Theo Xuất Tam tạng ký tập1, quyển 14, Thư2
Cừ Kinh Thanh (?-464) có tước là An Dương hầu, nguyên quán ở thành Thủy Lâm, huyện Hồ, là em họ của Hà Tây vương Thư Cừ Mông Tốn (tại vị 401-433)3. Sau khi tiêu diệt anh em nhà họ Lã, Thư Cừ Mông Tốn cưỡng chiếm Lương Châu, xưng là Hà Tây vương.
Thư Cừ Kinh Thanh tính tình nhu nhuyến nhưng cương trực, bẩm chất bén nhạy thông minh, giỏi giang việc viết lách cũng như đàm luận. Từ nhỏ ông đã phát nguyện thọ trì Năm giới, thích nghiên tầm kinh điển, có khả năng nhớ dai và trùng tụng lại những bản kinh vừa được đọc. Ơng xem đó là sự nghiệp nên thường theo học với các bậc Đại sĩ đa văn.
Lúc trẻ, Thư Cừ Kinh Thanh đã từng đến nước Vu-điền, lưu trú tại Đại tu viện Cù-ma-đế để học Phật pháp với pháp sư người Thiên Trúc là Phật-đà-tư-na. Pháp sư Phật-đà-tư-na theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, là một bậc tùng
lâm pháp bảo vì có khả năng nắm giữ và trùng tụng năm vạn bài kệ4. Không những vậy, Pháp sư thông đạt các phương pháp thiền tập nên được các quốc gia Tây Vức tôn xưng là bậc Nhân trung
sư tử (人中師子)5. Thư Cừ Kinh Thanh theo ngài Phật-đà-tư-na thọ học kinh Thiền yếu bí mật trị
bệnh6, ơng thuộc lịng Phạn bản và tụng đọc trơi chảy bản kinh này.
Sau đó, Thư Cừ Kinh Thanh trở về cố quốc, trên đường về, đến quận Cao Xương, ông sưu khảo được hai bản kinh Quán Di Lặc Bồ-tát thượng sanh Đâu-suất thiên và Quán Thế Âm quán kinh.
Trở về Hà Tây, ông dịch sang Hán văn bản kinh Thiền yếu bí mật trị bệnh. Ở đây được vài năm thì Ngụy Lỗ Thác Bạt Đảo (tại vị 423-452), công chiến Lương Châu, họ hàng tôn thất của Thư Cừ Kinh Thanh bị tiêu diệt gần hết, ông bôn tẩu về phương Nam và giạt đến Lưu Tống. Ngẫm chuyện thế sự vinh nhục thăng trầm, nên ông thường lui tới chốn chùa chiền và trở thành một cư sĩ thuần tín, chuyên tâm phiên dịch kinh thư. 86
Từ đây, ông dịch Quán Di Lặc Bồ-tát thượng
sanh Đâu-suất thiên và Quán Thế Âm quán kinh.
Quan phủ doãn quận Đơn Dương tên là Mạnh Nghĩ (孟顗) rất hoan hỷ khi được đọc những dịch phẩm này, nên đã thân tình mời ơng hội kiến. Sau cuộc gặp, Thư Cừ Kinh Thanh được Mạnh Nghĩ coi trọng, biệt đãi cũng như hỗ trợ về nhiều mặt để ông chuyên tâm vào việc dịch kinh.
Vào năm Hiếu Kiến thứ hai (455), có Tỳ- kheo-ni Tuệ Tuấn ở chùa Trúc Viên biết danh của Thư Cừ Kinh Thanh trong việc phúng tụng bản kinh Thiền yếu bí mật trị bệnh, nên đã
khuyến cầu ơng chép lại bản kinh đó7. Do nhiều năm trì tụng thơng thuộc, nên ơng đã chép lại rất đầy đủ và tỉ mỉ bản kinh này. Chỉ trong vòng mười bảy ngày, từ ngày mùng tám tháng Chín đến ngày hai mươi lăm tháng Chín, năm Hiếu Kiến thứ hai8, ông đã chép xong kinh Thiền yếu
bí mật trị bệnh thành năm quyển. Cũng trong
năm đó, ơng nương ở chùa Định Lâm Thượng trên núi Chung Sơn tiếp tục dịch kinh Phật mẫu
An Dương hầu Thư Cừ Kinh Thanh khơng dính mắc chuyện vợ con, một đời khơng màng danh lợi. Ơng thong dong với các bậc pháp hữu cao tăng, lấy việc phúng tụng cũng như phiên dịch kinh văn làm sở nghiệp của mình. Do vậy, từ nơi kinh kỳ đô hội cho đến chốn thôn ấp hoang sơ, người ở phe này hay kẻ ở phía kia, ai ai cũng đều mến mộ và xưng tán Thư Cừ Kinh Thanh cùng những dịch phẩm kinh điển do ông phiên dịch. Cuối niên hiệu Đại Minh (464), ông thọ bệnh rồi mất.