Tỷ giá cuối kỳ VND/USD giai đoạn 200 7– 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại trường hợp của việt nam kể từ khi gia nhập WTO (Trang 43 - 45)

Năm Tỷ giá cuối kỳ (VND/USD) Tăng (%)

2007 16114 - 2008 16977 5.36 2009 17941 5.68 2010 18932 5.52 2011 20828 10.01 2012 20828 0.00 2013 21036 1.00 2014 21246 1.00 2015 21890 3.03

Như vậy, vào 21/12/2007, biên độ giao dịch được NHNN nới rộng từ ±0,5% lên ±0,75%, sau đó liên tục nới rộng thêm biên độ này trong hai năm 2008 và 2009. Đỉnh điểm là vào 26/11/2009, biên độ đã lên mức cao nhất là ±5,4%.

Việc NHNN phá giá nội tệ đã khiến cho tỷ giá VND/USD tăng đột biến trong những năm tiếp theo. Từ chỗ chỉ tăng dưới 1% mỗi năm, tỷ giá đã tăng lần lượt là 5,36%, 5,68% và 5,52% trong năm 2008, 2009 và 2010. Tỷ giá tăng cao nhất là trong năm 2011, đạt mức 10,01%. Đứng trước tình hình bất ổn của nền kinh tế, NHNN đã quyết định điều chỉnh giảm biên độ giao dịch từ ±3% xuống còn ±1%. Mục tiêu của động thái này là nhằm giúp ổn định nền kinh tế và kiềm chế lạm phát.

Chính sánh này đã ngay lập tức phát huy hiệu quả, bằng chứng là tỷ giá cuối kỳ ở năm 2012 được giữ nguyên so với năm 2011. Để đạt được thành quả này là nhờ vào một số chính sách lớn được thực hiện trong năm 2012:

- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại từ 2% lên 6%. Thêm vào đó, NHNN lại mua lại một lượng ngoại tệ ở trên thị trường nhằm tăng dự trữ ngoại tệ. Kết hợp lại đã làm cho nguồn cung ngoại tệ được ổn định.

- Tăng cường công tác quản lý, thể hiện ở việc siết chặt các giao dịch bất hợp pháp đối với ngoại tệ ở ngoài hệ thống ngân hàng, đồng thời kiểm soát thị trường vàng.

- Siết chặt các giao dịch liên quan ngoại tệ, chẳng hạn như yêu cầu các ngân hàng chuyển sang mua bán ngoại tệ thay vì cho vay ngoại tệ, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước phải làm rõ các khoản tín dụng bằng ngoại tệ.

Bước sang hai năm 2013 và 2014, tỷ giá được duy trì ở mức tăng nhẹ 1% hàng năm. Quyết định nâng nhẹ tỷ giá này đã giúp kích thích xuất khẩu, góp phần giúp cán cân thương mại trong ba năm 2012, 2013 và 2014 đều có thặng dư. Tỷ giá cuối kỳ năm 2014 ở mức 21246 VND/USD.

Năm 2015 chứng kiến hai biến động lớn trên thị trường thế giới. Thứ nhất, đồng đô la Mỹ liên tục tăng giá do dự báo rằng Fed sẽ tăng lãi suất. Thứ hai, Trung

Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào 11/08/2015 nhằm kích thích xuất khẩu, khiến cho giá hàng xuất khẩu của Việt Nam bị đắt lên tương đối. Điều này tạo nên nhiều khó khăn cho việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam. Đứng trước thách thức đó, NHNN đã liên tục nới rộng trở lại biên độ tỷ giá. Đầu tiên là từ ±1% lên ±2% ngay sau khi Trung Quốc có động thái phá giá đồng Nhân dân tệ; và chỉ sau đó một tuần, biên độ được nâng lên là ±3%. Chính sách này đã giúp bảo vệ kinh tế trong nước trước những cú sốc liên tiếp từ bên ngoài, đồng thời đưa tỷ giá trở lại ổn định và lấy lại niềm tin từ thị trường. Tỷ giá cuối kỳ ở năm 2015 tăng 3.03% so với cùng kỳ năm 2014.

3.1.4. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại trường hợp của việt nam kể từ khi gia nhập WTO (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)