Hệ số CAR và VCSH của VCCB trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel 2 tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 51 - 53)

ĐVT: Tỷ đồng; %

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo VCCB 2015-2019

Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy, quy mô tài sản của VCCB tăng lần lượt qua các năm, cụ thể: 2019 đạt 51,809 tỷ đồng tăng 11.29% so với 2018; năm 2017 đạt 39,901 tỷ đồng, năm 2016 đạt 32.385 tỷ đồng, năm 2015 đạt 29.019 tỷ đồng và năm

2018 là 46,552 tỷ đồng. Kết quả tăng trưởng chủ yếu vẫn đến từ hoạt động bán lẻ và khách hàng SME ( doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã hoạch định từ những giai đoạn trước. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu VCCB tăng lần lượt trong 2 năm cụ thể: năm 2018 đạt 3,438 tỷ đồng ( tăng 3.83% so với năm 2017), năm 2019 đạt 3,375 tỷ đồng ( tăng 8.6% so với năm 2018). Bên cạnh đó các chỉ số an tồn hoạt động của VCCB luôn đảm bảo tuân thủ quy định, hệ số CAR luôn xoay quanh mức 9%-11% qua các năm, cao hơn so với mức yêu cầu tối thiểu.

Tuy nhiên theo các chuyên gia cho rằng, hệ số CAR được xem như là phòng tuyến vốn phòng vệ cho rủi ro hoạt động ngân hàng có thể vững chắc hơn, nhưng ở góc độ lý thuyết thì vốn càng lớn và tài sản càng an tồn thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE và tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA sẽ giảm đi, nếu khơng tính đến những yếu tố khác, từ đó có thể gây ra áp lực lớn về lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi áp dụng theo Thơng tư 41/2016 thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%, thay vì áp dụng cơng thức vốn tự có chia tổng tài sản “Có” rủi ro theo Thơng tư 36/2014 thì nay phẩn mẫu số tính cà tổng tài sản tính theo RRTD, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường. Ngồi ra để hệ số CAR có thể tốt hơn trước nguy cơ sụt giảm theo tính tốn, cũng như quan điểm cuả một số chuyên gia, nếu tuân thủ Basel 2, thì CAR có thể rớt xuống dưới mức tối thiểu là 8%. Sự việc trên càng đáng quan tâm hơn đó là liên quan đến tăng vốn nhằm đảm bảo an tồn vốn. 4.2.3 Chất lượng tín dụng tại VCCB

Tiếp tục định hướng phát triển năm 2019, tồn ngân hàng nỗ lực tích cực xử lý nợ xấu, VCCB cũng không ngoại lệ. Xử lý nợ xấu là mục tiêu quan trọng trong hoạt động của VCCB trong thời gian qua. Với nỗ lực không ngừng trong hoạt động giám sát, cảnh báo và xử lý nợ thì kết quả đạt được của VCCB trong cơng tác thu hồi và kiểm soát nợ xấu 2017 là 700 tỷ đồng nợ xuấ ( gồm thu nợ VAMC) đưa tỷ lệ nợ xuấ VCCB chỉ chiếm 2.1%/tổng dư nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel 2 tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 51 - 53)