Thực trạng ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình trạng nhiễm vi nhựa ở một số loài cá nhỏ nước mặn khu vực ven bờ tỉnh bình định (Trang 45 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Thực trạng ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam

Trong khi có rất nhiều các nghiên cứu về vi nhựa trong ống tiêu hóa của cá đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc Châu Âu và Châu Mỹ, các nghiên cứu về vi nhựa ở môi trƣờng biển Việt Nam cũng nhƣ trong đƣờng tiêu hóa của thủy sinh vật vẫn còn hiếm, mặc dù tình trạng rác thải nhựa ở biển Việt Nam đang rất nghiêm trọng. Việt Nam là nƣớc tiêu thụ nhựa đứng thứ ba ở Đông Nam Á, với hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra mỗi năm và chỉ 27% trong số đó đƣợc tái chế [7]. Việc ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trƣờng biển ở Việt Nam đang là vấn đề lớn, đe dọa đến các sinh vật biển, với khối lƣợng rác thải nhựa xả ra biển dao động trong khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm, tƣơng đƣơng 6% tổng lƣợng rác thải nhựa ra biển, đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất [83] và lƣợng đồ nhựa chiếm 92% tổng số rác thải đƣợc thu gom trên các bãi biển Việt Nam [41]. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu ngƣời tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8 kg/năm/ngƣời năm 1990, tăng lên 54 kg/năm/ngƣời vào năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2019) [83]. Rác thải nhựa và túi nilon thải ra môi trƣờng đang tăng lên theo cấp số nhân. Chúng đang từng ngày, từng giờ tàn phá, hủy diệt môi trƣờng sống của con ngƣời và cả thế giới động vật, đặc biệt là sinh

vật biển. Điều đáng lo ngại là chỉ 5% rác thải nhựa đƣợc tái sử dụng, phần lớn còn lại vẫn tồn tại trong môi trƣờng [5].

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu của các tác giả đã xác định sự phân bố và hàm lƣợng vi nhựa trong các mẫu trầm tích và môi trƣờng nƣớc. Trên sông Sài Gòn, mật độ vi nhựa dạng sợi tại mỗi điểm đƣợc dao động từ 172000 vi nhựa/m3

đến 519000 vi nhựa/m3 và mật độ vi nhựa dạng mảnh tại mỗi điểm đƣợc dao động từ 10 vi nhựa/m3

đến 223 vi nhựa/m3). Vi nhựa cũng đƣợc tìm thấy ở cả ba vùng biển Tiền Giang, Cần Giờ và Bà Rịa - Vũng Tàu với mật độ dao động từ 0,04 đến 0,82 vi nhựa/m3

nƣớc biển, thấp nhất ở vùng Cần Giờ và cao nhất ở vùng Tiền Giang. Đặc điểm chung của vi nhựa tại ba vùng biển này là dạng mảnh và sợi, kích thƣớc tập trung trong khoảng 0,25 – 0,5 mm và 1 – 2,8 mm, với màu sắc khá đa dạng [5].

Tại trầm tích bãi triều huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, hàm lƣợng hạt vi nhựa trong trầm tích dao động từ 0,002 – 0,0798 g/kg với giá trị trung bình 0.0229 ± 0.0089 g/kg, tƣơng ứng với 2532 - 6875 mảnh vi nhựa/kg trầm tích[5].

Ở Cửa sông Ba Lạt (cửa sông Hồng), miền Bắc Việt Nam, phân bố của vi nhựa thay đổi khá lớn, với mật độ từ 70 đến 2830 vi nhựa trên một kg trầm tích bề mặt khô. Vi nhựa có kích thƣớc 300 - 5000 μm chiếm hơn 88% tổng số lƣợng hạt. Sợi là hình dạng chủ đạo trong tất cả các mẫu, tiếp theo là dạng màng và hạt. Các vi nhựa phát hiện đƣợc chủ yếu có màu trong suốt, đỏ và xanh lam. Polyethylene (PE), polyamide (PA) và polypropylene (PP) là ba loại nhựa chính đƣợc tìm thấy trong trầm tích bề mặt vùng cửa sông Ba Lạt [5].

Đến nay, bƣớc đầu đã có các nghiên cứu xác định, phân tích nguồn gốc phát sinh và sự tồn tại của vi nhựa trong môi trƣờng, chủ yếu đƣợc thực hiện với môi trƣờng nƣớc và trầm tích. Tuy nhiên, chƣa có đánh giá tổng thể về nguồn phát sinh (từ các sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm, hoạt động giặt là, dệt

may, giao thông...) và thực trạng vi nhựa trong môi trƣờng (đất, nƣớc, không khí) tại Việt Nam [5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình trạng nhiễm vi nhựa ở một số loài cá nhỏ nước mặn khu vực ven bờ tỉnh bình định (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)