Gian truân nhưng cũng chính là nơi bao bọc chở che cho đoàn binh Tây Tiến Điệp từ “nhớ” được lặp lại hai lần

Một phần của tài liệu 10 bài tây tiến văn mẫu tham khảo (Trang 78 - 87)

cùng vần “ơi” ngân dài như mở ra một không gian ngân vang của một thời để thương , để nhớ. Nỗi nhớ ấy được

diễn tả một cách cụ thể với cảm xúc bâng khuâng ,miên man – “ nhớ chơi vơi” . Ta đã từng bắt gặp biết bao nỗi nhớ như thế trong thơ ca Việt Nam :

Ra về nhớ bạn chơi vơi

Nhớ chiếu bạn trải nhớ nơi bạn nằm Hay :

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đóng than

Nhưng ở “Tây Tiến’’ , người đọc bắt gặp một nỗi nhớ không đầu , không cuối , bồng bềnh, không thể nào

đong ,đo ,cân ,đếm được nhưng lại có sức nặng vơ cùng. Nỗi nhớ cứ thế đong đầy , cồn cào , luôn thường trực, len

lỏi trong từng ngóc ngách tâm hồn của Quang Dũng . Nó như được thu phóng thành một thước phim về bức

tranh thiên nhiên hùng vĩ , hoang sơ nhưng rất đỗi trữ tình ,dần dần hiện lên qua lăng kính lãng mạn của tác giả :

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Nhà thơ tái hiện lại các địa danh mà người lính đã từng đặt chân qua . Đó là Sài Khao , là Mường Lát , là Pha

Luông , là Mường Hịch ... Dù cho Sài Khao mới nghe thôi đã “ mỏi gối , chùn chân ” nhưng đúng như Chế Lan Viên

từng khẳng định “ Nơi nao qua lịng lại chẳng u thương”. Chính vì vậy mà Sài Khao hiện lên trong hồi ức của

nhà thơ rất đỗi chân thực :

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Sài Khao , Mường Lát là những địa danh , bản làng xa xôi , hẻo lánh , sương mù dày đặc bao phủ cả khơng

gian . Sương như tấm áo chồng bảng lảng trùm lên con sông , ngọn suối , sườn đèo , khiến những bước chân của người lính trở nên nặng nhọc , vất vả hơn gấp bội phần . Bước chân của người lính trong đêm sương nặng nhọc,

mệt rã rời , nhưng ý chí của họ vẫn kiên cường , bất khuất , đánh thức trái tim nhạy cảm của thanh niên trí thức

Hà Nội . Để rồi từ đó , họ cảm nhận được từng cái trở mình khe khẽ của cỏ cây hoa lá khi màn đêm đã bao phủ

khắp cả núi rừng. Bằng cái nhìn thi vị của mình , Quang Dũng đã phát hiện ra vẻ đẹp lung linh , lãng mạn ẩn dấu

sau màn đêm u tịch trên chặng đường hành quân gian khổ :

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Trong cùng một câu thơ , hai hình ảnh độc đáo , đầy sự liên tưởng phong phú hiện lên vô cùng rõ nét . Quang

Dũng viết “ hoa về “ chứ khơng phải là “ hoa nở” . Ơng cũng viết “ đêm hơi” chứ không phải “đêm sương”. Phải chăng “ hoa về” chính là hình ảnh người lính Tây Tiến-những bông hoa của núi rừng Tây Bắc, trở về với bó đuốc trên tay soi sáng đường đi . Những bó đuốc ấy đã góp phần tơ điểm cho “đêm hơi ” bồng bềnh sương phủ. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết :

Con người ta là đẹp nhất Con người ta là hoa đất

Khó khăn đâu chỉ dừng lại ở đó . Những đoạn đường chơng chênh , nguy hiểm vẫn cịn chực chờ người lính với những con dốc gập ghềnh , quanh co , hiểm trở , lúc lên , lúc xuống đầy thử thách :

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Bức tranh núi non miền Tây hiểm trở hiện đầy đe dọa , thách thức. Ta như nghe thấy từng bước chân nặng nhọc ,cảm nhận được từng nhịp đập , hơi thở mệt mỏi của những chàng trai đất Hà Thành trong bộ quân phục của người lính. Các câu thơ tồn thanh trắc : “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm “ và “ Ngàn thước lên cao ngàn

thước xuống” gọi nên sự gian nan , trắc trở , hiểm nguy của con đường hành quân mà người lính Tây Tiến phải vượt qua. “Điệp từ “dốc” và “ngàn thước” lặp lại hai lần trong một câu thơ cùng tiểu đối “ lên - xuống” gợi tả độ

cao hiểm trở , núi tiếp núi , đèo nối đèo , hết lên cao lại xuống thấp , trập trùng , hiểm nguy vô cùng . Câu thơ

dường như có sự chuyển động , đẩy sang hai bên : một bên là núi cao chót chót , một bên là cồn mây heo hút , để

lại khoảng ở giữa là khoảng trống về một Tây Bắc dữ dội và đầy thử thách. Nhưng trong hồn cảnh khó khăn ,

gian trn ấy , hình ảnh người lính hiện lên vui tươi và vơ cùng hóm hỉnh :

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Bên cạnh cái “heo hút” vắng vẻ , là hình ảnh khẩu súng trên lưng người lính . Cồn mây cao chất ngất , khiến

nòng súng như chạm đến lưng trời . Quang Dũng gọi nòng súng ấy là “súng ngửi trời” vừa là hình ảnh nhân hóa ,

vừa là hình ảnh ẩn dụ– một cách nói tếu táo và dí dỏm . Hình ảnh ấy gợi cho ta nhớ đến nịng súng trong thơ

Chính Hữu :

Đầu súng trăng treo.

Hiểm nguy là thế , trắc trở là thế , nhưng ý chí , lịng quyết tâm của những người lính trẻ chưa bao giờ suy giảm . Thật đúng là :

Đèo cao thì mặc đèo cao Trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo

Giữa những thanh điệu trắc trở , gồ ghề khi miêu tả con đường hành quân Tây Bắc , câu thơ tiếp theo lại được vẽ bằng nét bút mềm mại của những thanh bằng . Quang Dũng đưa người đọc trở về với trạng thái cảm xúc cân bằng khi đọc đến câu thơ :

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Có một cảm giác rất đỗi bình yên cứ thế tràn vào từng kẽ hở trái tim và tâm hồn người đọc . Những cơn mưa

đã khiến nơi đây chìm trong biển nước . Nhưng Quang Dũng khơng chỉ thấy một biển nước bình thường như thế . Ơng phóng tầm mắt xa hơn , để trơng thấy bóng dáng của những ngôi nhà ẩn hiện trong không gian mịt mù của

rừng mưa . Đại từ phiếm chỉ ‘’ai’’ chính là bất kì ai , bất kì mái nhà nào , bất kì bản làng nào . Và “ Nhà ai ” chính là

địa điểm nghỉ chân của người lính Tây Tiến . Hình ảnh này gợi cho ta nhớ đến sáu câu thơ trong bài thơ “ Bao giờ

Các anh về mái ấm nhà vui

Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ Các anh về tưng bừng trước ngõ Ríu rít đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về

Dường như rừng mưa kia đã khơng cịn nữa , mà thay vào đó , những ngơi nhà , ngôi làng của đồng bào dân tộc đang trôi bồng bềnh giữa biển khơi . Từ cái khó khăn , hiểm trở , nhà thơ đã biến nó trở thành một hình ảnh

vơ cùng độc đáo và sáng tạo.

Trên nền bức tranh chặng đường hành quân đầy gian lao vất vả ấy , hình ảnh người lính hiện lên đầy bi

hùng , bi tráng :

Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời !

Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khốc liệt của chiến tranh . Chiến tranh gắn liền với hi sinh và mất

mát . Người lính Tây Tiến xuất thân từ những tri thức Hà Thanh ra đi không hẹn ngày trở lại , trải qua chặng đường hành quân đầy gian khổ , có người ngã xuống , có người vẫn tiếp tục bước đi . Nhưng dù cho hơm nay có

một người , ngày mai lại có một người khác khơng thể bước tiếp nữa , nhưng họ vẫn luôn truyền cho nhau ngọn lửa nhiệt huyết , đem lí tưởng cách mạng soi sáng con đường đấu tranh dành độc lập , dẫn đường , chỉ lối cho

đồng đội hiên ngang nhịp bước quân hành . Càng cảm động hơn biết bao nhiêu khi tác giả sử dụng cụm từ “ không bước nữa” – chuyển từ thế bị động sang thế chủ động – nói về sự hi sinh nhưng khơng chết. Người lính như chỉ đang chìm vào giấc ngủ , với tư thế ngang tàng , cứng cỏi : “ gục lên súng mũ”. Cho dù họ phải bỏ mạng nơi rừng núi hiểm trở khi độ tuổi cịn rất trẻ , nhưng họ quyết khơng bỏ đi “súng mũ” – quân trang gắn bó cả đời

với người lính . Lại một lần nữa , tác giả chuyển tư thế của ngưới lính Tây Tiến từ bị động sáng chủ động – “ Bỏ

qn đời” . Chính vì lẽ ấy , mà Lê Bá Vương đã từng thốt lên rằng :

Đị xi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sơng cịn đó bạn tơi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.

Người lính hoàn toàn đi vào giấc ngủ nồng say giữa hai trời súng nổ , tạm quên đi gian khổ chiến trường

tưởng chừng như một lúc nào đó , các anh sẽ lại tỉnh giấc và hoàn thành chặng đường hành qn của chính mình. Quang Dũng viết về sự hi sinh , viết về cái chết nhưng không hết .

Tây Bắc trong tiềm thức của mỗi người lính là nơi “ rừng thiêng nước độc” , vừa hoang sơ , vừa huyền bí với biết bao hiểm nguy rình rập :

Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Tây Bắc hiện lên ở hai câu thơ làm cho ta liên tưởng đến vùng rừng núi âm u đầy chướng khí , với những âm

Tiến phải đối mặt với liên tiếp những khó khăn dai dẳng khơng dứt . Ban ngày , các anh phải lội suốt , rẽ bụi ,

vượt đèo , buổi chiều lại nghe tiếng thác đổ như “ gầm thét” , oai linh ngự trị cả núi rừng . Về đêm , các anh lại

phải đối diện với tiếng kêu ghê rợn của thú dữ - nhất là ở Mường Hịch . Sức nặng đổ vào từ “ Hịch” đã thể hiện rõ những bước chân nặng trịch của bóng cọp vờn người . Nhưng đối với người lính Tây Tiến , đó chẳng khác nào một trò đùa trẻ con . Cọp và người trở thành đôi bạn “trêu” nhau , chọc ghẹo nhau giữa thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Nỗi sợ dần nguôi ngoai , khi hai câu thơ sau , Quang Dũng tiếp tục sử dụng các câu thơ nhiều thanh bằng ấm

tình quân dân :

Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Người lính Tây Tiên tuy cứng cỏi , dũng cảm , kiên cường là thế , nhưng tâm hồn họ lại vô cùng hào hoa ,nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên và con người Tây Bắc. Hai câu thơ khơng cịn xuất hiện hình ảnh của thiên

nhiên mà hồn tồn là hình ảnh ấm cúng , đằm thắm của tình người . Những sinh hoạt đời thường của người dân

tộc miền Tây bước vào trong câu thơ của Quang Dũng đã góp phần làm sáng lên tồn bài thơ . Quang Dũng đã thể hiện tài năng sử dụng ngôn từ của mình qua hai từ “mùa em” đầy đặc sắc và sáng tạo. Ta từng biết đến Hà Nội với những đêm thu buốt giá :

Đêm mùa thu, Hà Nội lạnh không em

Hay vẫn cơn mưa, thêm buồn lãng đãng Góc phố kỷ niệm em cịn lãng mạn

Nhớ về anh cháy bỏng một bờ môi.

(Đêm thu Hà Nội – Bùi Thế Uyên)

Hay “mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh” đầy trân quý :

Mùa Xuân này về trên quê ta Khắp đất trời biển rộng bao la Cây xanh tươi ra lá trổ hoa Chào mùa Xuân về với mọi nhà

Nhưng đối với Quang Dũng , “mùa” ở đây không phải chỉ là mùa trong năm như mùa

xuân , mùa hạ mà lại là một mùa gợi thương gợi nhớ của người lính Tây Tiến. Cách sử dụng từ mới lạ tạo nên một hình ảnh thơ sống động đầy sức hấp dẫn. Em cũng trở thành một mùa , là mùa thứ năm gây xao xuyến trong lòng anh. “Mùa em” là mùa của lòng người là mùa của hương vị Tây Bắc tinh túy. Nếu có dịp lên Mai Châu, Hịa Bình, ngắm nhìn những cơ gái

Thái với dáng đi sóng sánh và ngẫm về câu thơ Quang Dũng, ta sẽ cảm thấy có một cái gì rất gần gũi, thân thương, tưởng như có thể vịng tay mà ơm lấy được, nhưng lại bảng lảng xa vời như những đám mây nhẹ trôi.

Hai hình ảnh quen thuộc “cơm lên khói” , “thơm nếp xơi” thấm vào từng làn da thớ thịt của người lính . Mùi

thơm của lúa gạo trắng ngần , của tình quân dân nồng đượm ấm áp :

Đất Tây Bắc tháng ngày khơng có lịch Bữa xơi đầu cịn tỏa nhớ mùi hương

Hay trong nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn , ta đã từng bắt gặp hương thơm của cốm sữa :

Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua

Tây Bắc – nẻo đường hành quân gian khổ nhưng cũng thật ấm áp tình người. Giờ đây , con đường hành

quân, chiến đấu gian khổ tạm gác lại một góc để nhường chỗ cho những hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ vui tươi , náo nhiệt . Người chiến sĩ anh dũng trong chiến đấu là thế , nhưng lại vơ cùng lãng mạn , tình tứ trong đêm

hội :

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Hình ảnh doanh trại ấm cúng hiện lên giữa vùng rừng núi hẻo lánh đẹp như một câu chuyện cổ tích làm say

đắm lịng người . Đêm giao lưu văn hóa văn nghệ với ngọn lửa bập bùng cháy , soi bóng người lính và người dân

bản làng quây quần xung quanh thành một vịng trịn lớn . Những cái bóng ấy đan chéo vào nhau , chồng lên

nhau , khăng khít thành một thể , khơng phân biệt được là của ai . Tình dân quân thắm thiết như cá với nước, xua tan đi làn sương lạnh giá của một chiều sơn cước , làm thay đổi tâm trạng của đoàn binh Tây Tiến. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng động từ mạnh “ bừng” – động từ quen thuộc ta từng bắt gặp trong thơ Tố Hữu :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim

Động từ “bừng” đã làm bừng sáng lung linh , bừng tỉnh sự ngạc nhiên trước khơng khí tưng bừng rộn ràng của đêm hội. Càng đặc biệt hơn khi lửa đuốc bập bùng – văn hóa của đồng bào biên cương , qua lăng kính lãng mạn của Quang Dũng đã trở thành “ hội đuốc hoa” . Đuốc hoa chỉ là một ngọn đuốc bình thường được thắp trong

đêm tân hôn ,nhưng lại mang đậm vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh . Ánh sáng của ngọn đuốc

soi tỏ bóng dáng của những cô gái dân tộc miền cao . Từ “ Kìa” thể hiện sự ngạc nhiên , trầm trồ đến ngỡ ngàng của người lính trẻ tuổi khi nhìn thấy bóng dáng thướt tha của người con gái trong “ xiêm áo” lộng lẫy . Giọng thơ

êm đềm , tha thiết đắm say thốt ra qua từ “em” ân cần tình tứ . Nhưng ẩn chứa sau đó là tiếng cười dí dỏm , lạc

quan của những anh bộ đội đến từ thủ đô Hà Nội hoa lệ . “Em” ở đây đâu phải chỉ là những cô gái dân tộc Thái

xinh đẹp , duyên dáng , mà cịn là những người lính cải trang trong xiêm y của con gái cùng nhảy múa , góp vui

với bản làng . Người lính Tây Tiến gân guốc là thế , phong trần nắng mưa vất vả là thế , nhưng khi diện những bộ

xiêm y lộng lẫy , cũng “e ấp” , đáng yêu một cách đáo để , khiến đồng đội phải ngẩn ngơ , ngỡ ngàng ngắm nhìn .

Họ hịa nhịp vào tiếng khèn , tiếng phách cùng những điệu múa , điệu nhảy thướt tha , nhịp nhàng như mời gọi cả

núi rừng Tây Bắc cùng thức trọn đêm để say sưa ngả nghiêng , chìm vào nhịp điệu vui tươi , rộn ràng . Tây Bắc là

thế , biết giữ chân ai đã một lần đến , biết đánh thức khát khao . Khúc nhạc của vùng nẻo cao như lan tỏa đến thủ

đô Lào – nơi những người lính Tây Tiến khơng chỉ chiến đấu trên đất nước ta mà còn chiến đấu ngay trên đất

bạn . Trong âm thanh trong trẻo ,của tiếng khèn , trong những “man điệu” xứ lạ , người lính Tây Tiến cùng dệt

Kết thúc đêm giao lưu văn hóa , văn nghệ rộn ràng , náo nhiệt , đoàn binh Tây Tiến lại tiếp tục cuộc hành

trình gian truân, đầy vất vả của mình. Nếu như hình ảnh doanh trại cùng người dân nẻo cao là hình ảnh vừa thực

Một phần của tài liệu 10 bài tây tiến văn mẫu tham khảo (Trang 78 - 87)