Thí nghiệm xác định nồng độ NaCl ngâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ quả quất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Trang 29 - 31)

Mục đích: NaCl có tác dụng tăng khả năng thẩm thấu của nước trong tế

bào, tăng độ phân cực của dung dịch, nhờ đó làm giảm lực tương tác giữa các cấu tử tinh dầu kém phân cực với nước. Nhờ đó, tinh dầu sẽ dễ dàng bay hơi trong quá trình chưng cất.

Thí nghiệm được tiến hành với có hàm lượng NaCl (w/v) thay đổi: 0%; 5%; 10%; 15%; 20% với tỷ lệ nước/cái bổ sung đã chọn thích hợp.

Bố trí thí nghiệm xác định theo hình 2.4.

Cơ sở chọn các khoảng khảo sát cho các thông số hàm lượng NaCl

- Dựa trên các tài liệu tham khảo liên quan đến chiết tinh dầu từ họ Citrus. Đây là cơ

sở khoa học giúp định hướng trong việc chọn khoảng khảo sát cho các thông số hàm lượng NaCl.

- Dựa trên quá trình bố trí thí nghiệm. Tiến hành thực hiện ở các khoảng khảo sát khác

nhau, các thí nghiệm được làm lặp lại ít nhất là 3 lần. Sau đó đưa ra khoảng khảo sát thích hợp với tinh dầu Quất.

Lượng nước muối thích hợp

Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nồng độ muối ngâm vỏ quả

Vỏ quả đã xử lý

Xay với nước muối nồng độ (%)

0 5 10 15 20

Xác định tỷ lệ tinh dầu thu được, chọn nồng độ muối thích hợp Tinh dầu thô

Ngưng tụ

Phân ly Chưng cất (1h)

Cách tiến hành

Lấy 100g nguyên liệu đã xử lý cho vào máy xay điện, bổ sung tỉ lệ nước ngâm thích hợp thông qua lô thí nghiệm hình 2.3 và nồng độ NaCl biến thiên như trên hình 2.4. Xay trong 2 phút. Chuyển toàn bộ nguyên liệu đã xay vào bình cầu của hệ thống chưng cất ngâm trong 2h, sau đó chưng cất hỗn hợp trong 60 phút dưới áp suất khí quyển. Đọc thể tích tinh dầu tách ra trên ống ngưng tụ và so sánh. Từ đó, chọn nồng độ NaCl thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ quả quất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Trang 29 - 31)