Các kiểu bao bì thủy tinh:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến nước ép cam thạch dừa bổ sung carrageenan (Trang 29 - 31)

I- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4.2. Các kiểu bao bì thủy tinh:

Bao bì thủy tinh chia làm 2 loại theo kích thước miệng chai: loại rộng miệng và hẹp miệng. Những loại chai miệng rộng thường không có cổ chai, miệng chai nối ngay với thân chai, loại này để đựng những thực phẩm dạng past, hoặc dạng hỗn hợp rắn lỏng (cái và nước) để dễ dàng cho sản phẩm vào và lấy ra. Loại chai này không chịu tác động lớn của lực cơ học khi chiết rót. Loại miệng hẹp thường dùng để đựng nước quả, nước rau.

Căn cứ theo cách ghép, kiểu nắp, hình dạng gờ miệng, bao bì thủy tinh có các kiểu sau:

+ Kiểu ghép nhẳn: dùng cho loại miệng rộng, nắp bằng sắt trắng hay nhôm. Đây là phương pháp ghép phổ biến nhất ở Liên Xô, có ưu điểm là chắc chắn. Có nhược điểm là năng suất thấp, miệng dễ vỡ khi ghép, chế tạo chai khó.

+ Kiểu Imra: dùng cho loại miệng rộng, nắp sắt có răng, chỉ ghép trong điều kiện chân không. Có nhược điểm là năng suất ghép thấp, miệng dễ vỡ khi ghép, chế tạo chai khó ngoài ra còn tốn sắt và hình dạng mối ghép không đẹp.

+ Kiểu Fenix: dùng cho loại miệng rộng nắp sắt có 2 chi tiết: nắp và vòng khóa. Ưu điểm là dễ mở, dễ nạy, dùng được nhiều lần. Nhược điểm là ghép tay hay máy đều chậm, khó tự động hóa. Tốn sắt, khó đảm bảo độ chân không khi thanh trùng và bảo quản.

+ Kiểu ghép đột (CKK): dùng cho chai miệng hẹp, nắp sắt hay nhôm. Có ưu điểm là kín chắc, dễ cậy nắp, tiết kiệm sắt. Có nhược điểm là miệng chai dễ bị sứt khi ghép.

+ Kiểu Comex và Anxecoxin: dùng cho cả loại miệng rộng và hẹp, nắp nhôm mỏng có rãnh tròn ở đáy nắp khít với đỉnh miệng chai. Ưu điểm dễ ghép. Nhược điểm là năng suất ghép không cao, cấu trúc và sử dụng máy phức tạp, độ chân không khi thanh trùng và bảo quản bị giảm.

+ Kiểu Omnia: dùng cho chai miệng rộng, nắp nhôm mỏng có rãnh ở đáy, bám chặt vào miệng chai khi trong chai có chân không. Để nắp khỏi bật gờ người ta bóp nhẹ nắp vào cổ. Ưu nhược điểm như kiểu Comec và Anxecoxin.

+ Kiểu ghép nén: dùng cho cả miệng rộng và hẹp, nắp kim loại có đệm cao su đặt quanh thành sẽ bị kéo căng và dính sát vào miệng chai khi trong chai có chân không. Nắp không bị biến dạng mà chỉ ép vào miệng bao bì. Phương pháp này có ưu điểm: năng suất ghép cao, dễ ghép, máy ghép dùng cho nhiều cỡ bao bì mà hầu như không cần thay cơ cấu ghép, nắp vẫn giữ nguyên vẹn và dễ cậy, độ kín đảm bảo, bao bì ít bị vỡ và gia công đơn giản.

+ Phương pháp ghép xoắn ốc (CKB): nắp và cổ bao bì có rãnh xoắn ốc. Ưu điểm là cậy nắp dễ và tiện, nhược điểm là hạn chế năng suất ghép, cấu trúc và sử dụng máy phức tạp, khó gia công nắp, tốn kim loại làm nắp và thủy tinh làm cổ xoắn, không đảm bảo độ kín khi bảo quản.

+ Phương pháp Ôrocap: dùng cho bao bì thủy tinh miệng rộng bằng nắp đột kiểu CKK. Vòng đệm đặt ở đáy nắp và vít chặt lấy miệng bao bì. Ưu điểm là ít tốn kim loại làm nắp và dễ cậy nắp. Nhược điểm là hạn chế năng suất máy ghép, chế tạo nắp phức tạp, không bảo đảm độ kín khi bảo quản lâu dài.

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến nước ép cam thạch dừa bổ sung carrageenan (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)