8. Cấu trúc của luận văn
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)
Phương pháp bản đồ là phương pháp xây dựng các bản đồ nhỏ là các sản phẩm của đề tài. Công việc chuẩn bị bản đồ cho nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu bắt đầu từ việc thu thập, biên tập hay xây dựng các bản đồ chuyên đề, xây dựng hệ thống thông tin thuộc tính đính kèm với từng đối tượng.
Phương pháp bản đồ là phương pháp duy nhất để thể hiện sự phân bố khơng gian lãnh thổ mà từ đó tác giả thành lập nên các bản đồ nền.
Ngày nay nhờ có ứng dụng cơng nghệ tin học, phương pháp bản đồ truyền thống còn được hỗ trợ bởi hệ thơng tin địa lý, nhất là trong phân tích và biến đổi thơng tin, phân tích mơ hình hố khơng gian nhằm trả lời các bài tốn địa lý và thành lập các bản đồ đánh giá tổng hợp.
1.4.2. Phương pháp thống kê
Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai là những khái quát bước đầu về lãnh thổ nghiên cứu. Bên cạnh đó, để thực hiện cho việc nghiên cứu và thiết lập cơ sở dữ liệu sau này cần thu thập các tư liệu cả bản đồ lẫn thơng tin thuộc tính của đối tượng liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Các tài liệu thu thập đều phải vạch ra khi viết đề cương để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp sau này.
Nguồn dữ liệu thống kê bao gồm:
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo, niên giám thống kê và sổ sách lưu trữ. - Thống kê qua đo đạc, tính tốn trên bản đồ.
- Thống kê qua các số liệu khảo sát nghiên cứu ngoài thực địa.
Đây là phương pháp quan trọng được đề tài sử dụng với lý do này vì số liệu thu thập được sẽ là cơ sở để thành lập bản đồ và nhập các thông tin thuộc tính sau này.
1.4.3. Phương pháp thử nghiệm
Thử nghiệm với dữ liệu thực tế làm sáng tỏ quy trình lý thuyết đề ra.
1.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
Phân tích, tổng hợp là hai công đoạn quan trọng không thể tách rời trong quá trình thực hiện nội dung đề tài. Số liệu của lãnh thổ thu thập từ nhiều nguồn, phong phú nhưng khơng đồng bộ. Vì vậy sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp cho phép lựa chọn, chiết lọc và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu theo hệ thống nhất định, đảm bảo độ chính xác và dễ sử dụng cho các công đoạn tiếp theo. Như vậy phương pháp này được vận dụng xuyên suốt và có tính bổ trợ, liên quan với các phương pháp khác được sử dụng trong luận văn.
1.4.5. Phương pháp chuyên gia
Nhiệm vụ của đề tài liên quan đến nhiều vấn đề chuyên ngành khác. Cần thông qua ý kiến chuyên gia về luận cứ khoa học, giải pháp tổng thể trong quá trình thiết kế, xây dựng CSDL.
1.4.6. Phương pháp phân tích nhân tố ứng dụng trong đánh giá tổng hợp
Ứng dụng kỹ thuật phương pháp phân tích nhân tố giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
* Thực hiện các phép phân tích thành phần (Component Analysis). Đây là công việc tối thiểu phải làm để có được các tải trọng thành phần. Đây là bước cần thiết để thực hiện nén thông tin (loại bỏ lượng tin có mức ý nghĩa thấp) nhờ việc khảo sát các trị riêng hay đóng góp của các thành phần vào phương sai chung (communality); xác định số lượng nhân tố chính cho các phép phân tích tiếp theo.
* Phân tích nhân tố chính (Principal Factor Analysis). Về bản chất, kỹ thuật này cũng giống như phân tích thành phần. Cái khác là ma trận tương quan rút gọn với các giá trị h2j trên đường chéo chính. Sau khi dựa vào kết quả phân tích thành phần, người sử dụng thấy cần phải loại bỏ bớt thơng tin có mức ý nghĩa thơng tin thấp đối với bài toán cụ thể đang thực hiện, ấn định số lượng nhân tố chính cần và đủ để mơ tả các đối tượng nghiên cứu, trình sẽ tự động tính các trọng số cho các nhân tố chính.
* Phân tích hợp lý cực đại (Maximum Likelihood): phân phối một cách hợp lý nhất thông tin chứa trong ma trận tương quan rút gọn để xác định lại các tải trọng nhân tố chính. Có thể đi thẳng từ kết quả phân tích thành phần đến hợp lý cực đại, khơng cần qua bước phân tích nhân tố chính.
* Phép quay Varmax. Sau khi thực hiện các phép phân tích thành phần hay nhân tố chính, ta có một khơng gian có số chiều bằng số thành phần hay nhân tố chính. Đầu ra của công đoạn này là ma trận các điểm đánh giá đã được cân bằng theo các trọng số khách quan cho từng đối tượng ở từng chỉ tiêu.