Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 37 - 53)

Biến Kết quả phân tích tương quan

Kết quả phân tích hồi quy Pooled OLS

Mơ hình (1) Mơ hình (2) Mơ hình (3) Mơ hình (4)

AR - - AP - - INV - - CCC - - SIZE + + + - - GDP - - - - - CG + + + + +

Nhìn vào bảng 4.10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu, ta nhận thấy rằng việc quản trị vốn luân chuyển có tác động đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Các biến chu kỳ luân chuyển tiền, kỳ phải trả, kỳ phải thu, kỳ lưu kho có tác động ngược chiều với khả năng sinh lợi cửa các cơng ty và đều có ý nghĩa thống kê. Để nâng cao khả năng sinh lợi của công ty, ban quản trị cần cắt giảm cả chu kỳ luân chuyển tiền, giảm số ngày thu tiền, giảm kỳ lưu kho, giảm thời gian thanh toán các hố đơn.

Các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên vẫn có tác động tương quan như quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì khả năng sinh lợi càng cao. Bên cạnh đó, đối với biến tốc độ tăng trưởng kinh tế, thơng qua kết quả phân tích, ta thấy biến GDP có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi của công ty.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng lại là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, bài nghiên cứu này tìm hiếu tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của 32 công ty ngành thực phẩm niêm yết trên hai sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong giai đoạn từ 2014 đến 2018. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp bình phương phương tối thiểu (pooled OLS) cho thấy cơng ty có thể tối đa hố giá trị doanh nghiệp thơng qua chính sách quản trị vốn luân chuyển, cụ thể, các nhà quản trị có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông bằng cách giảm kỳ lưu kho, kỳ thu tiền xuống một mức tối thiểu hợp lý. Mối tương quan nghịch biến giữa khả năng sinh lợi và kỳ phải trả phù hợp với giải thích rằng khả năng thanh tốn các hóa đơn càng lâu khi cơng ty khả năng sinh lợi càng thấp. Bài nghiên cứu này đưa đến một cái nhìn khơng hề mới nhưng vẫn cịn khá xa lạ với các các cơng ty ngành thực phẩm trong nước nói riêng và tất cả cơng ty các ngành nói chung về vai trò của quản lý vốn luân chuyển tác động đến khả năng sinh lợi của cơng ty, từ đó có thể đưa ra một vài đề xuất về cách thức cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản trị vốn luân chuyển nhằm gia tăng khả năng sinh lợi cho các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

5.2. Khuyến nghị

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển

5.2.1 Quản trị hàng tồn kho

Việc giữ nhiều hàng tồn kho tuy có tốn chi phí nhưng bù lại sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bởi vì hàng tồn kho q ít có thể gây thiếu ngun vật liệu dẫn đến tình trạng ngừng sản xuất. Doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm kê, đánh giá vật liệu tồn kho, xác định mức thừa thiếu như thế nào, đồng thời xử lý kịp thời những thành phẩm kém chất lượng… Do đó, cần phải lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo về mặt chất lượng và có khả năng cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên.

Có những hệ thống quản trị hàng tồn kho tiên tiến như hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (SCM – Supply chain management) hoặc hệ thống kiểm soát hàng tồn kho kịp thời (JIT – Just in time) đã được các công ty Wal-Mart, Best Buy áp dụng rất thành công. Những thông tin như mã vạch, kích cỡ, màu sắc, số lượng hàng tồn kho cũng được theo dõi với máy tính. Các hệ thống này có thể giúp đẩy nhanh q trình tiêu thụ tránh hàng hoá bị tồn đọng, giảm chi phí lưu kho, nâng cao năng suất hoạt động và cải thiện đáng kể doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có các phương pháp định lượng để dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ phù hợp với đặc điểm ngành thực phẩm như chu kỳ kinh doanh, tính mùa vụ (lễ, Tết) để có đủ lượng hàng tồn kho để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.

5.2.2 Quản trị tiền mặt

Hiện nay, công tác dự báo và quản trị tiền mặt tại các công ty ngành thực phẩm vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên việc dự báo tiền mặt vơ cùng quan trọng giúp các cơng ty duy trì được khả năng thanh tốn, giảm được chi phí cơ hội do tiền mặt tồn trữ quá lớn và chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh

Các biện pháp sau để giảm thiểu rủi ro cũng như thất thốt trong hoạt động: ➢ Xây dựng quy trình và dự đốn các nguồn thu chi theo đặc thù về chu kỳ kinh

doanh, mùa vụ ví dụ như thời điểm lễ, Tết nhu cầu thực phẩm tăng cao. ➢ Ưu tiên nhà cung cấp và khách hàng có thể thanh tốn qua tài khoản ngân

hàng.

➢ Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trị của thủ quỹ và kế tốn.

5.2.3 Quản trị khoản phải thu

Qua kết quả nghiên cứu, khoản phải thu có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vì vậy các công ty ngành thực phẩm cần điều chỉnh chính sách tín dụng hợp lý với mơi trường kinh doanh của ngành như nới lỏng chính sách tín dụng nhằm thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên cũng cần có những biện pháo hạn chế rủi ro do không thu hồi được nợ.

➢ Doanh nghiệp nên thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng thương mại. Đồng thời cần có chính sách hợp lý để khuyến

khích khách hàng thanh tốn: chiết khấu, giảm giá… cho những khách hàng trả tiền ngay.

➢ Tăng cường công tác thu hồi nợ, đặc biệt để đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính đối với các khoản nợ khó địi doanh nghiệp cần trích lập quỹ dự phịng, một mặt có biện pháp gia hạn, giảm nợ…

➢ Để rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, nhà quản lý nên đưa ra một giải pháp tồn diện từ chính sách (Quy định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ, người phê chuẩn cho các hạn mức nợ), con người, cơng cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ (trước, trong và sau khi ký hợp đồng).

5.3. Hạn chế của nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu còn hạn chế, chỉ lấy dữ liệu của 32 công ty ngành thực phẩm trên hai sàn (HNX, HOSE) giai đoạn 2014 -2018.

Bài nghiên cứu này sẽ có tính xác thực hơn nếu sử dụng thêm các phương pháp chạy mơ hình khác nhưng do hạn chế về mặt kỹ thuật nên chỉ áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu (pooled OLS).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam, 2015. Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các công ty thực phẩm-đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khốn việt nam. Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, Số 71, trang 90- 102.

2. Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa, 2014. Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập. Số14, trang 01-02.

3. Trần Ngọc Thơ, 2008. Tài chính doanh nghiêp hiện đại. Nhà xuất bản thống kê.

Tiếng Anh

1. Blinder, Alan S., and Louis J. Maccini, 1991. The resurgence of inventory research: what have we learned? Journal of Economic Surveys, Số 5, trang

291-328.

2. Brooks, C., 2014. Introductory Econometrics For Finance. 3rd ed. New York: Cambridge University Press.

3. Deloof, Marc, 2003. Does working capital management affect profitability of Belgian firms? Journal of Business Finance and Accounting, Số 30, trang 573- 587.

4. Eljelly, Abuzar MA, 2004. Liquidity-profitability trade-off: An empirical investigation in an emerging market. International Journal of Commerce & Management, Số14, trang 48–61.

5. Filbeck, G., Krueger, T., 2005. Industry related differences in working capital management. Mid-American Journal of Business, Số 20, trang 11–18.

6. Gill, A., Bigger, Nahum, Mathur, N., 2010. The relationship between working capital management and profitability: evidence from the United States.

Business and Economics Journal, Số 2, trang 1–9.

7. Ghosh, S.K., Maji, S.G., 2003. Working Capital Management Efficiency: A Study on the Indian Cement Industry. The Institute of Cost and Works Accountants of India.

8. Greene, W. H., 2003. Econometric Analysis. 5th ed. Upper Saddle River

Pearson Education, Inc.

9. Guthmann, H. G., 1948. Business Finance and Banking.

10. Mohammad, A., 2011. Working capital management and corporate profitability: evidence from Iran. World Applied Sciences Journal, Số 12,

trang 1093–1099.

11. Mona, A., 2012. The impact of working capital management policies on firm’s profitability and value: the case of Jordan. International Research Journal of Finance and Economics, Số 85, trang 147–153.

12. Petersen, Mitchell A., and Raghuram G. Rajan, 1997. Trade credit: theories and evidence. The review of financial studies, Số 10, trang 661-691.

13. Raheman, Abdul, and Mohamed Nasr, 2007. Working capital management and profitability–case of Pakistani firms. International review of business

research papers, Số 3, trang 279-300.

14. Shin, H.H., Soenen, L., 1998. Efficiency of working capital management and corporate profitability. Financial Practice and Education, Số 8, trang 37–45. 15. Ukaegbu.B, 2014. The significance of working capital management in

determining firm profitability: Evidence from developing economies in Africa. Research in International Business and Finance, Số 31, trang 1-16. 16. Wilner, Benjamin S, 2000. The exploitation of relationships in financial

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các công ty nghiên cứu

STT Mã chứng

khốn Tên cơng ty

1 AAM CTCP Thủy sản MeKong

2 ABT CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre

3 ACL CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang 4 AGF CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang

5 AGM CTCP Xuất nhập khẩu An Giang 6 ANV CTCP Nam Việt

7 ASM CTCP Tập đoàn Sao Mai 8 BBC CTCP Bibica

9 BHN Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội 10 BLF CTCP Thủy sản Bạc Liêu

11 CAN CTCP Đồ hộp Hạ Long 12 CMX CTCP Camimex Group

13 DBC CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam 14 GTN CTCP GTNFoods

15 HHC CTCP Bánh kẹo Hải Hà 16 HLG CTCP Tập đoàn Hoàng Long 17 HNM CTCP Sữa Hà Nội

18 ICF CTCP Đầu tư Thương mại Thủy sản 19 IDI CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia 20 KDC CTCP Tập đoàn KIDO

21 KHS CTCP Kiên Hùng

22 LAF CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An 23 MSN CTCP Tập đồn Masan

25 SAB Tổng Cơng ty Cổ phần Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn 26 SAF CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco

27 SGC CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang 28 SJ1 CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu 29 TAC CTCP Dầu thực vật Tường An 30 TS4 CTCP Thủy sản Số 4

31 VHC CTCP Vĩnh Hồn

32 VNM Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Phụ lục 2: Kết quả kiểm định và ước lượng các mơ hình

1. Thống kê mô tả

3. Kết quả kiểm định tự tương quan của các mơ hình 3.1. Mơ hình (1)

3.3. Mơ hình (3)

4. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các mơ hình 4.1. Mơ hình (1)

4.3. Mơ hình (3)

5. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của các mơ hình 5.1. Mơ hình (1)

5.3. Mơ hình (3)

6. Kết quả ước lượng hồi quy bằng Pooled OLS

6.1. Mơ hình (1)

6.3. Mơ hình (3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)