thật về cái chết. Từ láy “ rải rác” đứng ở đầu câu kết hợp với chữ “ mồ” cho thấy Quang Dũng đang nói về cái chết nhưng khơng phải cái chết của một người duy nhất, cái chết một lần là xong hết. Đó là cái chết dai dẳng, rình rập các anh bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần không cẩn thận, thiếu may mắn đường ra biên cương cũng chính là đường tới nấm mồ. Nấm mồ của người lính Tây Tiến khác hẳn nấm mồ của những người khác. Chữ “ mồ” gợi ra những nấm mồ được chôn cất qua loa, vội vã bởi những người ở lại dù có đau lịng, có xót xa, thương tiếc cũng vẫn tiếp tục nhanh chóng hành quân, tiếp tục chinh chiến. Anh bạn, đồng chí thân thiết nhất, gắn bó nhất ngã xuống vậy mà người ở lại cũng chẳng kịp đào bới, chơn cất, khóc tang cho họ một cách nghiêm trang và thiêng liêng nhất. Vì thế, các anh vệ quốc khơng may ra đi sẽ phải gửi mình lại nơi biên cương xa xôi, nơi đất khách quê người, qua năm tháng bào mịn mà trở nên vơ danh, vơ chủ. Đến đây, đồn qn Tây Tiến khơng cịn là vất vả, ngủ gục trên súng mũ mơ mộng, đẹp đẽ mà đã đối diện cận kề với cái chết, ra đi mãi mãi bỏ lại mọi ước mơ, hồi bão phía sau. Tuy nhiên nếu ai hỏi họ có tiếc nuối khi phải hy sinh cả thanh xuân, mạng sống cho Tổ quốc, q hương hay khơng? Thì chắc chắn câu trả lời chỉ có một và đồng thanh hơ to “đi chẳng tiếc”. Lời khẳng định chắc nịch , kiên quyết vang lên hào hùng, khỏe khoắn như lời tuyên thệ. Họ tự nguyện lên