Số Lượng Tác phẩM hiện còn TROng đTkđcTT

Một phần của tài liệu Cư sĩ dịch kinh cuộc đời & sự nghiệp (Trang 111 - 114)

Phần lớn những tác phẩm do vương tử Nguyệt-bà-thủ-na phiên dịch hiện được bảo lưu trong ĐTKĐCTT. Bao gồm:

1. Thắng Thiên Vương Bát-nhã ba-la-mật- đa, gồm 7 quyển4.

2. Kinh Tăng-già-trá5, gồm 4 quyển.

3. Kinh Đại thừa đảnh vương6.

4. Kinh Ma-ha Ca-diếp, gồm 2 quyển7. Theo ghi chép từ Tục Cao tăng truyện,

quyển 1; Lịch đại Tam bảo ký, quyển 9 và Khai

nguyên thích giáo lục, quyển 6; thì trong số

những dịch phẩm của Nguyệt-bà-thủ-na cịn có một bộ kinh mang tên: kinh Tần-bà-sa-la vương vấn Phật cúng dường. Tuy vẫn chưa tìm

thấy dịch phẩm này của ông, mặc dù vậy trong ĐTKĐCTT hiện bảo lưu một bản kinh có nội dung tương tự do cư sĩ Chi Khiêm phiên dịch mang tên: Tần-bà-sa-la thỉnh Phật duyên8.

Như vậy, căn cứ vào những ghi chép từ các bộ kinh lục và hiện bảo lưu trong ĐTKĐCTT đã cho thấy, vương tử Nguyệt-bà-thủ-na đã phiên dịch 5 bộ kinh, bao gồm 15 quyển.

3. kếT Luận

Thân làm vương tử của một quốc gia xa xôi thuộc miền Trung Ấn, thế nhưng do chí nguyện hoằng dương Phật pháp nên Nguyệt-bà-thủ-na đã ngàn dặm ly hương để đến miền Trung thổ. Trong bối cảnh chiến loạn nhiễu nhương ở Trung Hoa trong giai đoạn Nam-Bắc triều (420-589), ông đã thong dong đi lại giữa các nước như Tề, Ngụy, Lương, Trần để truyền dịch kinh thư.

Trong số những dịch phẩm kinh điển do ông để lại, đáng chú ý nhất chính là tác phẩm Thắng

Thiên Vương Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tác phẩm

này đã được các bậc cổ đức thiền gia quan tâm sử dụng như: Thiên Thai Trí Giả đại sư viện dẫn trong Diệu Pháp Liên Hoa kinh huyền nghĩa9; Sa-môn Trừng Quán sử dụng trong tác phẩm Đại

phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao10; Vĩnh Minh Diên Thọ trích dẫn bản kinh này rất nhiều lần trong tác phẩm Tông Cảnh

lục11; vua Trần Tuyên Đế (530-582) đã cảm xúc với bản kinh này nên đã trước tác nên Thắng

Thiên Vương Bát-nhã sám văn12…Điều đó đã khẳng định vị trí của bản kinh, cũng như dấu ấn của vương tử Nguyệt-bà-thủ-na trong lãnh vực phiên dịch kinh điển.

CHÚ THÍCH

Một phần của tài liệu Cư sĩ dịch kinh cuộc đời & sự nghiệp (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)