Tình hình dư nợ tín dụng của VCCB trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel 2 tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 48 - 49)

ĐVT: Tỷ đồng; %

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo VCCB 2015 – 2019

Từ bảng số liệu 4.1 cho thấy hoạt động tín dụng của VCCB tăng trưởng tốt, tuân thủ theo định hướng của NHNN. VCCB luôn bám sát định hướng bán lẻ, tái cấu trúc danh mục tín dụng, phát triển khách hàng tín dụng mới. hoạt động tín bán lẻ được đẩy mạnh thơng qua việc điều chỉnh chính sách lãi suất, sản phẩm… kết quả đạt được ghi nhận lần lượt là năm 2019 dư nợ tín dụng cho vay VCCB đạt 33,994 tỷ đống, tăng 14.4% so với năm 2018 đạt 29,690 tỷ đồng, năm 2017 đạt 20,994 tỷ đồng, năm 2016 20,994 tỷ đồng và năm 2015 là 15,863 tỷ đồng.

Hơn nữa, để có thể đảm bào nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng, kế hoạch mà VCCB đề ra. Trong công tác huy động vốn thì VCCB ln điều hành linh hoạt phù hợp với thị trường và ln kiểm sốt chặt chẽ các chương trình hoặc nhóm khách hàng được huy động lãi suất cạnh tranh trên cơ sở đảm bảo lợi ích tổng thể của VCCB. Bên cạnh đó, để huy động vốn giá rẻ, VCCB luôn điều chỉnh lãi suất thích hợp cho một số địa bàn đặc thù có quy mơ huy động vốn thấp, mức độ cạnh tranh huy động vốn cao, chú trọng đảy bán các dịch vụ phi tín dụng, bán chéo sản phẩm để thu hút tiền gửi khách hàng cụ thể: 2019 VCCB huy động đạt 35,218 tỷ đồng tăng 5.1% so với năm 2018, và các năm trước đó là 2018 đạt 33,495 tỷ đồng, năm 2017 đạt 27,023 tỷ đồng, năm 2016 đạt 24,610 tỷ đồng và năm 2015 là 18,624 tỷ đồng.

Từ những kết quả trên cho thấy bình quân tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng tren tổng tiền gửi huy động của khách hàng tại VCCB thì tỷ lệ này dưới 100% cũng có nghĩa là lượng vốn cho vay ra đang thấp hơn lượng vốn huy động vào. Cụ thể: năm 2019 là 96.5% tăng so với năm 2018, năm 2018 là 88.6%, năm 2017 là 92.6%, năm 2016 là 85,3% và năm 2015 là 85.2%. VCBB tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn kiểm sốt và tuân thủ theo định hướng của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel 2 tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 48 - 49)