Nhận xét thực trạng massage trẻ sơ sinh trong Dịch vụChăm sóc tại nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét thực trạng massage trẻ sơ sinh trong dịch vụ chăm sóc tại nhà của bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 42 - 44)

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Nhận xét thực trạng massage trẻ sơ sinh trong Dịch vụChăm sóc tại nhà

nhà (CSTN) của Bệnh viện Phụ sản Trung ương (PSTW) năm 2020

3.1.1. Ưu điểm

- Quy trình massage trẻ sơ sinh đã bước đầu được áp dụng trong Dịch vụ CSTNcủa Bệnh viện PSTW.Mỗi trẻ được Điều dưỡng, Hộ sinh của đơn vị massage ít nhất 1 lần/ngày.

- Các ĐD, HS thực hiện theo qui trình massage đã xây dựng và hướng dẫn được cho nhiều sản phụ thực hiện tự massage cho trẻ.

- Quy trình massage cho trẻ trong Dịch vụ CSTN của Bệnh viện PSTW có nhiều ưu điểm và bước đầu cho những kết quả tốt thông qua các chỉ số như tỉ lệ trẻ tăng cân nhanh, tiêu hóa tốt, ít quấy khóc, trẻ ngủ ngon hơn và tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. Một số các ưu điểm của việc massage cho trẻ cần kể đến là:

+ Quy trình massage cho trẻ trong Dịch vụ CSTN đã được xây dựng dựa trên hướng dẫn của hiệp hội IAIM là một quy trình chuẩn và đầy đủ các bước. Các bước thực hiện trong quy trình được mơ tả cụ thể, chi tiết giúp cho người thực hiện có thể dễ thực hiện.

+ Ban lãnh đạo bệnh viện và Phòng điều dưỡng của bệnh viện rất ủng hộ việc triển khai thực hiện quy trình massage trẻ sơ sinh trong Dịch vụ CSTN với mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ và bà mẹ sau sinh.

+ 100% ĐD, HS có trình độ cao đẳng trở lên và có thời gian cơng tác trên 10 năm.

+Sản phụ cũng như gia đình sản phụ đều có nhu cầu mong muốn được tiếp nhận thông tin, được cho bé hưởng quyền được chăm sóc và cung cấp những dịch vụ tốt nhất.

+ Sản phụ ra viện về nhà đỡ mệt mỏi,đỡ đau nên sản phụ sẽ chú ý lắng nghe, hiểu hơn về lợi ích massage cho trẻ khi được ĐD tư vấn, hướng dẫn.

+ Thời gian ĐD tiếp xúc với sản phụ và người chăm sóc ở tại nhà nhiều hơn thời gian nằm tại viện.

3.1.2. Hạn chế

Vì đây mới là những bước đầu thực hành để đưa quy trình massage vào thực hiện thường qui, do vậy vẫn còn một số bất cập khi thực hiện như:

- Chưa có quy định cụ thể về việc massage cho trẻ, chưa có quy chế rõ ràng của bệnh viện về việc thực hiện quy trình massagecho trẻ trong Dịch vụ CSTNnên việc thực hiện chưa thành một hệ thống.

- Nhân lực ĐD, HS trong đơn vị còn thiếu.

-ĐD, HS trong đơn vị đến nhà sản phụ massage cho trẻ chưa được liên tục (một trẻ không được một ĐD đến massage mà luân phiên).

- Thời gian ĐD, HS đến nhà massage cho một trẻ cịn ít khoảng (15 phút). - Sản phụ còn lo lắng rằng massage sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:Sợ trẻ đau rốn, lạnh ….

- Một số sản phụ nghĩ rằng việc massage là không cần thiết.

-Giá thành dịch vụ massage tại nhà cịn cao hơn dịch vụchăm sóc trẻ bên ngồi thị trường.

-Một số sản phụ chưa đủ điều kiện kinh tế để đăng ký dịch vụ.

- Việc hướng dẫn cho sản phụ thực hiện massage cho trẻ sau khi xuất viện để đảm bảo trẻ được massage tại nhà thường xuyên chưa được đảm bảo.

3.1.3. Nguyên nhân của việc chưa làm được

- Chưa có lớp Đào tạo chuyên biệt về massage sơ sinh cho ĐD,HS tại đơn vị theo quy chuẩn.

- Bệnh viện chưa có quy định cụ thể việc áp dụng quy trình massage cho trẻ trong Dịch vụ CSTN.

-Thời gian nhân viên y tế đến nhà sản phụ thường không dài nên không đủ thời gian cho sản phụ học cách massage cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét thực trạng massage trẻ sơ sinh trong dịch vụ chăm sóc tại nhà của bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 42 - 44)