Thứ Trong chuồng Ngồi chuồng Ngồi khu vực chăn ni Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi đường đi
Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Phun sát trùng + xả vôi gầm Phun sát trùng + rắc vôi đường đi
Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng +
rắc vôi đường đi
Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 4 Phun sát trùng Phun sát trùng + xả vôi gầm Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 5 Tổng vệ sinh Tổng vệ sinh Tổng vệ sinh Phun sát trùng toàn bộ khu vực Rắc vôi + Phun sát trùng Thứ 6 Phun sát trùng + xả vôi gầm Phun sát trùng + rắc vôi đường đi
Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Phun sát trùng Phun sát trùng + xả vôi gầm Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng
Từ bảng 3.1 có thể thấy được việc sát trùng và phịng chống bệnh rất quan trọng, nó góp phần ngăn chặn nguồn dịch bệnh lây lan trên đàn lợn nái. Bên cạnh đó nó cũng góp phần giúp mơi trường trong chuồng ni ln sạch sẽ giảm nguy cơ gây bệnh cho lợn con giúp đàn lợn phát triển tốt.
2.2.3.2. Điều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [11], nguyên tắc để điều trị bệnh là:
+ Toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc.
+ Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan.
+ Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.
+ Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà khơng giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt q giá trị gia súc thì khơng nên chữa.
+ Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà khơng có thuốc chữa thì khơng nên chữa.
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [11], các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là:
+ Hộ lý: cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn, uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
+ Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hịa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố).
+ Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều lồi vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.
+ Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây:
- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.
- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.
- Khơng nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh.
- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, dùng thêm vitamin, tiêm nước sinh lý,…
2.2.4. Những hiểu biết về quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái ni con lợn nái ni con
2.2.4.1. Quy trình ni dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ
Mục đích chăn ni lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa ni con Chính vì vậy q trình chăm sóc, ni dưỡng có vai trị rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lợn mẹ và lợn con.
- Quy trình ni dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [22], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Khơng cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số chốn cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì khơng giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể khơng cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo lỗng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày khơng cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái.
- Quy trình chăm sóc
Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Theo Võ Trọng Hốt và cs (2000) [12], cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng tồn bộ ơ chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khơ ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy có thể tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới.
Trong q trình chăm sóc lợn nái đẻ, cơng việc cần thiết và quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Theo Trần Thị Thuận và Vũ Đình Tơn (2005) [30], ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phịng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe cịn rất yếu chưa hồi phục. Ơ úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đơng. Ngồi ra, ơ úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ơ úm: 1,2m x 1,5m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
2.2.4.2. Quy trình ni dưỡng, chăm sóc lợn nái ni con - Quy trình ni dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [22], thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động vật, đạm thực vật, các loại khống, vitamin,... Khơng cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối, mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100 Kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 - 1,0%, phospho 0,7%.
Lượng thức ăn cho lợn nái ni con cũng đóng vai trị quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ. Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [20] trong q trình ni con, lợn nái được cho ăn như sau:
- Đối với lợn nái ngoại:
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh (0,5kg) hoặc khơng cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 3kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến khi cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35kg/con).
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5kg thức ăn/ngày.
+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2kg rau xanh ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh).
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%. + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
* Định mức thức ăn cho lợn nái
- Định mức thức ăn cho nái chửa
Lợn nái chửa được nuôi ở chuồng lợn nái chửa, cho ăn thức ăn 566F, 567SF với định mức thức ăn phân theo tuần chửa, thể trạng lứa đẻ.