Bí xanh (Bầu bí)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VỀ DINH DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT, HD SỬ DỤNG PHÂN BÓN HIỆU QUẢ CHO 12 LOẠI/NHÓM CÂY TRỒNG CHÍNH TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH (Trang 34 - 36)

Cây bí xanh có tên kên khoa học: Benincasa Hispida (Thunb.) Cogn, thuộc họ Bầu bí:

Bí xanh, tên Việt Nam cịn gọi là bí đao, bí phấn, có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc, Ấn Độ là nơi có nắng nóng và ẩm độ khơng khí cao.

Bí xanh là cây thân bị, leo, ƣa thích nhiệt độ 25-270C. Cây bí xanh có bộ rễ khá phát triển, ăn sâu có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên bí xanh nếu có đủ nƣớc thân lá phát triển tốt và cho năng suất cao. Làm dàn cho bí xanh là yêu cầu cần thiết trong sản xuất. Các giống bí xanh thƣờng trồng là: Bí trạch, bí đá, bí bầu, bí lơng ..., nhƣng trồng phổ biến nhất hiện nay là giống bí trạch và bí đá, nhóm giống này đã đƣợc trồng nhiều năm ở Tráng Liệt - Bình Giang - Hải Dƣơng.

- Bí trạch: Quả thon nhỏ nặng trung bình 4 - 5 kg, quả to 6 - 7 kg cùi dày ruột đặc ít nƣớc, ăn đậm, ngọt, bảo quản đƣợc lâu.

- Bí đá: Giống bí trạch nhƣng quả nhỏ hơn nặng 2 - 3 kg phẩm chất tốt, thời gian sinh trƣởng ngắn hơn thƣờng đƣợc trồng ở vụ đông trên đất 2 vụ lúa.

a. Thời vụ trồng

Cây bí xanh ƣa thích nhiệt độ ấm áp, chịu đƣợc nắng nóng, chịu rét kém, do vậy ở nƣớc ta có thể trồng bí xanh với thời vụ rộng. Ở các tỉnh miền Bắc có mùa đơng lạnh do vậy có 3 thời vụ là vụ xuân hè, hè thu và vụ đông sớm.

- Vụ xuân hè: gieo hạt tháng cuối tháng 12-1 cho đến tháng 2, 3. Nếu gieo sớm gặp lạnh thi cần xử lý hạt bằng nƣớc nóng 40-450C khoảng 2, 3 giờ đến 10-12 giờ khi hạt nứt nanh thì gieo hạt vào bầu, khi cây có 1-2 lá thật thì trồng ngồi đồng ruộng.

Trồng trái vụ:

- Vụ hè thu: có thể gieo trồng từ tháng 4, 5 hoặc sau khi gặt lúa xuân.

- Vụ đông: Gieo hạt vào bầu và ngay sau khi gặt lúa mùa cuối tháng 9, đầu tháng 10 thì tranh thủ trồng bầu ra ruộng.

b. Làm đất, mật độ gieo trồng

Bí xanh là loại rau khơng kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất. Nếu làm dàn thì lên luống có mặt luống rộng 1,2-1,3 m. Lên luống cao 20 cm, nếu trồng vụ hè thu hoặc xuân hè muộn có mƣa rào nhiều thì lên luống cao 25-30 cm. Đào hốc theo khoảng cách trồng, bỏ phân lót vào hốc, trộn đều với đất, phủ lớp đất mỏng lên trên rồi trồng. Trồng xong nên tƣới, duy trì đủ ẩm cho cây con.

Trồng với khoảng cách hàng 80-90 cm, cây cách cây 35-40 cm tƣơng ứng với mật độ 15.000-28.000 cây/ha.

+ Đối với bí làm giàn (vụ xuân, hè thu): - Lên luống đơn rộng 70 - 80 cm cao 25 - 35 cm rãnh luống rộng 30 cm trồng 1 hàng giữa luống khoảng cách 25 - 30 cm (1 cây) hoặc 50 - 60 cm (1 hốc 2 cây).

- Luống đôi mặt luống rộng 1,2 - 1,4 m, cao 25 - 35 cm, rãnh luống rộng 30 cm, trồng 2 hàng cách nhau 70 - 80 cm, cây cách cây 25 - 30 cm hoặc hốc cách hốc 50 - 60 cm (1 hốc 2 cây) đảm bảo mật độ khoảng 1.000 cây/sào (27,8 nghìn cây/ha).

+ Đối với bí khơng làm giàn: (chủ yếu ở vụ đông) luống rộng 2,5 - 3 m cao 25 - 35 cm rãnh rộng 30 cm trồng 1 hàng giữa luống, hốc cách nhau 1 m mỗi hốc 4 cây đảm bảo 500 cây/sào (14 nghìn cây/ha) hoặc trồng 1 hàng rìa luống khoảng cách 30-40 cm/ cây. Có thể trồng xen vào lúa khi lúa sắp thu hoặch để tranh thủ thời vụ ở vụ đông kết hợp làm đất tối thiểu.

Bảng 30. Bón phân cho bí xanh Loại phân Tổng lƣợng phân bón Bón lót Bón thúc 1 Bón thúc 2 Bón thúc 3 + Phân chuồng, tấn/ha 15-18 15-18 + Phân đạm, kg/ha - Tính theo N 90-115 25 35-45 30-45

- Tính theo phân urê 195-250 55 75-97 65-97

+ Phân lân, kg/ha

- Tính theo P2O5 45-65 45-65 - Tính theo phân

supe phốt phát 280-410 280-410 + Phân kali, kg/ha

- Tính theo K2O 85-100 25 35-40 25-35

- Tính theo phân

kali clorua 140-167 42 57-67 41-58

+ Bón thúc lần 1 khi cây 5-7 lá thật.

+ Bón thúc lần 2 khi cây chuẩn bị ra hoa, sau khi cây ra tua, buộc cây vào dàn. + Bón thúc đợt 3: khi cây hình thành quả.

Nếu ít phân chuồng phải tăng lƣợng đạm, lân và kali. Bón lót tồn bộ P/C + lân, bón theo hàng hoặc hốc trộn kỹ với đất; số đạm và kali cịn lại dùng bón thúc.

Có thể dùng nƣớc phân ngâm mục, urê + kali pha loãng tƣới cho cây sau khi thu quả để tận thu lứa bí ngọn (đối với bí xuân + hè thu).

+ Gieo trồng: Có thể gieo hạt trực tiếp, qua vƣờn ƣơm hoặc làm bầu. Đối với bí vụ

đông để tranh thủ thời vụ nên làm bầu, hạt bí trƣớc khi gieo nên xử lý bằng thuốc Rampart để hạn chế bệnh chết dây (héo xanh). Cây con mới mọc nên phun thuốc Validacin, Rovral, Rampart, Daconil, Kocide ..phòng bệnh lở cổ rễ. Khi cây 2 - 3 lá đem ra trồng phải sạch sâu bệnh.

d. Chăm sóc

Từ khi cây mọc hoặc trồng đến lúc cây bò cần xới phá váng 2 - 3 lần kết hợp vun gốc, đảm bảo tƣới nƣớc đủ ẩm cho cây. Tránh để bị úng ngập hoặc đất quá ẩm dễ bị rụng hoa, quả và bị bệnh.

+ Một số biện pháp kỹ thuật cần chú ý:

Khi cây bí dài 50 cm thì lấy đất chèn lấp ngay đốt để cây ra nhiều rễ bất định. Hƣớng ngọn bí bị từ hốc này sang hốc khác sau đó mới cho dây leo lên giàn. Dùng lạt mềm buộc nách lá. Giàn cắm chéo nhƣ mái nhà (1 sào cần 1.100 - 1.300 cây dóc) hoặc dùng tre làm khum.

Mỗi cây chỉ để 2 nhánh chính, trong giai đoạn ra hoa rộ cần bấm bớt ngọn và hoa đực. Điều chỉnh cuống quả bí nằm vào chỗ 2 cây dóc giao nhau. Nếu bí khơng làm giàn quả bị trên mặt đất phải lót rơm rạ. Bỏ hoa cái đầu để hoa thứ 2 trở đi . Mỗi cây để 1-2 quả.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VỀ DINH DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT, HD SỬ DỤNG PHÂN BÓN HIỆU QUẢ CHO 12 LOẠI/NHÓM CÂY TRỒNG CHÍNH TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)