Trước mắt họ dường như mờ đi bởi hình ảnh Hà Nội Hai tiếng “Hà Nội” hiên lên đầy tự hào và đong đầy yêu thương Nhắc tới Hà Nội là

Một phần của tài liệu 10 bài tây tiến văn mẫu tham khảo (Trang 54)

Nội” hiên lên đầy tự hào và đong đầy yêu thương. Nhắc tới Hà Nội là nhắc tới nơi họ sinh ra, lớn lên, học tập, ghi dấu cả một thời kỷ niệm. Hà Nội cịn là thủ đơ, là trái tim hồng của Tổ quốc, ai đi xa cũng mang một nỗi nhớ đong đầy. Và khi nhắc tới, nghĩ về Hà Nội thân yêu, tươi đẹp một thời Quang Dũng cũng không ngần ngại bộc lộ một nỗi nhớ trực tiếp về “dáng kiều thơm”. Hình ảnh mơ mộng nối tiếp mơ mộng trong thơ Quang Dũng mới thật đẹp đến mấy. Giữa mảnh đất Hà Thành, “ dáng kiều thơm” là cô gái là cô gái xinh đẹp, thướt tha, yêu kiều, thanh lịch. Qua bút pháp ước lệ, ta không tận mắt chứng kiến nhưng cũng có thể cảm nhận dáng vẻ bên ngồi của nàng kiều tài sắc trong thơ Quang Dũng. Nàng kiều ấy phải chăng là những bạn gái học cùng trường, là người yêu, hay chỉ là một đóa hồng rạng ngời mà họ vơ tình nhung nhớ. Câu thơ mộng mơ, đẹp đẽ đến vậy nhưng một thời lại bị phê phán là mộng rớt, buồn rớt, tiểu tư sản, không phù hợp với tác phong nhà lính. Vào cái thời điểm năm 48 ác liệt, thơ ca có mục đích là truyền tải hào khí, hào hùng cho chiến sĩ chống giặc ngoại xâm. Thơ Quang Dũng cũng đi đúng lối chia sẻ cảm xúc qua từng lối thơ, con chữ, vì vậy thơ ơng vừa có đau thương, vừa có mơ mộng. Nhờ có mơ mộng, cái đau thương mới vơi đi để từ đó làm sức mạnh cho người lính chiến đấu đến cùng. Người lính của Quang Dũng mơ về “dáng kiều thơm” là để tin yêu, tin tưởng , tạo nguồn ý chí và sức lực mạnh mẽ chứ đâu phải làm cho họ thối chí, nản lòng. Cái mơ, cái mộng tuyệt đẹp biểu diễn đúng cái sắc thái tâm lý người lính trong suốt tháng ngày mưa bom bão đạn. Qua đó, ta khẳng định câu thơ là một trong những hình ảnh đặc sắc nhất, độc đáo nhất trong thơ ca Cách mạng và mang đậm phong cách lãng tử của Quang Dũng.

Một phần của tài liệu 10 bài tây tiến văn mẫu tham khảo (Trang 54)