Năm Cán cân thương mại (triệu USD) Tăng (%) Tỷ giá cuối kỳ
(VND/USD) Tăng (%) 2004 -5484 - 15777 - 2005 -4314 -21.33% 15916 0.88 2006 -5065 17.41% 16054 0.87 2007 -14121 178.80% 16114 0.37 2008 -18029 27.68% 16977 5.36 2009 -12853 -28.71% 17941 5.68 2010 -12607 -1.91% 18932 5.52 2011 -9843 -21.92% 20828 10.01 2012 750 -107.62% 20828 0.00 2013 9 -98.80% 21036 1.00 2014 2349 26000.00% 21246 1.00 2015 -3552 -251.21% 21890 3.03 2016 2519 -170.92% 22159 1.23 2017 2946 16.95% 22425 1.20 2018 6794 130.62% 22825 1.78
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại giai đoạn 2004 - 2018
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục hải quan và IMF, Đơn vị tính: Triệu USD
3.3.1. Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO (trước 2007)
Đây là giai đoạn mà tỷ giá duy trì ở mức ổn định với mức tăng hàng năm là dưới 1%, tuy nhiên cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn bị thâm hụt ở mức là trên 4 tỷ USD một năm. Lúc này tỷ giá được duy trì tương đối ổn định nhờ chính sách thả nổi có quản lý, tuy nhiên do tính linh hoạt của cơ chế này cịn thấp (như đã phân tích ở phần 3.1.2) nên việc ổn định tỷ giá gần như chưa đóng vai trị gì trong
việc cải thiện cán cân thương mại. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam ở giai đoạn này vẫn tương đối đóng, khả năng sản xuất hàng hóa xuất khẩu cịn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu do vậy việc cán cân thương mại thâm hụt nhiều là có thể lý giải được.
3.3.2. Giai đoạn những năm đầu gia nhập WTO (2007 – 2011)
Đây là thời kỳ mà cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm trọng, thâm hụt năm 2007 là 14,12 tỷ USD, bằng gần 2,8 lần so với năm trước đó là năm 2006. Mức thâm hụt còn tăng lên gần 1,3 lần, đạt mức kỷ lục 18,03 tỷ USD vào năm 2008 rồi
-20000 -15000 -10000 -5000 0 5000 10000 0 5000 10000 15000 20000 25000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ giá cuối kỳ (VND/USD)
mới dần được giảm xuống. Tính trung bình trong cả giai đoạn 5 năm, từ 2007 – 2011, thâm hụt thương mại trung bình hàng năm ở Việt Nam là 13,49 tỷ USD, cao gấp hơn 3 lần so với mức trung bình chỉ là hơn 4 tỷ USD/năm ở giai đoạn 5 năm trước đó. Điều này khiến cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam bị suy giảm, tạo một sức ép khiến NHNN phải phá giá đồng nội tệ và nới rộng biên độ giao dịch. Việc NHNN phá giá nội tệ đã làm cho tỷ giá VND/USD tăng đột biến trong những năm tiếp theo. Từ chỗ chỉ tăng dưới 1% mỗi năm, tỷ giá đã tăng lần lượt là 5,36%, 5,68% và 5,52% trong năm 2008, 2009 và 2010. Tỷ giá tăng cao nhất là trong năm 2011, đạt mức 10,01%. Đứng trước tình hình bất ổn của nền kinh tế, NHNN lại quyết định điều chỉnh giảm biên độ giao dịch từ ±3% xuống còn ±1%. Như vậy nhìn vào đồ thị có thể thấy tuy NHNN đã có những điều chỉnh nhất định thì độ nhạy của tỷ giá đối với sự gia tăng của thâm hụt thương mại là chưa cao. Trong ba năm 2008, 2009 và 2010, sự giảm giá của đồng tiền Việt Nam tương đối ổn định ở mức trên 5%, tuy nhiên cán cân thương mại lại xấu đi 27,68% trong năm 2008, được cải thiện 28,71% trong năm 2009 và gần như không đổi vào năm 2010. Như vậy trong giai đoạn này thì những chính sách về tỷ giá của NHNN chưa hỗ trợ cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam một cách đáng kể.
3.3.3. Giai đoạn chuyển biến 2012 – 2015
Đây là khoảng thời gian mà cán cân thương mại của Việt Nam đã đảo chiều rõ rệt và thặng dư trong ba năm liên tiếp là 2012, 2013 và 2014. Có thể nói các chính sách bình ổn tỷ giá trong năm 2012 (đã phân tích ở phần 3.1.3) đã phát huy
hiệu quả trong việc cải thiện cán cân thương mại ở Việt Nam. Nhờ vào tỷ giá ổn định, không tăng trong năm 2012 và chỉ tăng nhẹ dưới 1% trong hai năm 2013 và 2014 mà xuất khẩu đã được thúc đẩy khiến lần đầu tiên Việt Nam có thặng dư thương mại và duy trì trong 3 năm liền.
Tuy nhiên có thể nói mức độ tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại vẫn chưa phải lớn trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia vào WTO và mở cửa hoàn toàn nền kinh tế. Có lẽ vẫn cần thêm hơn nữa sự linh hoạt trong chính sách tỷ giá trong
Năm 2015 là năm mà cán cân thương mại của Việt Nam bất ngờ thâm hụt sâu do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Mức độ thâm hụt lên đến 3,55 tỷ USD. Đứng trước thách thức đó, NHNN đã liên tục nới lỏng trở lại biên độ tỷ giá. Đầu tiên là từ ±1% lên ±2% ngay sau khi Trung Quốc có động thái phá giá đồng Nhân dân tệ; và chỉ sau đó một tuần, biên độ được nâng lên là ±3%. Trong giai đoạn đầu, cán cân xuất nhập khẩu có xu hướng xấu đi trong ngắn hạn sau những sự điều chỉnh về tỷ giá của NHNN. Muốn biết trong dài hạn tác động này là như thế nào thì cần quan sát thêm diễn biến trong những năm sau đó.
3.3.4. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay
Đây là thời kỳ mà cán cân thương mại của Việt Nam đã liên tục thặng dư ở mức cao và có xu hướng tăng liên tục. Bước sang 2016 và 2017, mức thặng dư lần lượt là 2,52 và 2.95 tỷ USD. Bước sang năm 2018, thặng dư tăng lên hơn 2 lần, đạt mức 6,79 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay và dự báo năm 2019 tiếp tục sẽ là một năm mà cán cân thương mại có dấu hiệu tích cực. Tỷ giá ở giai đoạn này ổn định ở mức tăng chỉ hơn 1% mỗi năm nhờ vào rất nhiều sự chuyển biến đáng chú ý trong công tác điều hành tỷ giá ở Việt Nam. Như vậy, trong những năm gần đây, tỷ giá đã thể hiện vai trò quan trọng giúp cải thiện cán cân thương mại ở Việt Nam.
Tóm lại, trong suốt cả thời kỳ trước và sau khi Việt Nam tham gia vào WTO, cán cân thương mại có xu hướng xấu đi trong ngắn hạn và được cải thiện trong dài hạn khi NHNN thực hiện phá giá đồng nội tệ, hay nói cách khác là tồn tại một độ trễ trong tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại. Như vậy ở đây về mặt trực quan có thể thấy, tồn tại đường cong chữ J ở Việt Nam. Cụ thể, khi tỷ giá VND/USD tăng liên tục từ năm 2000 cho đến nay, thì ban đầu hiệu ứng giá cả trội hơn hiệu ứng khối lượng, làm cho thâm hụt thương mại gia tăng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008, sau đó thâm hụt giảm dần trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011. Kể từ năm 2012 cho đến nay, sau khi đã bước qua giai đoạn dài hạn, hiệu ứng khối lượng đã lấn át trở lại hiệu ứng giá cả khiến cán cân thương mại của
năm 2015 Việt Nam có thâm hụt thương mại do nhiều yếu tố từ thế giới cũng như trong nước, những yếu tố này là đủ lớn để lấn át hoàn tồn vai trị của tỷ giá). Ở đây cần nhấn mạnh lại rằng, tỷ giá không phải là biến số duy nhất tác động lên cán cân thương mại mà cịn có những nhân tố khác như lạm phát hay cung cầu hàng xuất khẩu cũng như nhập khẩu.
3.3.5. So sánh mối quan hệ này ở Việt Nam với khung lý thuyết
Hình 3.3: Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2018
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục hải quan và IMF, Đơn vị: triệu USD
Nhìn vào hình 3.3 có thể thấy, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hình dạng cán cân thương mại của Việt Nam tương đối tuân theo lý thuyết về hiệu ứng đường cong J. Nghĩa là sau khi phá giá đồng nội tệ, cán cân thương mại có xu hướng xấu trong giai đoạn đầu (từ 2007 đến 2011) và dần được cải thiện trong những năm sau đó (từ 2012 trở đi). Tuy nhiên nếu so với mơ hình lý thuyết mẫu thì trường hợp của Việt nam có vài sự khác biệt:
Thứ nhất, ở giai đoạn mà cán cân thương mại xấu đi (phần chữ J bị đi
xuống), lúc này cán cân xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện đã thâm hụt rất nặng, ở
-20000 -15000 -10000 -5000 0 5000 10000 2007 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
mức trên 10 tỷ USD, nên lúc này hình dạng chữ J khơng hồn tồn là đi xuống mà nó duy trì ở mức thâm hụt cao. Thời điểm này hiệu ứng giá cả đã lấn át hiệu ứng khối lượng làm cho cán cân thương mại chưa thể cải thiện trong những năm đầu. Việc từ năm 2008 đến năm 2011 cán cân thương mại ở Việt Nam có xu hướng đi lên khơng đồng nghĩa với việc độ trễ tác động của việc phá giá đồng nội tệ là ít mà là do lúc này sự thâm hụt đã là rất lớn so với nền kinh tế (vào năm 2008 thâm hụt là 17,82 tỷ USD, bằng 28,5% kim ngạch xuất khẩu trong năm đó), nên cán cân thương mại khó bị xấu đi thêm mà chỉ duy trì ở mức thấp trong những năm đầu tiên sau khi phá giá đồng nội tệ.
Thứ hai, từ năm 2012 đến nay, hiệu ứng khối lượng đã lấn át hiệu ứng giá cả
làm cho cán cân thương mại của Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên khác với lý thuyết, kể từ khi cán cân thương mại đảo chiều (phần đi lên của chữ J) thì nó lại khơng duy trì mức tăng ổn định. Cụ thể có những giai đoạn mà cán cân thương mại lại xấu đi so với năm liền trước đó. Cụ thể là vào năm 2013 và 2015. Điều này có thể được lý giải như sau:
Năm 2013 là năm mà xuất siêu gần như bằng không, giảm hẳn so với năm 2012 mà nguyên nhân đến từ chính nền kinh tế của Việt Nam. Ở năm này xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, giá xuất khẩu các mặt hàng chủ lực giảm đồng thời thị trường bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh đó, vào nửa cuối năm 2013 Việt Nam nhập khẩu khá nhiều mặt hàng công nghệ cao, giá thành cao như máy vi tính, phương tiện vận tải, các sản phẩm điện tử khác… Như vậy có thể thấy chính nhu cầu xuất nhập khẩu từ trong và ngồi nước có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại ở Việt Nam.
Năm 2015 là năm mà cán cân thương mại bất ngờ đảo chiều, và Việt Nam nhập siêu sau 3 năm liên tiếp có thặng dư thương mại. Ngun nhân chính là từ việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ và giá đồng đô la Mỹ tăng cao (như đã phân tích ở phần 3.2.3). Như vậy có thể thấy, tình hình kinh tế tại các nước khác và sự
bất ổn trên toàn cầu có thể ảnh hưởng mạnh tới cán cân thương mại ở Việt Nam, ngay cả khi những yếu tố ở trong nước đều thuận lợi.
Tổng kết:
Qua phân tích trực quan từ số liệu và biểu đồ tình hình cán cân thương mại ở Việt Nam kể từ khi tham gia vào WTO có thể thấy, sau khi Việt Nam phá giá đồng nội tệ vào năm 2008, diễn biến cán cân thương mại cơ bản là tuân theo lý thuyết về hiệu ứng đường cong J. Đó là việc cán cân thương mại tức thời bị xấu đi trong ngắn hạn và dần được cải thiện trong dài hạn. Độ trễ của sự thay đổi này là tương đối đáng kể (vài năm). Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích hình dạng của sự biến động này và quan sát theo từng năm cụ thể thì có những thời điểm cán cân thương mại lại khơng thay đổi hồn tồn giống lý thuyết, mà có những sự sai khác nhất định. Sự lệch khỏi lý thuyết ở một vài thời điểm này có thể đến từ nguyên nhân nội tại, đó là nhu cầu đối với hàng hóa trong nước cũng như hàng xuất khẩu, cũng như năng lực sản xuất hàng hóa trong nước. Mặt khác điều này cũng có thể đến từ những yếu tố từ bên ngồi như sự thay đổi chính sách của các quốc gia phát triển mà đang là đối tác thương mại của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ so với thế giới và khó có thể tránh được những tác động từ các nền kinh tế khác. Chính vì thế tỷ giá chỉ là một nhân tố quyết định đến cán cân thương mại. Để đánh giá tổng thể về cán cân thương mại cần xem xét nhiều biến tác động hơn là chỉ tập trung vào biến tỷ giá hối đối.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Trong nội dung của chương này, tác giả đã phân tích thực trạng về tỷ giá hối đối cũng như chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong những năm qua, đồng thời trình bày diễn biến cán cân thương mại ở Việt Nam qua các giai đoạn cụ thể. Sau đó tác giả đã chỉ ra sự tác động trong ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại và so sánh với khung lý thuyết đã được nghiên cứu trước đây. Nhìn chung, việc phá giá đồng nội tệ ở Việt Nam làm cho cán cân thương mại xấu đi trong ngắn hạn và cải thiện trong dài hạn. Trong chương 4, tác giả sẽ sử dụng mơ hình nhằm định lượng những tác động này.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Mơ hình nghiên cứu và các biến được sử dụng trong mơ hình
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM), đo lường biến cán cân thương mại song phương của Việt Nam với một số đối tác thương mại trên toàn cầu, là biến TBit được trình bày trong bài viết có tiêu đề “Short-run and long-run effects of exchange rate change on trade balance:
Evidence from China and its trading partners” cuả tác giả Chun-Hsuan Wang và
cộng sự, được đăng trên tạp chí Japan and the World Economy, số 24 năm 2012 trang 266–273, cụ thể phương pháp đo lường này là như sau:
ln TBit = αi + βilnYFit + γ ilnYDit + δilnREXit + εit
Trong đó:
- ln kí hiệu cho logarit cơ số mũ tự nhiên
- TBit là một thước đo của cán cân thương mại được định nghĩa là tỷ lệ lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang nước i và lượng hàng hóa nhập từ nước i vào Việt Nam trong thời gian t. Sở dĩ ở đây lấy xuất khẩu chia cho nhập khẩu là bởi vì nếu tính logarit sẽ khơng gặp vấn đề khi Việt Nam có thặng dư hay thâm hụt thương mại. Thêm vào đó, khi sử dụng tỷ lệ sẽ triệt tiêu được đơn vị tính, đồng thời giúp cho các giá trị tính ra được dao động trong một phạm vi hẹp hơn nhiều.
- YF là thu nhập thực của nước đối tác thứ i, dự kiến sẽ tương quan cùng chiều với xuất khẩu của Việt Nam.
- YD là thước đo thu nhập thực ở Việt Nam, nếu YD tăng có khả năng làm nhập khẩu tăng.
- REX là tỷ giá thực song phương giữa đồng tiền Việt Nam với tiền tệ của đối tác thương mại i, nếu REX tăng thì phản ánh sự mất giá của đồng tiền Việt Nam so với tiền tệ của nước đối tác i.
- αi, βi, γi, δi là các hệ số hồi quy. - εit là biến nhiễu.
Dấu của các hệ số βi, γi, δi đều chưa rõ ràng. Biến βi > 0 có nghĩa là khi thu nhập thực ở nước ngồi tăng lên, có thể họ nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Việt Nam hơn và giúp cải thiện cán cân thương mại; ngược lại βi < 0 có nghĩa là khi thu nhập thực ở nước ngoài tăng thì họ có thể sẽ tự sản xuất thêm hàng hóa và giảm nhập