Tình hình chất lượng tín dụng tại VCCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel 2 tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 53 - 67)

ĐVT: Tỷ đồng; %

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo của VCCB 2015-2019

Qua bảng số liệu 4.4 cho thấy tình hình chất lượng tín dụng của VCCB có xu hường tăng qua giai đoạn 2015-2019, cụ thể: năm 2015 tỷ lệ nợ xấu là 0.81%, nợ xấu 121 tỷ đồng, năm 2016 là 0.89%, nợ xấu 159 tỷ đồng tăng 31,4% tương đương với 38 tỷ đồng so với năm 2015; năm 2017 là 1.16% tăng 0,26%, nợ xuấ là 267 tỷ đồng tăng 67.9% tương đương 108 tỷ đồng. năm 2018 là 1.76%, nợ xấu là 456 tỷ đồng tăng 70.8% tương đương 189 tỷ đồng; năm 2019 là 2,01%, nợ xấu 611 tỷ đồng tăng 34% tương đương 155 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có phần tăng nhẹ qua các năm, nhưng chỉ số an tồn vẫn ln được đảm bảo và tỷ lệ nợ xuấ luôn được kiểm soát ở mức 1.8% theo quy định NHNN mặc dù có phần vượt nhẹ vào năm 2019. Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng tại VCCB chưa được đảm bảo.

4.2.4 Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Bản Việt

Quản trị RRTD tại VCCB được thực hiện thông qua việc quản lý các chỉ tiêu đối với quản lý rủi ro tín dụng như sau: tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng mục tiêu theo đối tượng khách hàng, ngành nghề,….dựa trên một số nguyên tắc quản lý RRTD, cụ thể:

- VCCB xác định lãi suất trên cơ sở tính đến chi phí bù đắp RRTD, căn cứ vào các yếu tố như là chi phó trích lập dự phịng RRTD (bao gồm dự phòng chung, dự phòng cụ thể), hệ số rủi ro áp dụng cho số dư khi tính hệ số CAR. - VCCB định giá sản phẩm tín dụng dựa trên đánh giá mức độ RRTD của

khách hàng, căn cứ vào các yếu tố như: mục đích sử dụng khoản cấp tín dụng, mục đích càng rủi ro thì lãi suất càng cao; xếp hạng tín dụng của khách hàng hạng tín dụng càng xấu thì lãi suất càng cao, tỷ lệ dư nợ so với giá trị tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm càng rủi ro thì LTV (tỷ lệ bảo đảm (LTV) = Tổng số dư khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm) càng thấp.

Tại VCCB thì khách hàng (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi) có quan hệ với VCCB trong việc nhận cấp tín dụng, bao gồm cả nhận cấp tín dụng thơng qua ủy thác, nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng được xem là một trong các RRTD tại VCCB khi khách hàng không thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ trả nợ theo như thỏa thuận với VCCB.

Mặc khác, VCCB cũng đang từng bước triển khai áp dụng phù hợp các biện pháp bảo đảm giảm thiểu rủi ro, tối thiểu một trong các hình thức sau: (i) chấp thuận một số loại tài sản bảo đảm cụ thể; (ii) thỏa thuận khách hàng bù trừ số dư từ tài khoản; (iii) chấp nhận bảo lãnh cấp tín dụng của bên thứ ba, ký hợp đồng phái sinh tín dụng,…thẩm quyền phê duyệt chấp nhận các biện pháp giảm thiểu rủi ro trên áp dụng theo quy định trong từng thời kỳ của VCCB. Hơn nữa, VCCB phân tách rõ chức năng, nhiệm vụ giữa bộ phận thẩm định và phê duyệt quyết định tín dụng, tuyệt đối tuân thủ các hạn mức RRTD do VCCB ban hành trong từng thời kỳ.

Ngồi ra, VCCB cịn sử dụng các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập được sử dụng khi tính tỷ lệ an tồn vốn có uy tín như Moody’s hoặc Standard & poor hoặc Fitch Rating và các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập theo quy định của NHNN để xác định mức độ rủi ro của khách hàng, đối tác, khoản phải địi khi tính hệ số CAR.

4.2.5 Lợi ích ngân hàng Bản Việt quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel 2

Việc triển khai Basel 2 giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh của tồn hệ thống ngân hàng Bản Việt thơng qua việc áp dụng các

chuẩn mực toàn cầu, đặc biệt theo chuẩn mực Basel 2. Vì, Basel 2 được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Mặc khác, Basel 2 là phương pháp tiêu chuẩn được chuẩn hóa và được xem là bước đầu tiến tới phương pháp đánh giá theo độ nhạy cảm rủi ro.

Bên cạnh đó, việc áp dụng Basel có thể làm cho ngân hàng Bản Việt định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh. Lượng hóa được rủi ro sẽ giúp VCCB lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Kết quả kinh doanh sẽ được so sánh đối chiếu với mức vốn cần thiết để đảm bảo an tồn, từ đó có cái nhìn rõ hơn tỷ suất lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro cho các hoạt động đã phát sinh. Với Basel, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng VCCB cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp được cho rủi ro.

4.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Bản Việt

4.3.1 Những kết quả đạt được

Việc nhận dạng, phân tích, đo lường theo dõi và kiểm soát RRTD tại VCCB luôn đảm bảo các yêu cầu: thứ nhất phù hợp với chiến lược quản trị RRTD của VCCB; Thứ 2 VCCB sử dụng một trong những phương thức đo lường rủi ro tín dụng như hệ thống XHTD nội bộ, phương pháp, mơ hình đo lường tổn thất; cuối cùng là theo dõi và kiểm sốt RRTD đối với từng khoản/doanh mục cấp tín dụng tối thiểu bao gồm những nội dung sau:

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận thực hiện theo dõi, kiểm soát RRTD

- Thực hiện giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ đối với khách hàng nhằm cpa65 nhật thơng tin đầy đủ theo các sản phẩm tín dụng.

- Thực hiện theo dõi, kiểm soát trạng thái RRTD của từng khoản cấp tín dụng và danh mục cấp tín dụng nhằm đảm bào tuân thủ các giới hạn. hạn mức RRTD. Thực hiển cảnh báo sớm đối với các khoản vay gần vượt hạn mức RRTD và thực hiện biện pháp xử lý kịp thời đối với các khoản vay vượt hạn mức RRTD.

- Thực hiện đánh giá và xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng và thực hiện cảnh báo sớm khi chất lượng tín dụng của khách hàng có nguy cơ suy giảm, theo dõi và phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro, đánh

giá mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN và VCCB trong quá trình hoạt động.

Về xếp hạng nội bộ, VCCB cũng ban hàng hướng dẫn dựa trên các tiêu chí: tiêu chí định tính, định lượng nhằm đánh giá khả năng ( xác suất) khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận, bao gồm các yếu tố kinh tê- xã hội vĩ mô, môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao cũng như việc sử dụng phần mềm, công cụ công nghệ và tổ chức ghi nhận, lưu trữ cơ sở dữ liệu kịp thời đầy đủ; rà sốt, đánh giá đề có đầy đủ thơng tin về hệ thống XHTD nội bộ để cung cấp theo yêu cầu của kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác khi thực hiện kiểm toán nội bộ, thanh tra, giám sát, kiểm toán độc lập, cho đến nay VCCB cũng đã thực hiện xếp hạng khách hàng đối vơi 100% khách hàng có quan hệ tín dụng, nhờ đó mà chất lượng tín dụng đã được cải thiện, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp xa so với tiêu chuẩn và mức cho phép của NHNN. Hơn nữa VCCB cịn đẩy mạnh cơng tác thẩm định tín dụng trước và sau cho vay, việc thẩm định tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau: xác định cụ thể người có liên quan của khách hàng, của khách hàng và người có liên quan. Tham khảo kết quả XHTD của khách hàng ( nếu có do VCCB hoặc do các TCTD thực hiện), trường hợp sử dụng các kênh khác có thơng tin khách hàng, ngân hàng phải kiểm tra chất lượng thơng tin và tính độc lập của kênh này, nhưng phải đảm bào các nội dung như: tính đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý của khách hàng, ngành lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, mục đích cấp tín dụng của khách hàng, ngành nghề kinh doanh của khách hàng cũng như khả năng tài chính hoặc nguồn trả nợ, khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên bảo lãnh (trường hợp cấp tín dụng có bão lãnh của bên thứ 3)

Nhìn chung 2019 VCCB đã tích cực hoạt động , điều hành đưa ra các quyết định, chính sách phù hợp với định hướng phát triển của VCCB cũng như tình hình thị trường, từ đó đem lại một số kết quả sau:

- Trong hoạt động cấp tín dụng, tăng trưởng hoạt động cho vay của VCCB tập trung vào các ngành trọng yếu mà nhà nước khuyến khích, hướng đến các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó VCCB cịn triển khai nhiều chương

trình ưu đãi lãi vay, song song với việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó cho thấy VCCB hồn tồn tn thủ nghiêm túc các quy định về giới hạn và hạn chế cấp tính dụng tại Thơng tư 19/2017 của NHNN

- Tình hình kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn dẫn đến nợ xấu là vấn đề cấp bách và quan tâm hàng đầu của hệ thống ngân hàng nói chung và VCCB nói riêng. Với nỗ lực khơng ngừng trong hoạt động giám sát, cảnh báo và xử lý nợ thì kết quả đạt được của VCCB trong công tác thu hồi nợ và kiểm soát nợ xuấ là vô cùng đáng khích lệ, đưa tỷ lệ nợ xấu VCCB giảm 2% nằm trong mức cho phép của NHNN.

- Trong hoạt động quản trị rủi ro, VCCB thực hiện triển khai quản trị an tồn vốn theo Thơng tư 41/2016 và hường đến việc thực hiện tiêu chuẩn Basel 2, nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng chuyên sâu theo từng phân khúc khách hàng. Triển khai hệ thống tự đánh giá và quản trị rủi ro hoạt động, mơ hình giám sát thu hồi nợ nhỏ lẻ, mơ hình phương pháp phê duyệt tín dụng tập trung.

4.3.2 Một số thách thức và khó khăn trong việc áp dụng Basel 2

Việc triển khai Basel 2 chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong ngắn hạn buộc các ngân hàng cần phải có những đổi mới và nâng cao năng lực QTRR, quản trị nguồn vốn hiệu quả. Nhưng đây là giải pháp tối ưu nhất NHTM nói chung và VCCB nói riêng nhằm hướng đến mục tiêu hoạt động an tồn hơn, lành mạnh hơn do trình độ QTRR được tăng cường, các biện pháp QTRR, đặc biệt là mơ hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời nguồn vốn được quản trị một cách hiệu quả hơn và có thể trụ vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính. Bên cạnh đó xu thế hội nhập với thế giới, việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như Basel 2 để có thể thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài hoặc thâm nhập vào các thị trường khác, vươn xa ra thị trường thế giới.

Tóm tắt chương 4

Trên cơ sở những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel 2 ở chương 3, tác giả đã phân tích thực trạng quản trị RRTD tại VCCB, thì việc áp dụng Basel 2 trong việc QTRR là điều rất cần thiết cho VCCB hiện nay, vì Basel 2 khơng chỉ định lượng rủi ro trong hiện tại mà quan trọng hơn là định lượng rủi ro cho tương lai với một xác suất chính xác đã được các ngân hàng trên thế giới chấp nhận.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhận định chung, kinh nghiệm và khẩu vị rủi ro của VCCB sẽ chủ động đánh giá mức độ rủi ro nào được chấp nhận và rủi ro nào cần được điều chỉnh.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG BẢN VIỆT

5.1 Kết Luận

Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bản Việt” đã thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra thơng qua việc phân tích, thực trạng quản trị RRTD tại ngân hàng Bản Việt, cũng như tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu ngồi và trong nước liên quan đến đề tài tác giả nghiên cứu. Qua đó, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến Basel 2, đồng thời chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân trong việc triển khai và áp dụng Basel 2, một trong những yêu cầu quan trọng nhất của Basel 2 là đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR) ít nhất là 8%, và để làm được có 2 cách là giảm tổng tài sản rủi ro, cách này không phải là phương thức chủ đạo có thể giải quyết vấn đề của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng ở mức 2 con số và tăng vốn tự có thơng qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược, cho cổ đông hiện hữu... Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo cứu tài liệu, khảo sát thống kê, nhằm làm rõ sự cần thiết phải áp dụng Basel 2 trong quản trị RRTD tại ngân hàng Bản Việt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn còn nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như: hạn chế về số liệu do vậy không thể nghiên cứu đầy đủ rủi ro tại ngân hàng Bản Việt, mà chỉ tập trung vào phân tích RRTD, đồng thời thông qua việc tham khảo các tài liệu được công bố, mà không dựa trên cơ sở khảo sát tình hình triển khai thực tế của các ngân hàng khi triển khai Basel 2.

Việc triển khai áp dụng “các chuẩn mực và các nguyên tắc của Basel 2 vào hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng Bản Việt có thể được coi là một giải pháp chiến lược để củng cố, lành mạnh hóa và phát triển hoạt động hệ thống ngân hàng Bản Việt, tạo điều kiện cho sự phát triển và ổn định cũng như đảm bảo các mục tiêu hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi áp dụng Basel 2 sẽ giúp ngân hàng Bản Việt hướng mục đích tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro và sự phát triển bền vững, thì việc áp dụng Basel 2 thông qua đó NHNN thực hiện tốt chức năng đảm bảo an tồn hệ thống của TCTD, góp phần ổn định nền kinh

tế. Đối với NHNN sẽ hướng tới mơ hình của một NHTW thực thụ, có mức độ độc lập nhất định với Chính phủ.

Vừa qua, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/2019 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam. Theo Thông tư 22/2019 hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn hơn cho hệ thống, song sẽ dần siết chặt hoạt động của các ngân hàng, khiến khơng ít các nhà băng gặp khó khăn trong thời gian tới. Trong đó, yêu cầu các nhà điều hành đưa ra lộ trình để từng bước siết chặt tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn từ năm 2020 đến 2022” giảm từ 40% xuống còn 30%. Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. NHNN đồng thời áp dụng hệ số rủi ro từ 50% - 150% đối với các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống, trong đó với các khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có dư nợ gốc 3 tỷ đồng trở lên phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel 2 tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 53 - 67)