Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của cán bộ, công chức trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 32)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2 Thiết kế thang đo và chọn mẫu 3.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu 3.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu

Do điều kiện thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận và sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian, chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.

Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát đưa vào phân tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến quan sát là 5:1, nghĩa là 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair và cộng sự, 1998). Trong nghiên cứu này, tác giả lấy kích thước mẫu theo công thức N ≥ 5 * x với x là số biến quan sát trong mơ hình.

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Nghiên cứu định tính sơ bộ Bảng câu hỏi khảo sát chính thức Nghiên cứu định lượng

Cronbach’s alpha và EFA

Phân tích hồi quy tuyến tính

- Đánh giác tác động - Hàm ý quản trị

Nghiên cứu gồm có 32 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 160. Để đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu, tác giả thực hiện phát 300 phiếu khảo sát đến cán bộ, công chức đang công tác trên địa bàn Quận 10. Trong đó, phát 150 phiếu tại Trung tâm Hành chính quận (40 cán bộ, cơng chức giữ chức vụ, 110 công chức không giữ chức vụ) và phát 150 phiếu tại Ủy ban nhân dân 15 phường (40 cán bộ, công chức giữ chức vụ, 110 công chức không giữ chức vụ).

Cấu trúc phiếu khảo sát gồm ba phần: (1) giới thiệu tác giả, mục đích nghiên cứu; (2) thơng tin về đối tượng được khảo sát, và (3) nội dung các câu hỏi khảo sát.

3.2.2 Thiết kế thang đo

Thang đo dùng để đo lường tác động của phong cách lãnh đạo tích hợp tác động đến động lực phụng sự công được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Fernandez và cộng sự (2010). Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ, xác định được các yếu tố của phong cách lãnh đạo tích hợp tác động đến động lực phụng sự công của cán bộ, công chức, tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều được sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với các mức độ tương ứng như sau:

- Mức 1: hồn tồn khơng đồng ý. - Mức 2: khơng đồng ý.

- Mức 3: bình thương. - Mức 4: đồng ý

- Mức 5: hoàn toàn đồng ý.

Kết quả thang đo phong cách lãnh đạo tích hợp tác động đến động lực phụng sự công của cán bộ, công chức sau khi được hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế gồm 5 thành phần được dùng làm thang đo chính cho nghiên cứu gồm:

- Lãnh đạo theo quan hệ ký hiệu QH

- Lãnh đạo theo định hướng thay đổi ký hiệu TD - Lãnh đạo theo định hướng đa dạng ký hiệu ĐD - Lãnh đạo theo định hướng đạo đức ký hiệu LC

- Thang đo thành phần lãnh đạo theo nhiệm vụ

Thành phần lãnh đạo theo nhiệm vụ được đo bằng 5 biến quan sát ký hiệu từ NV1 đến NV5. Thang đo này được dùng để đánh giá định hướng hành vi công việc bao gồm thiết lập và truyền đạt mục tiêu và tiêu chuẩn hoạt động, lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các hoạt động của cấp dưới; duy trì các kênh thơng tin rõ ràng; theo dõi các chuỗi hành động và kết quả đạt được, và phản hồi của nhà quản lý. Dựa trên thang đo của Fernandez và cộng sự (2010), tác giả đã điều chỉnh theo góp ý qua phỏng vấn sơ bộ như sau:

Bảng 3.1: Thang đo thành phần lãnh đạo nhiệm vụ

Ký hiệu Các phát biểu Nguồn

NV1 Lãnh đạo cơ quan của tôi truyền đạt các mục tiêu và ưu tiên của tổ chức

Fernandez và cộng sự (2010) NV2 Tôi biết công việc của tôi liên quan đến các tầm nhìn,

mục tiêu của cơ quan

NV3 Lãnh đạo cơ quan thúc đẩy truyền thông giữa các đơn vị khác nhau

NV4

Lãnh đạo cơ quan xem xét và đánh giá tiến độ thực hiện công việc nhằm đạt được kế hoạch và những mục tiêu đề ra

NV5 Lãnh đạo cơ quan cung cấp cho nhân viên các đề xuất xây dựng để cải thiện công việc của họ

Nguồn: Fernandez và cộng sự (2010)

- Thang đo thành phần lãnh đạo theo quan hệ

Thành phần lãnh đạo theo nhiệm vụ được đo bằng 5 biến quan sát ký hiệu từ QH1 đến QH5. Thang đo này được dùng để phản ánh mối quan tâm đến phúc lợi của cấp dưới và mong muốn thúc đẩy một mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong tổ chức. Các hành vi của lãnh đạo hướng quan hệ được

xác định bởi các nhà nghiên cứu bao gồm: đối xử bình đẳng với cấp dưới, bày tỏ sự quan tâm đến những biểu hiện tốt của họ, đánh giá cao và công nhận công việc của họ, tạo cho họ cơ hội phát triển cá nhân và cho họ tham gia vào quá trình ra quyết định. Dựa trên thang đo của Fernandez và cộng sự (2010), tác giả đã điều chỉnh theo góp ý qua phỏng vấn sơ bộ như sau:

Bảng 3.2: Thang đo thành phần lãnh đạo theo quan hệ

Ký hiệu Các phát biểu Nguồn

QH1 Tôi được tạo cơ hội thực sự để nâng cao kỹ năng chun mơn của mình trong tổ chức

Fernandez và cộng sự (2010) QH2 Lãnh đạo cơ quan tạo điều kiện, cơ hội để nhân viên

chứng tỏ kỹ năng lãnh đạo

QH3 Nhân viên có cảm giác được trao quyền cá nhân đối với công việc

QH4 Lãnh đạo đánh giá, ghi nhận đúng kết quả công việc QH5 Lãnh đạo ln có góp ý chấn chỉnh với những trường

hợp làm việc thiếu hiệu quả và khơng có cải thiện

Thảo luận

Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Thang đo thành phần lãnh đạo theo định hƣớng thay đổi

Thành phần lãnh đạo theo định hướng thay đổi được đo bằng 2 biến quan sát ký hiệu từ TĐ1 và TĐ2. Thang đo này được dùng để phản ánh hành vi lãnh đạo tập trung đến phát triển các quyết định chiến lược, thích ứng với sự thay đổi trong mơi trường; tăng tính linh hoạt và đổi mới; tạo ra những thay đổi chính trong quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ và đạt được cam kết với những thay đổi. Dựa trên thang đo của Fernandez và cộng sự (2010), tác giả đã điều chỉnh theo góp ý qua phỏng vấn sơ bộ như sau:

Bảng 3.3: Thang đo thành phần lãnh đạo theo định hƣớng thay đổi

Ký hiệu Các phát biểu Nguồn

TĐ1 Sự sáng tạo và đổi mới trong cơ quan tơi làm việc ln

được khuyến khích, khen thưởng Fernandez

và cộng sự (2010) TĐ2 Tôi được khuyến khích để tìm ra những giải pháp mới và

tốt hơn để làm việc

Nguồn: Fernandez và cộng sự (2010)

- Thang đo thành phần lãnh đạo theo định hƣớng đa dạng

Thành phần lãnh đạo theo định hướng đa dạng được đo bằng 02 biến quan sát ký hiệu ĐD1 và ĐD2. Thang đo này được dùng để đo lường sự đa dạng trong phong cách lãnh đạo của nhà quản lý. Dựa trên thang đo của Fernandez và cộng sự (2010), tác giả đã điều chỉnh theo góp ý qua phỏng vấn sơ bộ như sau:

Bảng 3.4: Thang đo thành phần lãnh đạo theo định hƣớng đa dạng

Ký hiệu Các phát biểu Nguồn

ĐD1 Lãnh đạo cơ quan của tôi hoạt động đa dạng ở các lĩnh

vực khác nhau Fernandez

và cộng sự (2010) ĐD2 Lãnh đạo cơ quan làm việc tốt với mọi nhân viên ở các

bộ phận, cơ quan khác nhau

Nguồn: Fernandez và cộng sự (2010)

- Thang đo thành phần lãnh đạo theo định hƣớng đạo đức

Thành phần lãnh đạo theo định hướng đạo đức được đo bằng 4 biến quan sát ký hiệu từ LC1 đến LC4. Thang đo này được dùng để thể hiện hành vi phù hợp với các chuẩn mực, quy tắc thông qua các hành động cá nhân, các mối quan hệ và thúc đẩy hành vi như vậy đối với cấp dưới thơng qua giao tiếp hai chiều, củng có hành vi đạo đức và ra quyết định.

Bảng 3.5: Thang đo thành phần lãnh đạo theo định hƣớng đạo đức

Ký hiệu Các phát biểu Nguồn

LC1 Lãnh đạo cơ quan của tơi duy trì các tiêu chuẩn cao về tính trung thực và liêm chính

Fernandez và cộng sự (2010) LC2 Các hành vi sai phạm trong cơ quan tôi luôn bị xử lý

cơng tâm

LC3 Tơi có thể mạnh dạn khiếu nại, tố cáo các tiêu cực trong cơ quan mà không sợ bị trù dập.

LC4 Lãnh đạo cơ quan của tôi luôn gương mẫu trong công tác Thảo luận

Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Thang đo động lực phụng sự công

Thành phần lãnh đạo theo định hướng đạo đức được đo bằng 4 biến quan sát ký hiệu từ PSM1 đến PSM14. Thang đo này đo lường động lực phụng sự công của cán bộ, công chức. Dựa trên Dựa trên thang đo của Kim và cộng sự (2013), tác giả đã điều chỉnh theo góp ý qua phỏng vấn sơ bộ như sau:

Bảng 3.6: Thang đo thành phần động lực phụng sự công

Ký hiệu Các phát biểu Nguồn

PSM1 Tôi quan tâm đến việc tạo ra các chương trình cơng cộng có lợi ích cho quốc gia hoặc cộng đồng

Kim và cộng sự (2013) PSM2 Tơi rất thích chia sẻ các quan điểm về chính sách cơng

với người khác.

PSM3 Tôi thấy vui khi thấy mọi người được hưởng lợi ích từ các chương trình, kế hoạch mà tơi đã tham gia, đóng góp PSM4 Tơi xem thực thi công vụ là nghĩa vụ công dân của tôi PSM5 Dịch vụ cơng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tơi PSM6 Tơi thích thấy cơng chức làm những điều tốt nhất cho

cộng đồng thậm chí nếu nó làm hại đến lợi ích của tơi PSM7 Thật khó kiềm chế cảm xúc của tơi khi tơi nhìn thấy

những người đang gặp khó khăn

PSM8 Những công việc hằng ngày thường nhắc nhở tôi là chúng tôi phải hỗ trợ lẫn nhau PSM9 Tơi cảm thơng với những người có hồn cảnh kém may

mắn hơn tôi

PSM10 Đối với tôi, chủ nghĩa yêu nước bao gồm việc nhìn nhận phúc lợi của người khác

PSM11 Tôi muốn được phục vụ người dân ngay cả khi không ai trả tiền cho tôi

PSM12 Tạo ra sự khác biệt trong xã hội có ý nghĩa nhiều hơn tơi so với thành tích cá nhân

PSM13 Tơi đang chuẩn bị để hy sinh to lớn cho lợi ích của xã hội

PSM14 Tôi tin vào việc đặt nhiệm vụ cao hơn bản thân

Nguồn: Kim và cộng sự (2013)

3.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Sau khi việc thu thập dữ liệu được hồn tất, những khảo sát khơng đạt yêu cầu sẽ được rà soát để loại bỏ, tiếp theo sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu bằng SPSS. Với phần mềm SPSS, nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê mô tả để đo lường các đại lượng như trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn… nhằm tóm tắt dữ liệu, đặc điểm của những người được phỏng vấn. Sau đó, tác giả sử dụng cơng cụ Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá

EFA, phân tích hồi quy để đánh giá tác động các nhân tố phong cách lãnh đạo tích hợp tác động đến động lực phụng sự công.

3.3.1 Kiểm định thang đo

Để đánh giá thang đo và các khái niệm trong nghiên cứu cần kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị của thang đo. Dựa trên hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến - tổng (Item - total correlation) giúp loại ra những biến quan sát khơng đóng góp vào việc mơ tả khái niệm cần đo, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) để giúp đánh giá loại bỏ biến quan sát nhằm nâng cao hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho khái niệm cần đo và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các khái niệm nghiên cứu.

Hệ số tương quan biến – tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Theo Nunnally và Burnstein (1994) thì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hơp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc trong hoàn cảnh nghiên cứu mới. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy là từ 0.6 trở lên.

3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút ngọn tập hợp các yếu tố quan sát thành những yếu tố chính (gọi là các nhân tố) dùng trong phân tich, kiểm định tiếp theo. Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề cần nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Tiêu chuẩn phân tích nhân tố khám phá (EFA) bao gồm:

Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig <0.05 ngược lại KM0 < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

+ Tiêu chí Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định phải có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥1)

+ Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Hệ số Factor loading > 0.3 được xem là mức tối thiểu; Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

+ Phép xoay nhân tố Varimax thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50%.

3.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định tầm quan trọng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Q trình phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính được thực hiện qua các bước:

Bước 1 : Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với

biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan. Theo đó, điều kiện để phân tích hồi qui là phải có tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biện phụ thuộc. Tuy nhiên, theo John và cộng sự (2000) khi hệ số tương quan < 0.85 thì có khả năng đảm bảo giá trị phân biệt giữa các biến. Nghĩa là, nếu hệ số tương quan > 0,85 thì cần xem xét vai trị của các biến độc lập, vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phân tích hồi quy nhằm khẳng định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến biến phụ thuộc. Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hành chạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mơ hình :

Y = β1x1 + β2x2 + β3x3 + β4x4 +….+βnxn+ α

Được thực hiện thông qua các thủ tục : Lựa chọn các biến đưa vào mơ hình hồi quy, đánh giá độ phù hợp của mơ hình bằng hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Hệ số R2 điều chỉnh có đặc điểm khơng phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mơ hình và phù hợp để đánh giá mức độ phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của cán bộ, công chức trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)