Mật độ vi nhựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình trạng nhiễm vi nhựa ở một số loài cá nhỏ nước mặn khu vực ven bờ tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu

3.1.2. Mật độ vi nhựa

Vi nhựa đƣợc tìm thấy trong ống tiêu hóa của tất cả các mẫu cá thu đƣợc từ các vùng biển ven bờ tỉnh Bình Định với mật độ trung bình là 12,45(±7,6) vi nhựa/cá thể.

Vào mùa mƣa (12.2020), với số lƣợng vi nhựa quan sát thấy trong ống tiêu hóa của cá ít hơn so với số lƣợng vi nhựa ở mùa khơ (3.2021), từ đó cho

kết quả mật độ vi nhựa khảo sát đƣợc lần lƣợt là 11,9 (±6,9) vi nhựa/cá thể vào mùa mƣa và 13 (±8,1) vi nhựa/cá thể vào mùa khô.

Chúng tôi thực hiện thống kê số lƣợng và mật độ vi nhựa xuất hiện ở từng lồi cá. Kết quả đƣợc trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.3. Mật độ vi nhựa xuất hiện theo từng loài

TT Số vi nhựa / số cá thể Mật độ vi nhựa (vi nhựa/cá thể) 1 Cá bống 708/60 11,8 (± 7,5) 2 Cá cơm 1003/80 12,5 (± 6,8) 3 Cá nục 780/60 13 (± 8,5) 4 Cá phèn 264/20 13,2 (± 4,6) 5 Cá trích 232/20 11,6 (± 9,5) Tổng cộng 2987/240 12,45 (± 7,6)

Mật độ vi nhựa xuất hiện theo loài dao động từ 11,6 (±9,5) vi nhựa/cá thể đến 13,2 (±4,6) vi nhựa/cá thể, trong đó mật độ vi nhựa cao nhất ở cá phèn và thấp nhất ở cá trích. Tuy nhiên chúng tơi nhận thấy sự chênh lệch mật độ vi nhựa giữa các lồi cá khơng đáng kể, và với kết quả này cho thấy sự phân bố tƣơng đồng của vi nhựa trong ống tiêu hóa của các lồi cá nhỏ ven bờ tỉnh Bình Định.

Khi thực hiện thống kê số lƣợng và mật độ vi nhựa xuất hiện theo từng điểm thu mẫu, kết quả cũng cho thấy vi nhựa phân bố có sự tƣơng đồng nhất định. Tại các điểm thu Z1, Z2 và Z4, mật độ vi nhựa xuất hiện trong ống tiêu hóa của cá có sự chênh lệch rất nhỏ và tƣơng đối đồng đều, dao động từ 11,03 (±7,1) đến 11,45 (±5,7) vi nhựa/cá thể, riêng tại điểm thu Z3 có mật độ vi nhựa cao nhất là 15,9 (±8,9) vi nhựa/cá thể.

Bảng 3.4. Mật độ vi nhựa xuất hiện ở mỗi điểm thu mẫu

Mã điểm thu Số sợi/Số mảnh Mật độ vi nhựa

(vi nhựa/cá thể) Z1 482/202 11,4 (± 7,1) Z2 512/175 11,45 (± 5,7) Z3 709/245 15,9 (± 8,9) Z4 522/140 11,03 (± 7,1) Tổng cộng 2225/762 12,45 (± 7,6)

Chúng tôi tiến hành so sánh kết quả mật độ vi nhựa trên mỗi cá thể của nghiên cứu này với kết quả của các nghiên cứu ở một số loài sinh vật thủy sinh trƣớc đây tại Việt Nam để xác định mức độ nhiễm vi nhựa của một số lồi cá nhỏ vùng ven biển Bình Định. Cụ thể, nghiên cứu của Phƣơng Ngọc Nam và cộng sự (2019) trên loài vẹm xanh Châu Á (Perna viridis) thuộc vùng nƣớc lợ tỉnh Thanh Hóa với mật độ vi nhựa là 2,6 (±1,14) vi nhựa trên mỗi cá thể [60]; và nghiên cứu của Kiều Lê Thủy Chung và cộng sự (2021) ở các lồi tơm và cá tự nhiên (Metapenaeus ensis - tôm đất, Metapenaeus brevicornis -

tôm bạc, Cynoglossus punchticeps – cá lƣỡi trâu, Scianidae - cá lù đù,

Polynemus melanochir - cá phèn, Pseudapocryptes elongatus - cá kèo,

Clupeoides borneensis - cá cơm và Glossogobius sp. - cá bống cát,…) trên

sơng Lịng Tàu thuộc hạ lƣu sơng Sài Gịn – Đồng Nai cho kết quả mật độ vi nhựa thấp nhất là 1,33 sợi/cá thể và cao nhất là 9,33 sợi/cá thể [47], rõ ràng thấy đƣợc mật độ vi nhựa có trong đƣờng tiêu hóa của một số lồi cá nhỏ ven bờ tỉnh Bình Định cao hơn rất nhiều.

So với nghiên cứu vi nhựa trong đƣờng tiêu hóa ở một số lồi cá ven sơng (ba nhánh sơng chính của Hồ Michigan, Hoa Kỳ) của McNeish R. E. và cộng sự (2018) với kết quả dao động từ 10 (±2,3) đến 13 (±1,6) vi nhựa trên cá thể, và cao nhất là ở cá bống tròn (Neogobius melanostomus) với mật độ 19 vi nhựa trên cá thể [58], có thể thấy gần giống với mật độ vi nhựa ở cá trong nghiên cứu này.

Đối sánh với kết quả nghiên cứu trên thế giới, cơng trình của Filipa Bessa và cộng sự (2018) với kết quả trung bình 3,41 (±2,91) vi nhựa/cá thể[33]; nghiờn cu ca Olgaỗ Güven và cộng sự (2017) về vi nhựa trong đƣờng tiêu hóa của cá ở vùng lãnh hải Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Địa Trung Hải, với kết quả trung bình 2,36 vi nhựa/cá thể [63]; và trung bình 2,3 (±2,5) vi nhựa/cá thể là kết quả nghiên cứu của Kosuke Tanaka & Hideshige Takada (2016) về vi nhựa trong đƣờng tiêu hóa của cá cơm ở vùng Vịnh Tokyo - Nhật Bản [49]; cả ba kết quả trên đều thấp hơn khoảng 4 - 6 lần so với nghiên cứu này tại tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Nhƣ vậy, với kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện trong Bảng 3.3 và Bảng 3.4, đã chứng minh rằng mật độ vi nhựa trong ống tiêu hóa của một số lồi cá nhỏ ven bờ tỉnh Bình Định cao hơn so với các nghiên cứu trƣớc trong nƣớc cũng nhƣ một số nghiên cứu trên thế giới về vi nhựa tích lũy trong thủy sinh vật. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về vi nhựa trong đƣờng tiêu hóa của cá biển và cho kết quả đáng báo động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình trạng nhiễm vi nhựa ở một số loài cá nhỏ nước mặn khu vực ven bờ tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)