Hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện hoàn mỹ (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2. Hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu

Các hàm ý quản trị được đề xuất theo mức độ tác động của các nhân tố:

5.2.1. Về chăm sóc và điều trị (CS)

Người bệnh có quyền tham gia vào quá trình quyết định lựa chọn phương pháp điều trị. Nhân viên cần sử dụng từ ngữ và giọng nói phù hợp. Cần nhớ rằng giọng nói của nhân viên y tế có tác động mạnh đến sự cảm nhận của người bệnh.

Người bệnh có thể quên lời nói nhưng rất khó quên giọng nói và hành vi của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, các điều dưỡng trưởng cần đảm bảo cơng bằng trong việc bố trí buồng bệnh/giường bệnh cho người bệnh. Các bác sĩ trưởng khoa cần đảm bảo cơng bằng trong việc bố trí bác sĩ có tay nghề để giải quyết các kỹ thuật phức tạp cho người bệnh mà không bị phân biệt bởi khả năng chi trả của người bệnh.

5.2.2. Về xuất viện (XV)

Trung bình người bệnh mất 162 phút để hoàn tất thủ tục xuất viện. Thường quy trình xuất viện được thực hiện xong sau khi bác sĩ cho lệnh xuất viện, người bệnh được xử lý các hồ sơ chi phí về bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm tư nhân, kết thúc y lệnh thuốc và được kiểm tra sinh hiệu để đảm bảo các tiêu chí xuất viện. Tuy nhiên khâu thủ tục hành chính giấy tờ để xuất viện bao gồm: giấy ra viện, toa thuốc, bảng kê chi phí. Những thủ tục này tốn rất nhiều thời gian chờ đợi của khách hàng. Cần lên dự án kế hoạch xuất viện từ ngày hơm trước có dự kiến xuất viện. Cải tiến quy trình hành chính về việc hồn tất các hồ sơ xuất viện

5.2.3. Về giải thích xét nghiệm và trước điều trị (XN)

Những thông tin người bệnh cần được biết: Chẩn đoán; Phương pháp điều trị; Các can thiệp thủ thuật, phẫu thuật; Các chăm sóc, theo dõi sẽ thực hiện trên người bệnh; Thuốc điều trị hàng ngày; Các diễn biến và tiến triển của người bệnh; Chi phí khám chữa bệnh; Quyền và nghĩa vụ của người bệnh khi nằm viện. Người bệnh ra Viện cần sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ và điều dưỡng như: theo dõi những biến chứng như đau, nhiễm trùng, hạn chế vận động, cách dùng thuốc, chế độ ăn, hẹn thời gian khám lại và cung cấp cho người bệnh số điện thoại để liên hệ nếu phát hiện có những dấu hiệu nặng cần đến bệnh viện sớm.

Thời gian tới cần áp dụng quy trình kiểm tra HSBA và thăm hỏi khảo sát người bệnh hằng ngày. Các trường hợp chưa nắm rõ cơ chế gây bệnh hoặc các CLS sắp phải thực hiện thì CSKH sẽ báo ngay cho trưởng khoa nội trú phối hợp cùng bác sĩ để tư vấn cho người bệnh

5.2.4. Tại khoa cấp cứu/Phòng tiếp nhận bệnh nhân (CC)

Khoảng 80% số lượng khách hàng nhập viện từ kênh cấp cứu chuyển đổi sơ cứu xong sẽ nhập viện tại khu nội trú chính vì vậy ấn tượng đầu tiên khi vào cấp cứu bao gồm: sự kịp thời trong khám chữa bệnh, thái độ giao tiếp của đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc đều ảnh hưởng trực tiếp đến tồn bộ q trình nằm viện của khách hàng. Cần đảm bảo chất lượng điều trị với mực tiêu trong vịng 1 phút có nhân viên y tế tiếp cận chăm sóc người bệnh, khơng q 30 phút cho quá trình chẩn đốn và hội chẩn ban đầu. Các cơng tác về huấn luyện nghiệp vụ chăm sóc và tâm lý tiếp xúc cũng cần được thực hiện thường xuyên hơn

5.2.5. Căn tin - Dịch vụ ăn uống (CT)

Người bệnh luôn mong muốn được một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng bệnh lý. Bệnh viện cần xây dựng tháp dinh dưỡng tư vấn cho khách hàng về các chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng loại bệnh lý. Mở các buổi CME giáo dục dự phòng kiến thức về dinh dưỡng cho bệnh nhân. Phát các brochure phác đồ dinh dưỡng phù hợp cho từng loại bệnh lý: đái tháo đường, tim mạch, béo phì ... Bổ sung phần ăn dinh dưỡng vào chi phí giường bệnh nội trú để khách hàng an tâm điều trị

5.2.6. Phòng nằm điều trị tại bệnh viện (DT)

Người bệnh luôn mong muốn một dịch vụ tốt nhất để điều trị do đó các phịng nội trú tại bệnh viện cần luôn được sạch sẽ và đảm bảo an toàn kiếm soát nhiễm khuẩn. Bác sĩ và điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh cần cố gắng nhớ tên bệnh nhân và diễn biến bệnh của họ, xưng hô phù hợp với người bệnh. Hàng ngày, nên dùng thời gian thích đáng để tiếp xúc và nói chuyện với người bệnh bên cạnh công việc khám bệnh, điều trị và chăm sóc. Tiến hành có kế hoạch việc xơng phịng để đảm bảo kiểm sốt nhiễm khuẩn. Kế hoạch diệt cơn trùng diễn ra định kỳ. Thực hiện huấn luyện các nhân viên vệ sinh khi lau dọn có tâm lý giao tiếp tốt gây thiện cảm cho người bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện hoàn mỹ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)