Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Giới thiệu về vùng ven biển Bình Định
1.3.1. Vị trí địa lý
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ - Việt Nam, giới hạn trong tọa độ địa lý 13o30‘50‘‘ đến 14o42‘10‘‘ vĩ độ Bắc, 108o36‘14‘‘ đến 109o18‘12‘‘ kinh độ Đơng, có tổng diện tích tự nhiên 6025 km2
, bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, nam giáp tỉnh Phú Yên, tây giáp tỉnh Gia Lai, đông giáp Biển Đơng. Tổng diện tích của tồn tỉnh là 60713 km2. Bờ biển Bình Định dài
134 km, chạy từ thành phố Quy Nhơn đến thị xã Hoài Nhơn, một bên là núi và một bên là biển, cấu trúc khá đặc biệt xen lẫn nhiều đầm, vịnh, đều là vị trí thuận lợi để phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản. Vùng ven biển bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với hình dạng và quy mơ biến đổi theo thời gian. Nhiều hồ nhân tạo đƣợc xây dựng để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, Đầm Thị Nại là đầm lớn với diện tích 5060 ha, rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia. Bên cạnh đó cịn có nhiều đầm phá ven biển nhƣ: Đầm Trà Ổ (Đầm Châu Trúc, có diện tích 1200 ha), Đầm Đề Gi (diện tích 1650 ha) [1],[4].
1.3.2. Khí hậu
Tỉnh Bình Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều của khí hậu miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 tới tháng 8, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 tới tháng 12 [94]. Nhiệt độ khơng khí trong vùng thấp nhất vào mùa đông (tháng 11 đến tháng 3) và cao nhất vào mùa hè (tháng 5 đến tháng 8).
Bình Định nằm trong khi vực vĩ độ thấp với chế độ nhiệt đới, hằng năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai lần và độ cao mặt trời ít thay đổi trong năm. Bình
Định có tổng bức xạ năm khá cao, đạt 140 – 150 kcal/cm2/năm, lƣợng bức xạ mặt trời có giá trị cực đại vào tháng 5 – 6 và cực tiểu vào tháng 11 – 12.
Với đặc điểm tổng bức xạ năm khá cao nên tồn tỉnh có nhiệt độ cao, ổn định, nhiệt độ bình quân năm vào khoảng 26.9oC, chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 đến 10oC. Độ ẩm tƣơng đối bình quân nhiều năm trong khoảng 85% tới 89%. Số giờ nắng trong năm khoảng 2000 - 2200 giờ, riêng vùng biển từ 1900 – 2700 giờ. Lƣợng mƣa năm ở Bình Định phân phối khơng đồng đều, lƣợng mƣa năm trung bình đo đạc đƣợc ở nơi nhiều mƣa nhất và ít mƣa nhất chênh lệch rất lớn. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm là 1751 mm, cực đại là 2658 mm và cực tiểu là 1131 mm. Ở các huyện ven biển phía bắc tỉnh, lƣợng mƣa năm từ 2000 đến 2180 mm, vùng ven biển phía nam lƣợng mƣa năm trung bình từ 1610 đến 1880 mm. Một nét đặc trƣng của khí hậu ven biển Bình Định là mùa bão thƣờng trùng với mùa mƣa lớn và mùa hè có tính khơ nóng [1],[4].
1.3.3. Hệ thống thủy văn
Bình Định có khá nhiều sơng, các sơng ngịi khơng lớn, có độ dốc cao, ngắn, hàm lƣợng phù sa thấp, tổng trữ lƣợng nƣớc 5,2 tỷ m3. Có 4 sơng lớn là: Lại Giang, Kơn, La Tinh và Hà Thanh. Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sƣờn phía đơng dãy Trƣờng Sơn. Sơng Kơn là sông lớn nhất trong tỉnh có tổng diện tích lƣu vực là 3067 km2
, dài 178 km. Sông La Tinh là sông nhỏ nhất trong bốn con sông lớn của tỉnh [1],[4].
1.3.4. Dịng chảy
Dịng chảy biển Đơng có tính định hƣớng theo mùa, tuy nhiên ở khu vực Bình Định xu thế chủ đạo cả hai mùa đều là dịng chảy Đơng Nam, một bộ phận nhỏ là Tây Nam, chịu chi phối dòng chảy hƣớng Tây. Trong mùa mƣa, đặc biệt thời kỳ có lũ, dịng chảy qua Bình Định tại tầng mặt có tần suất xuất hiện dịng chảy theo hƣớng Tây rất nhỏ, khơng đáng kể. Hƣớng chảy chủ
yếu ở tầng mặt là hƣớng Đơng và hƣớng Đơng Nam. Tốc độ dịng chảy trung bình vào mùa mƣa tại tầng mặt là 24 – 29 cm/s, tại tầng đáy là 27 – 29 cm/s[1],[4].
1.3.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dân số tỉnh Bình Định là 1486918 ngƣời; mật độ dân số 244,9 ngƣời/km2
[96], gồm 8 huyện, 2 thị xã và thành phố Quy Nhơn. Bình Định là tỉnh có tiềm năng kinh tế biển, chiều dài bờ biển 134 km, vùng lãnh hải 2500 km2, vùng đặc quyền kinh tế 40,000 km2; trong đó có 5 trên tổng số 11 huyện, thị, thành phố gồm các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phƣớc, thị xã Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn có hoạt động kinh tế biển.
Tỉnh có 3 cảng cá lớn phục vụ cho đánh bắt thủy hải sản gồm cảng Tam Quan ở thị xã Hoài Nhơn, cảng Đề Gi thuộc huyện Phù Cát và cảng Quy Nhơn ở thành phố Quy Nhơn. Nghề đánh bắt cá ngừ của tỉnh phát triển mạnh và dẫn đầu về số lƣợng tàu khai thác xa bờ cũng nhƣ khai thác cá ngừ tại ngƣ trƣờng đảo Trƣờng Sa [1],[4].