhất quán, việc tặng thưởng và nắm giữ cổ phần của kiểm sốt viên cung cấp sự khích lệ cần thiết để tăng hiệu quả giám sát của các kiểm soát viên. Theo kết quả nghiên cứu của Guanggui Ran và các cộng sự (2015), có mối quan hệ tích cực giữa các khoản thưởng cho các giám sát viên và CLTT BCTC của công ty. Kết quả nghiên cứu của Qinghua và các cộng sự (2007) lại cho thấy tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của ban giám đốc lại không ảnh hưởng đến CL BCTC. Tuy nhiên, dù là cổ phẩn được các cổ đơng thưởng hay cổ phần của KSV đó góp vốn ban đầu, điều đó cũng làm hại đến tính khách quan của thơng tin tài chính. Bởi những lợi ích làm cho các KSV có thể bất chấp quy tắc để đạt được mục tiêu cá nhân. Vì vậy, tác giả thiết lập giả thuyết như sau:
- Giả thuyết H4 (Tỷ lệ cổ phiếu sở hữu bởi KSV ): Tỷ lệ tổng cổ phiếu nắm giữ
bởi KSV càng cao thì CLTT BCTC của các CTNY trên thị trường khốn càng càng thấp.
Trình độ học vấn của BKS
Một trong những nhiệm vụ của BKS là giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty. Theo Joachim (1991) cho rằng, người giám sát làm nghĩa vụ “chăm sóc” và “trung thành”. Lịng trung thành có nghĩa là người giám sát phải giữ bí mật của cơng ty; Chăm sóc cho thấy người giám sát phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thận trọng và có kiến thức liên quan, ví dụ như kế tốn, tài chính, quản lý kinh doanh. Theo nghiên cứu của các tác giả Ljungquist (2007), Bathula (2008), Darmadi (2011) có mối quan hệ giữa trình độ học vấn của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Mến (2016) cho thấy trình độ học vấn của CEO có tác động đến CLTT BCTC, các CEO có bằng sau đại học thì CLTT BCTC cao hơn các CEO khơng có bằng sau đại học. Kết quả nghiên cứu của Guanggui Ran và các cộng sự (2015) cho thấy trình độ học vấn của BKS có ảnh hưởng tích cực tới CLTT BCTC. Vì vậy, tác giả kỳ vọng trình độ học vấn của người giám sát càng cao khả năng giám sát của họ càng tốt và do đó CLTT KT càng đáng tin cậy. Tác giả thiết lập giả thuyết sau:
- Giả thuyết H5 (Trình độ học vấn của thành viên BKS): Số điểm trung bình
của trình độ học vấn của tất cả các KSV càng cao thì CLTT BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khốn càng cao.
Độ tuổi trung bình của BKS
Người nhiều tuổi sẽ thận trọng hơn, đạo đức hơn nên khả năng họ bất chấp thủ đoạn để làm sai lệch để đạt được mục đích là ít xẩy ra (Sundaram & Yermack, 2007). Cũng xu hướng đó, Guanggui Ran và các cộng sự (2015) cho rằng những giám sát viên nhiều tuổi hơn có thể giúp cải thiện CLTT KT, với kết quả nghiên cứu của các tác giả Huang & Green (2012) nói rằng có mối quan hệ đồng biến giữa tuổi và chất lượng báo cáo tài chính. Vì vậy tác giả mong đợi độ tuổi trung bình của BKS càng cao thì càng ảnh hưởng tích cực tới CLTT BCTC, do đó luận văn thiết lập giả thuyết như sau:
- Giả thuyết H6 (Độ tuổi trung bình của BKS): Tuổi trung bình của BKS càng
cao thì CLTT BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán càng cao.
Bảng 3.1 dưới đây tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu, kỳ vọng ảnh hưởng của các đặc điểm BKS đến CLTT BCTC và các kế thừa từ nghiên cứu trước.
Bảng 3. 1 Các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTT BCTC và kế thừa từ các nghiên cứu trước.
Giả thuyết Nội dung Kỳ vọng ảnh hưởng Kế thừa nghiên cứu trước
H1 Tỷ lệ kiểm soát viên nữ (KSV) trên tổng số kiểm
sốt viên càng cao thì CLTT BCTC của các CTNY càng cao. + Guanggui Ran và các cộng sự (2015) H2 Tỷ lệ KSV có nền tảng kế tốn tài chính trên tổng số KSV càng cao thì CLTT BCTC của các CTNY càng cao. + Xie, Davidson và DaDalt (2003), Guanggui Ran và các cộng sự (2015), Park & Shin (2004)
BCTC của các CTNY càng cao. các cộng sự (2015), Qinghua và các
cộng sự (2007)
H4 Tổng tỷ lệ cổ phiếu sở hữu bởi KSV càng cao thì
CLTT BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán càng thấp.
- Guanggui Ran và
các cộng sự (2015)
H5 Số điểm trung bình của trình độ học vấn của tất
cả các KSV càng cao thì CLTT BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán càng cao.
+ Guanggui Ran và
các cộng sự (2015); Lê Thị Mến (2016)
H6 Tuổi trung bình của BKS càng cao thì CLTT
BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán càng cao
+ Guanggui Ran và
các cộng sự (2015), Huang & Green
(2012)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
3.5 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập thông tin
Dữ liệu đề tài được thu thập từ các BCTC, BCTN của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Danh sách các cơng ty niêm yết được công bố trên các website (cophieu68, finance.vietstock.vn) của sàn giao dịch HOSE và HNX.
Như đề xuất của Nguyễn Đình Thọ (2014) các tác giả khuyến nghị sử dụng công thức xác định cỡ mẫu như sau: n ≥ 50 +8m. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mơ hình. Theo đó, số lượng biến độc lập là 6, vậy kích thước mẫu tố thiểu trong luận văn là 104 quan sát. Tuy nhiên dữ liệu trong bài luận văn là dữ liễu bảng, là dữ liệu kết hợp theo không gian và theo chuỗi thời gian. Để mẫu nghiên cứu đại diện cho tổng thể, tác giả tiến hành nghiên cứu dữ liệu từ năm 2013 – 2017. Như vậy với 65 công ty thu thập được trong giai đoạn 5 năm, tác giả tiến hành sàng lọc dữ liệu và lấy được 58 công ty, tổng quan sát của luận văn là 5*58 = 290 quan sát. Do đó, số lượng mẫu quan sát là phù hợp. Danh sách cơng ty trong mẫu được trình bày ở phụ lục 1 của luận văn.
Để đo lường CLTT BCTC theo mơ hình Jones điều chỉnh của Dechow & các cộng sự (1995), tác giả sử dụng dữ liệu trên BCDKT, BCKQKD, BCLLTT trong BCTC.
Để đo lường các nhân tố ảnh hưởng, tác giả sử dụng các thông tin trên BCTN của các công ty trong mẫu được chọn. Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được chính các cơng ty trong mẫu nghiên cứu cơng bố cơng khai nên có tính chính xác cao, khơng cần đo lường các biến nghiên cứu vì các biến này đã có sẵn.
3.6 Mơ hình hồi quy:
FRQit = β0 + β1GENDERi,t + β2ACCi,t + β3MEETINGi,t +
β4SHAREHOLDi,t + β5EDUi,t + β6AGEi,t + εi,t. (1) Trong đó:
- Biến phụ thuộc là:
FRQit : Chất lượng báo cáo tài chính của cơng ty i trong năm t đo lương theo mơ hình Jones điều chỉnh.
- Biến độc lập bao gồm: GENDERi,t; ACCi,t; MEETINGi,t; SHAREHOLDi,t; EDUi,t;
AGEi,t
GENDERi,t : Giới tính của ban kiểm sốt của cơng ty i trong năm t
ACCi,t : Thành viên ban kiểm sốt có trình độ chun mơn kế toán tài
chính của cơng ty i trong năm t.
MEETINGi,t : Tần suất cuộc họp của ban kiểm sốt của cơng ty i trong năm t
SHAREHOLDi,t : Tỷ lệ cổ phiếu sở hữu bởi thành viên ban kiểm sốt cơng ty i trong năm t.
EDUi,t : Trình độ học vấn của ban kiểm sốt cơng ty i trong năm t
AGEi,t : Tuổi trung bình của các kiểm sốt viên của cơng ty i trong năm t
3.7. Đo lường các biến
3.7.1. Đo lường biến phụ thuộc
Việc đo lường chất lượng thơng tin BCTC thơng qua biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh được (Discretionary – DA). Tổng dồn tích kế tốn (Total accruals -TA) được tính như sau:
TAit = NIit – CFOit (2)
Trong đó:
TAit : Tổng dồn tích trong năm t của cơng ty i
NIit : Lợi nhuận sau thuế của năm t của công ty i
CFOit : Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm t của công ty i.
Tổng dồn tích (Total accruals -TA) là tổng của dồn tích có điều chỉnh (DA – discretionary accruals) và dồn tích khơng điều chỉnh (NDA – Nondiscretionary). Ta có:
TAit = NDAit + DAit (3)
Suy ra: DAit = TAit – NDAit (4)
Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh được càng cao thì QTLN càng nhiều nên chất lượng thông tin báo cáo tài chính càng thấp (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016)
Luận văn lựa chọn việc tính biến kế tốn dồn tích bằng mơ hình Dechow và các cộng sự (1995). Vì mơ hình này các tác giả thêm vào biến khoản phải thu thuần bởi việc nghiên cứu cho rằng việc điều chỉnh lợi nhuận thông qua doanh thu bán chịu sẽ dễ dàng hơn so với điều chỉnh lợi nhuận thông qua doanh thu bằng tiền mặt, nếu xẩy ra điều chỉnh lợi nhuận bằng doanh thu sẽ tránh được nguy cơ kết luận không xẩy ra điều chỉnh lợi nhuận như mô hình Jones (1991). Việc tính tốn được tác giả thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Tính tổng kế tốn dồn tích TA theo phương trình (2) theo NIit và CFOit. - Bước 2: Tính biến kế tốn dồn tích khơng điều chỉnh theo cơng thức:
NDAit/Ait-1 = β0i (1/Ait-1) + β1i((∆REVit - ∆ARit)/Ait-1) + β2i(PPEit/Ait-1) (5)
Trong đó:
∆ARit : Khoản phải thu thuần năm t trừ đi khoản phải thu thuần năm t -1 của công ty i; PPEit : Giá trị tài sản cố định trong năm t của công ty i
Ait-1 : Tổng tài sản trong năm t – 1 của công ty i
Các hệ số β0i, β1i, β2i được ước lượng trong mơ hình gốc của Dechow (1995) như sau:
TAit/Ait-1 = β0i (1/Ait-1) + β1i((∆REVit - ∆ARit)/Ait-1) + β2i(PPEit/Ait-1) + ε (6)
- Bước 3: Tính biến dồn tích kế tốn có thể điều chỉnh: Từ cơng thức (4) chia cả hai vế cho Ait-1, ta có:
DAit/Ait-1 = TAit/Ait-1 – NDAit/ Ait-1 (7)
Thế kết quả phương trình (5) và (6) vào phương trình (7) nói trên tìm ra được DAit/Ait-
1.
3.7.2. Đo lường các biến độc lập
Mô hình hồi quy gồm 6 biến độc lập. Tên biến, ký hiệu biến và phương pháp đo lường các biến độc lập được tác giả chi tiết trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 3. 2 Danh sách các biến độc lập và phương pháp đo lường
STT TÊN BIẾN KÝ HIỆU ĐO LƯỜNG
1 Giới tính của ban
kiểm sốt của cơng ty i trong năm t
GENDERi,t Tỷ lệ kiểm soát viên nữ (KSV) trên
tổng số kiểm soát viên
2 Thành viên ban
kiểm sốt có trình độ chun mơn kế tốn tài chính của cơng ty i trong năm t.
ACCi,t Tỷ lệ KSV có nền tảng kế tốn tài
chính trên tổng số KSV
3 Tần suất cuộc họp
của ban kiểm sốt của cơng ty i trong
năm t
4 Số cổ phiếu nắm giữ
bởi thành viên ban kiểm sốt cơng ty i trong năm t
SHAREHOLDi,t Tổng tỷ lệ cổ phiếu sở hữu bởi KSV
5 Trình độ học vấn
của ban kiểm soát công ty i trong năm t
EDUi,t Số điểm trung bình của trình độ học
vấn của tất cả các KSV. Các KSV có học hàm tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đại học, cao đẳng – trung cấp và khơng có bằng cấp có điểm số tương ứng là 5,4,3,2,1.
6 Tuổi trung bình của
các kiểm sốt viên