Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tăng (%)
2004 26,485 31,969 -5,484 - 2005 32,447 36,761 -4,314 -21.33 2006 39,826 44,891 -5,065 17.41 2007 48,561 62,682 -14,121 178.80 2008 62,685 80,714 -18,029 27.68 2009 57,096 69,949 -12,853 -28.71 2010 72,236 84,843 -12,607 -1.91 2011 96,905 106,748 -9,843 -21.92 2012 114,532 113,782 750 -107.62 2013 132,034 132,025 9 -98.80 2014 150,198 147,849 2,349 26000.00 2015 162,021 165,573 -3,552 -251.21 2016 176,631 174,112 2,519 -170.92 2017 214,016 211,070 2,946 16.95 2018 243,484 236,690 6,794 130.62
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan
Hình 3.1: Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 2004 - 2018
-20,000 -15,000 -10,000 -5,000 0 5,000 10,000 -50,000 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nhìn vào hình 3.1 thể hiện tình hình cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua, có thể thấy tình hình chung là cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng tăng khiến cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên xét về cán cân thương mại thì lại có sự thay đổi liên tục. Có những năm xuất khẩu rịng dương và có nhiều năm thì ngược lại. Để hiểu rõ hơn về tình hình cán cân thương mại ở Việt Nam, tác giả xin chia làm các giai đoạn khác nhau để phân tích
3.2.1. Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO (trước 2007)
Trong vài thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã duy trì tình trạng nhiều năm liền là một nước nhập siêu. Việc cán cân thương mại vốn ln thâm hụt khơng cịn là chuyện lạ đối với một quốc gia đang phát triển. Sở dĩ có tình trạng này là do các nước như Việt Nam chỉ tập trung xuất khẩu các loại hàng hóa nơng lâm sản có giá trị thương mại khơng cao và nhập khẩu hầu hết các sản phẩm còn lại, đặc biệt là các máy móc cơng nghiệp có giá cao hơn nhiều. Vì tiềm lực của nền kinh tế cịn thấp và chưa đủ khả năng sản xuất những mặt hàng yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nên thâm hụt thương mại là điều khó tránh khỏi. Trong giai đoạn mà mục tiêu quan trọng nhất là kiến thiết đất nước thì việc chấp nhận nhập siêu để có các máy móc và thiết bị dùng cho sản xuất là cần thiết và nên làm. Ngay từ những năm đầu thập niên 90 cho tới năm 2007, nhập siêu tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối khi so sánh với kim ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn này, chỉ có năm 1992 là năm duy nhất mà Việt Nam xuất siêu với giá trị khơng đáng kể. Tính trung bình, trong giai đoạn 1991 – 1995, nhập siêu ở mức khoảng 1 tỷ USD, tăng lên khoảng 2 tỷ USD trong giai đoạn 1996 – 2000 và trong giai đoạn 2001 đến trước 2007, giá trị này là ở mức trung bình hơn 4 tỷ USD. Việc liên tục tích lũy nhập siêu ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ liền đã tạo nên nhiều hệ quả xấu cho nền kinh tế trong tương lai, địi hỏi một giải pháp tồn diện, một chính sách kịp thời nhằm cải thiện cán cân thương mại ở Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.
3.2.2. Giai đoạn những năm đầu gia nhập WTO (2007 -2011)
Một trong những giải pháp toàn diện đầu tiên được đưa ra là hội nhập về kinh tế. Việc gia nhập WTO mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển. Đầu tiên, việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới giúp Việt Nam được hưởng nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) một cách vơ điều kiện, qua đó hàng hóa Việt Nam có cơ hội được cạnh tranh một cách bình đẳng với hàng hóa nước ngồi trên thị trường toàn cầu. Cụ thể, việc được dỡ bỏ một phần hàng rào thuế quan và hạn ngạch khiến cho việc xuất khẩu của Việt Nam trở nên thuận lợi hơn trước rất nhiều. Có thể kỳ vọng rằng với việc gia nhập WTO thì Việt Nam đứng trước cơ hội rất lớn để giảm nhập siêu, từng bước cải thiện cán cân thương mại dẫn đến thặng dư thương mại trong tương lai gần.
Tuy nhiên khẳng định đó chỉ là về mặt lý thuyết, cịn thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Trong 5 năm đầu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cán cân thương mại của Việt Nam chẳng những khơng được cải thiện mà cịn trở nên thâm hụt nặng hơn rất nhiều. Cụ thể, mức thâm hụt năm 2007 là 14,12 tỷ USD, gấp gần 2,8 lần so với năm trước đó là năm 2006. Mức thâm hụt cịn tăng lên gần 1,3 lần, đạt mức kỷ lục 18,03 tỷ USD vào năm 2008 rồi mới dần được giảm xuống. Tính trung bình trong cả giai đoạn 5 năm, từ 2007 – 2011, thâm hụt thương mại trung bình hàng năm ở Việt Nam là 13,49 tỷ USD, cao gấp hơn 3 lần so với mức trung bình chỉ là hơn 4 tỷ USD/năm ở giai đoạn 5 năm trước đó.
Để lý giải cho hiện tượng này, có thể kể ra các nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, trong những năm đầu tiên kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế,
hàng nhập khẩu lập tức được đưa ồ ạt vào Việt Nam. Vì mức giá hàng nhập khẩu rẻ hơn trước nhờ giảm thuế, cùng với tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng trong nước khiến cho kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh chóng. Ở chiều ngược lại, nhu cầu với hàng hóa nội địa cũng tăng, tuy nhiên do năng lực sản xuất hàng hóa trong nước cịn nhiều hạn chế, nên phải mất một khoảng thời gian một vài năm thì giá trị xuất khẩu mới tăng kịp nhu cầu. Ở đây cần phải nhắc lại lý thuyết về đường cong J ở phần 2.1.2. Theo đó, trong thực tế sẽ có nhiều yếu tố làm cho hiệu
ứng đường cong J mất rất nhiều thời gian để chuyển dấu từ âm (thâm hụt thương mại) sang dương (thặng dư thương mại). Đó là trường hợp của các quốc gia đang phát triển, vốn chỉ quen với hình thức sản xuất tự cung tự cấp qua hàng thập kỷ nên mất một độ trễ nhất định để thích nghi với mơi trường thương mại tồn cầu. Có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng 39,63% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng của kim ngạch xuất khẩu chỉ là 21,93%. Điều này lý giải cho tình trạng cán cân thương mại bị xấu đi trong suốt thời kỳ.
Thứ hai, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vào tháng 9
năm 2008, các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị giảm giá mạnh, đặc biệt là hàng nơng lâm thủy sản. Ngồi việc giảm giá thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam từ các nước đối tác thương mại cũng giảm rõ rệt. Đặc biệt phải kể đến bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ.
Thứ ba, khi tham gia WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải chấp nhận
những thách thức mới tới kinh tế. Đầu tiên là việc phải giảm thuế nhập khẩu bình quân từ 17,4% xuống 13,4% khiến cho hàng hóa nước ngồi ngày càng rẻ khiến kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh. Tiếp theo đó các doanh nghiệp nội địa có sức cạnh tranh kém hơn so với các doanh nghiệp nước ngồi, nên chưa kịp thích nghi với mơi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Nói cách khác, họ đang “thua trên chính sân nhà”.
3.2.3. Giai đoạn chuyển biến 2012 – 2015
Năm 2012 là năm đầu tiên mà Việt Nam có thặng dư thương mại. Sau hai thập kỷ liên tục nhập siêu, cán cân thương mại đã bất ngờ đảo chiều. Tuy giá trị thặng dư chỉ ở mức đâu đó 750 triệu USD, đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân đến từ việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã vượt mức kế hoạch đề ra và cao hơn khá nhiều so với lượng xuất khẩu của năm 2011. Trong đó ngành dệt may đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng này. Ở chiều ngược lại, nhu cầu nhập khẩu đã giảm sút và Việt Nam có xu hướng ít phụ thuộc vào hàng nhập khẩu hơn so với trước. Có vẻ như sau một “độ trễ” 5 năm thì việc Việt Nam
Bước sang năm 2013, Việt Nam vẫn duy trì tình trạng xuất siêu, nhưng chỉ ở mức 9,4 triệu USD, nghĩa là gần như cân bằng. Trong năm này, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên do cầu nhập khẩu vẫn thấp như trong năm 2012 nên cán cân thương mại vẫn duy trì ở mức cân bằng.
Năm 2014 là một năm khởi sắc của xuất khẩu. Cán cân xuất nhập khẩu tiếp tục thặng dư và đạt mức kỷ lục trong hơn 20 năm (ở mức 2,35 tỷ USD). Điều này đạt được là do giá cả xuất khẩu tương đối ổn định và do lạm phát trên thế giới đang ở mức tương đối thấp mà giá cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ở mức ổn định và có xu hướng giảm. Đây là năm thứ ba mà Việt Nam có thặng dư thương mại, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng chững lại, báo hiệu một năm 2015 đầy thách thức.
Năm 2015 cán cân thương mại của Việt Nam bất ngờ lại thâm hụt khá lớn, ở mức 3,55 tỷ USD. Điểm đáng chú ý nhất trong năm 2015 đó là Trung Quốc tiếp tục là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất với giá trị nhập khẩu đạt 49,52 tỷ USD, tăng 13,9% so với năm 2014. Lý giải cho hiện tượng thâm hụt thương mại trong năm 2015 có thể có nhiều lý do. Trong đó lý do lớn nhất có thể là việc chính phủ Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) vào ngày 11 tháng 8. Chính điều này làm cho hàng hóa của Việt Nam trở nên đắt hơn khi so với hàng hóa từ Trung Quốc, cộng với việc giá đồng Đô la Mỹ tăng cao khiến cho cán cân thương mại của Việt Nam lập tức thâm hụt. Ở phần 3.3 tác giả sẽ tiếp tục thảo luận về việc mối liên hệ giữa chính sách tỷ giá của Trung Quốc và Việt Nam có tác động như thế nào trong giai đoạn này. Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do nhu cầu nhập khẩu xe hơi tăng đột biến trong năm 2015.
3.2.4. Giai đoạn cán cân thương mại thặng dư ổn định
Ba năm gần nhất, 2016, 2017 và 2018, cán cân thương mại của Việt Nam đã liên tục thặng dư ở mức cao và có xu hướng tăng liên tục. Năm 2016 và 2017, mức thặng dư lần lượt là 2,52 và 2,95 tỷ USD. Bước sang năm 2018, thặng dư tăng lên hơn 2 lần, đạt mức 6,79 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay và dự báo
giải cho điều này có thể là do trong thời kỳ này, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu các mặt hàng điện tử công nghệ cao với giá trị sản phẩm cao, nhờ vào các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư từ nước ngồi.
Có thể nói rằng, sau một thập kỷ gia nhập WTO, Việt Nam đã chuyển sang thặng dư cán cân thương mại và đạt mức tăng trưởng ổn định về kinh tế.
3.3. Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam