Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN
1.2. Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành đối với hoạt động nuô
1.2.4. Quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động
động nuôi chim yến
Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT quy định về trách nhiệm đối với chủ cơ sở nuôi chim yến và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cụ thể:
10 Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT
- Đối với chủ cơ sở ni chim yến phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn trong việc lấy mẫu định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm chi trả phí, lệ phí xét nghiệm dịch bệnh trên đàn chim yến theo quy định hiện hành; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nuôi và khai thác tổ yến phải tuân thủ các quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 và khoản 1, khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT; những cơ sở vi phạm phải bị xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Đối với trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước được giao cho ba cơ quan chức năng sau đây:
+ Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: “Tham mưu cho UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Thông tư này; phối hợp với ngành thông tin truyền thông tại địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Thông tư này đến tổ chức, cá nhân nuôi chim yến và người dân trong vùng nuôi chim yến; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến khai báo ni chim yến cho Phịng chun môn cấp huyện; kiểm tra việc thực hiện quản lý, phối hợp cơng tác, chế độ báo cáo của Phịng chun môn cấp huyện; Tập hợp số liệu thống kê về hoạt động nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, báo cáo Cục Chăn nuôi trước ngày 30 tháng 11 hàng năm; chỉ đạo và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT; kiểm tra, đánh giá phân loại theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện tự nhiên phù hợp với đặc điểm và tập tính tự nhiên của chim yến thì tổ chức nghiên cứu, đánh giá hiện trạng để xây dựng quy hoạch vùng ni chim yến tập trung trình UBND cấp tỉnh phê duyệt”.
+ Cục Chăn nuôi: “Tổ chức kiểm tra đôn đốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT; phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện Thông tư này, kịp thời phát
hiện các tồn tại, bất cập trong quá trình quản lý để đề xuất kịp thời với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Chủ tịch UBND cấp tỉnh các biện pháp xử lý; tổ chức rà soát, bổ sung, sửa đổi và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình kỹ thuật ni chim yến, quy trình sơ chế, bảo quản sản phẩm, trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về ni chim yến bảo đảm an tồn sinh học”.
+ Cục Thú y: “Chỉ đạo Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở nuôi chim yến, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho chim yến; cơ quan thú y trực thuộc lấy mẫu định kỳ một năm hai lần để kiểm sốt dịch bệnh, lấy mẫu đột xuất khi có hiện tượng chim yến chết bất thường hoặc cơ sở ni chim yến nằm trong vùng đang có dịch cúm gia cầm”.
Ngoài quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý, pháp luật Việt Nam còn quy định chi tiết về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này12. Đồng thời, theo quy định tại Điều 31, Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn ni. Ngồi hình thức phạt tiền thì cơ sở chăn ni trang trại còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: chuồng trại xây dựng không đúng yêu cầu kỹ thuật ảnh hưởng đến vệ sinh thú y, môi trường trong chăn nuôi; vi phạm quy định về quy trình chăn ni
12 Khoản 5, Điều 15, và khoản 1, 2, 3 Điều 25 của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại cơ sở
chăn nuôi động vật tập trung; ấp trứng gia cầm; nuôi chim yến , sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật; sản xuất giống và nuôi thủy sản thương phẩm, tập trung khơng có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.”
Khoản 1, Điều 25: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản
xuất, kinh doanh giống vật nuôi không đảm bảo một trong các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định”.
Khoản 2, Điều 25: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản
xuất, kinh doanh giống vật nuôi mà khơng có hồ sơ hoặc khơng ghi hồ sơ theo dõi q trình sản xuất giống vật ni”.
Khoản 3, Điều 25: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản
gây ảnh hưởng đến an tồn thực phẩm; khơng đăng ký, kê khai các nội dung chăn nuôi đối với những đối tượng vật nuôi buộc phải đăng ký, kê khai.
Trong công tác quản lý nhà nước về ni chim yến thì một số chú ý đối với hoạt động này như sau:
Thứ nhất, Các ngành chức năng cần rà sốt hồn thiện hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới cơng tác quản lý nhà nuôi chim yến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang được hiện thực hoá trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội. Điều quan trọng cần được nhấn mạnh khi nói về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chúng ta chủ trương xây dựng, chính là sự vận dụng về cơ bản tồn bộ các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền nói chung và những giá trị riêng của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước pháp quyền thì việc xây dựng, tuân thủ và thực hiện pháp luật Việt Nam là điều rất quan trọng. Thơng qua pháp luật Việt Nam thì nhà nước ta thực hiện chức năng quản lý nhà nước và dùng pháp luật Việt Nam như là một cơng cụ quan trọng trong q trình này. Nước ta đặt lợi ích của Nhân dân lên hàng đầu bởi nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do vậy, quyền và lợi ích của Nhân dân ln được nhà nước ta quan tâm chú ý. Vấn đề pháp lý cho hoạt động của hoạt động nuôi chim yến cũng được xây dựng trên nguyên tắc này.
Có thể nói rằng việc xây dựng và ban hành các quy định về nuôi chim yến là thể hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, song đây cũng là việc thể hiện quyền và lợi ích cho các đối tượng được pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Một bước tiến quan trọng của việc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này đó là việc ban hành Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT, qua đó đã điều chỉnh một cách sâu sát đến vấn đề này. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, hiện nay các quy định về vấn đề này còn tản mạn và quá trình thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Hệ thống pháp luật Việt Nam để điều chỉnh về hoạt động nuôi chim yến nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật Việt Nam còn một số
vấn đề bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật Việt Nam còn thiếu và yếu…Đứng trước u cầu đó thì việc xây dựng và hồn thiện các quy định về vấn đề này cần được cấp bách thực hiện.
Thứ hai, đẩy nhanh công tác quy hoạch cơ sở nuôi chim yến tập trung quy mô lớn. Để việc Quy hoạch hệ thống cơ sở nuôi chim yến ở nước ta đi vào thực tiễn có hiệu quả, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm; Nghiên cứu và tham mưu để chính quyền địa phương ban hành cơ chế, chính sách bổ sung nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nuôi chim yến trên địa bàn. Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn quản lý, cụ thể hóa Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn. Đôn đốc các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là các huyện) tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch nuôi chim yến gia súc, gia cầm trên địa bàn các địa phương quản lý. Tại địa phương, tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành và các huyện rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch ni chim yến và đề xuất chính quyền địa phương bố trí kinh phí cho các dự án đang thực hiện; Đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thẩm định đánh giá, phân loại các cơ sở ni chim yến theo tiêu chí được quy định trình các cơ quan nhà nước ban hành danh mục cơ sở nuôi chim yến đủ điều kiện vệ sinh thú y, mơi trường và an tồn thực phẩm được hưởng hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Thứ ba, có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các bên liên quan: Thú y, Cảnh sát môi trường, Quản lý thị trường... trong việc thanh tra giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động nuôi chim yến ở nước ta hiện nay. Các tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng như Quản lý thị trường, Kiểm dịch thú y, an tồn thực phẩm, lực lượng Cảnh sát mơi trường
và chính quyền địa phương trong cơng tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động của hoạt động ni chim yến. Từng bước nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chuyên trách cho lĩnh vực quản lý, đảm bảo hoạt động của hoạt động nuôi chim yến dần đi vào nề nếp.
Thứ tư, tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của chủ cơ sở nuôi chim yến, của người dân trên địa bàn.
Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý về nuôi chim yến và các cơ sở tham gia nuôi chim yến gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện; Giao Chi cục Thú y địa phương tiếp tục hướng dẫn, thẩm định thiết kế cơ sở nuôi chim yến đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường theo quy định. Trung tâm Phát triển chăn nuôi hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp kinh phí hỗ trợ và chi trả các cơ sở nuôi chim yến đảm bảo điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói, các quy định về nuôi chim yến được pháp luật Việt Nam quy định là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thiết lập hành lang pháp lý trong công tác quản lý về sử dụng thực phẩm một cách hợp lý trong xã hội hiện nay. Việc xác định đặc điểm có liên quan đến các hoạt động của hoạt động nuôi chim yến sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật Việt Nam chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm, quy hoạch, xây dựng, môi trường, thú y… tại Việt Nam. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu khách quan của cơng tác hồn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và ni chim yến nói riêng. Ngồi ra, với những quy định về vấn đề này đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ được pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những quy định cho hoạt động của hoạt động nuôi chim yến đã phần nào phát huy vai trị và có tác động lớn trong việc góp phần cho sự phát triển cho kinh tế - xã hội của nước ta. Trong tương lai, pháp luật Việt Nam về nuôi chim yến với những quy định rõ ràng hơn sẽ tạo thuận lợi cho các bên. Hi vọng, những quy định trong lĩnh vực chăn ni nói chung và ni chim yến nói riêng sẽ được áp dụng một cách tốt hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, hình thành nên một nền tảng pháp lý trong lĩnh vực hoạt động của hoạt động nuôi chim yến nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung, giúp nền kinh tế nước ta phát triển, phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN TẠI TỈNH NINH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN