Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN một số bài tập NÂNG CAO sức NHANH và sức MẠNH nội DUNG QUYỀN THUẬT NAM đội TUYỂN võ cổ TRUYỀN TRƯỜNG THPT NGÔ sĩ LIÊN XUÂN MAI hà nội (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Quá trình nghiên cứu của đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Mục đích: Sử dụng phương pháp này chúng tôi tổng hợp các cơ sở lý luận có liên quan để tiếp cận vấn đề nghiên cứu đồng thời cũng để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và giúp cho việc phân tích các kết quả nghiên cứu.

Cách tiến hành: Các tài liệu mà đề tài tham khảo gồm: Tài liệu huấn luyện các môn thể thao, các văn bản chỉ đạo của nhà nước, ngành, các sách, báo, tạp chí, tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu của các đề tài liên quan của các nha khoa học, các nhà chun mơn trong và ngồi nước. Từ đó hình thành giả định khoa học, lý luận khoa học, nhận thức được các vấn đề liên quan đến đề tài, hoàn chỉnh nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu, cũng như tiến hành tổ chức trong quá trình nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tơi đã tìm hiểu, tham khảo gần 20 tư liệu khoa học và tài liệu chun mơn khác nhau có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Từ những thông tin đã thu được chúng tôi tổng hợp lại, đưa ra những kết luận, xác định hướng nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập các số liệu nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp qua các phiếu hỏi với nhiều nhà chuyên môn về vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các phương pháp chọn lựa các bài tập liên quan đến việc giảng dạy và huấn luyện nâng cao khả năng phối hợp vận động cho đối tượng nghiên cứu.

Ngồi ra cịn trao đổi tọa đàm với cán bộ giảng viên và giáo viên giảng dạy môn Võ trường ĐHSP TDTT Hà Nội và một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội

Mục đích: Lựa chọn ra được các bài tập phù hợp với điều kiện thực tiễn

và hình thức giảng dạy – huấn luyện thực tế nâng cao sức nhanh, sức mạnh cho đối tượng nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu.

Cách thực hiện: Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu

hỏi (nội dung phiếu hỏi được trình bày tại phần phụ lục 1 của khóa luận). Phát phiếu hỏi một lần và thu phiếu hỏi sau 3 – 4 ngày phát phiếu.

Cách đánh giá xử lý số liệu phỏng vấn: Chúng tôi sử dụng phương pháp tính tổng số ý kiến đồng thuận với từng nội dung, nếu số ý kiến đồng thuận chiếm trên 80% thì bài tập ấy được chúng tơi sử dụng để đưa vào thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm tra này nhằm đánh giá chính xác hơn các bài tập được chọn lựa, ứng dụng trong việc nâng cao khả năng phối hợp vận động cho đối tượng nghiên cứu.

- Mục đích: Xác định hiệu quả các bài tập đã chọn lựa cho đối tượng

thực nghiệm.

tập được chọn lựa theo 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

- Cách xử lý số liệu kiểm tra: Kết quả kiểm tra khả năng phối hợp vận

động được xử lý bằng các thuật toán học thống kê, xác định hiệu qảu kết qủa kiểm tra.

2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Đề tài sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm chứng tác dụng của việc sử dụng các bài tập đã được chọn lựa nhằm nâng cao sức nhanh, sức mạnh cho đối tượng thực nghiệm cụ thể:

- Mục đích: Kiểm chứng tác dụng của việc sử dụng các bài tập nhằm

nâng cao sức nhanh và sức mạnh nội dung quyền thuật nam đội tuyển Võ cổ truyền Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Xuân Mai - Hà Nội

- Cách tiến hành: Đề tài sử dụng nội dung của các bài tập đã được chọn

lựa, xây dựng kế hoạch, tiến hành áp dụng nhóm thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu.

Nội dung thực hiện cụ thể như sau:

Đối tượng thực nghiệm gồm 16 nam học sinh đội tuyển Võ cổ truyền Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Xuân Mai - Hà Nội

chúng tôi chọn lựa ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Lấy 8 em nhóm thực nghiệm và lấy 8 em cho nhóm đối chứng.

- Thời gian nhóm thực nghiệm: Được áp dụng theo kế hoạch trong 06 tuần, mỗi tuần huấn luyện 03 buổi và thứ 2, thứ 4, thứ 6 ngoại khóa. Thời gian mỗi buổi là 90 phút.

- Cách đánh giá: Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra ban đầu bằng các test và sau 6 tuần thực nghiệm khi đã ứng dụng các bài tập đã được chọn lựa trong tập luyện và kiểm tra bằng các test đã được kiểm chứng.

2.2.5. Phương pháp toán học thống kê.

Chúng tơi sử dụng thuật tốn thống kê để đánh giá hiệu quả các bài tập đã được chọn lựa trên đối tượng thực nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra sau thực

nghiệm tốt hơn kết quả kiểm tra trước thực nghiệm thì có ý nghĩa thống kê. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã sử dụng các thuật tốn sau đây.

- Số trung bình cộng

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN một số bài tập NÂNG CAO sức NHANH và sức MẠNH nội DUNG QUYỀN THUẬT NAM đội TUYỂN võ cổ TRUYỀN TRƯỜNG THPT NGÔ sĩ LIÊN XUÂN MAI hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)