.Những biện pháp đã thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại việt nam (Trang 38 - 42)

* Tham gia các công ƣớc quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học và buôn bán trái phép động vật hoang dã

Vào năm 1994, Chính phủ đã phê chuẩn 2 cơng ƣớc quốc tế: Công ƣớc về Đa dạng sinh học tập trung vào việc sử dụng bền vững và có lẽ là hiệp ƣớc tồn cầu quan trọng nhất hiện nay về việc bảo tồn đa dạng sinh học và Công ƣớc Quốc tế về Buôn bán Động vật và Thực vật hoang dã (CITES), là hiệp ƣớc quy định việc bn bán các lồi bị nguy cấp. Việt Nam nằm trong số ít các nƣớc ở Đơng Nam Á đã phê chuẩn tất cả 4 công ƣớc quốc tế quan trọng về bảo tồn đa dạng sinh học. Công ƣớc Quốc tế về Buôn bán Động vật và Thực vật hoang dã (CITES) là những chính sách trên ngun tắc để kiểm sốt hoạt động buôn bán quốc tế về động vật và thực vật. Do Chƣơng trình Phát triển của Liên hiệp quốc quản lý, CITES đƣợc đƣa ra vào năm 1975 và hiện đang là một trong những công ƣớc về bảo tồn đƣợc biết đến nhiều nhất, với 167 nƣớc thành viên vào năm 2005. Cho đến năm 2004, 63 loài động vật (trong đó có 6 lồi linh trƣởng, 17 lồi chim và 6 loài rùa) và 15 loài thực vật (tất cả đều thuộc chi Lan hài, Paphiopedilum) của Việt Nam đã đƣợc đƣa vào trong phụ lục này.

*Tăng cƣờng hệ thống pháp luật và tích cực các cuộc kiểm tra, vây bắt tội phạm về động vật hoang dã, đặc biệt là buôn bán qua biên giới

Với mục đích tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc nghiêm cấm buôn bán trái phép động vật hoang dã và xử lý các hành vi phạm tội thì Chính phủ Việt Nam đã giới thiệu luật bảo vệ động vật hoang dã để chống lại nạn buôn bán trái phép (Luật: 29/2004/QH11,20/2008/QH12; Sắc lệnh 32/2006/ND-CP, 82/2006/ND-CP).

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 1996 đến 2007, cả nƣớc đã phát hiện, xử lý 14.757 vụ việc liên quan, tịch thu 181.670 cá thể với khối lƣợng 635 tấn. Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, lực lƣợng kiểm lâm đã phát hiện, xử lý 1.946 vụ vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã. Gần đây nhất, qua vụ bắt giữ 25 tấn tê tê đông lạnh và vẩy tê tê vào tháng 10-2008 và vụ bắt 6,2 tấn ngà voi tại Cảng Hải Phòng cho thấy Việt Nam đang trở thành nơi trung chuyển động vật hoang dã. Theo Tổng cục Hải quan Cảng Hải Phòng, từ năm 2005 đến nay cơ quan này đã phát hiện 14 vụ nhập khẩu trái phép động vật hoang dã tại cảng Hải Phòng, thu giữ 13,5 tấn ngà voi, hơn 30 tấn thịt, vảy, mai rùa... Mới đây nhất vào tháng 4/2011, Cơng an Móng Cái đã phát hiện trong kho có 122 chiếc ngà, nghi là ngà voi. Cơng an môi trƣờng Lạng Sơn năm 2007 đến nay, đã phối hợp bắt 33 vụ vi phạm pháp luật về buôn bán vận chuyển động vật hoang giã, thu giữ 130 cá thể khỉ đuôi dài, 296 chim iểng, 122,5kg rắn các loại, 180 chiếc sừng hƣơu, 49 bộ da trăn...[11]

Theo Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã, các đối tƣợng buôn bán trái phép lồi hoang dã đang có dấu hiệu liên kết thành mạng lƣới tội phạm xuyên quốc gia. Có khoảng 13 - 42% các loài động, thực vật hoang dã ở Đơng Nam Á có nguy cơ biến mất hồn tồn trong thế kỷ này. Chính phủ Việt Nam đã có chỉ đạo các bộ, ngành và địa phƣơng phải có sự phối hợp kiểm tra chặt chẽ, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật hoang dã, đặc biệt là xuất nhập khẩu trái phép qua biên giới.[11]

*Thành lập các khu bảo tồn động vật hoang dã

Nhiều tổ chức tại Việt Nam đang tìm cách bảo tồn các lồi và nhóm lồi bị khai thác nhiều và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao bằng cách nghiên cứu tập tính sinh học của chúng và xây dựng các chƣơng trình kết hợp để bảo tồn chúng. Hai chƣơng trình bảo tồn ban đầu ở mức độ lồi là ni giữ cho đẻ, đặc biệt là các loài động vật thu giữ đƣợc từ các hoạt động buôn bán động vật hoang dã và thả lại chúng vào các khu vực nơi số lƣợng quần thể thấp hoặc đã bị tuyệt chủng.[3]

Trung tâm Nghiên cứu Linh trƣởng nằm trên khu vực có diện tích 5 ha tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng đƣợc lập ra để cứu hộ, phục hồi, cho sinh sản, nghiên cứu và bảo tồn các loài linh trƣởng bị thu giữ. Các cán bộ kiểm lâm đã bắt giữ những động vật này từ thợ săn và từ các chợ buôn bán động vật hoang dã hoặc từ những ngƣời nuôi động vật làm cảnh trái phép. Một nỗ lực lớn khác của trung tâm là giáo dục ngƣời dân về tầm quan trọng của các loài linh trƣởng bị nguy cấp, về sinh thái, tập tính và mơi trƣờng sống trong tự nhiên cũng nhƣ tính cấp bách của việc bảo tồn. Các nhân viên của Trung tâm phối hợp chặt chẽ với lực lƣợng kiểm lâm để thi hành luật bảo vệ động vật hoang dã. Vào năm 2004, Trung tâm cứu hộ có hơn 110 cá thể voọc, vƣợn và cu li thuộc 14 loài và phân loài. Sáu lồi trong số này khơng đƣợc ni ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và gần nhƣ cả 6 lồi này rất khó bắt gặp trong tự nhiên.[3]

*Tuyên truyền giáo dục và huy động sự hỗ trợ của ngƣời dân

Hoạt động trên cơ sở tình nguyện, các thành viên của Mạng lƣới Bảo vệ động vật hoang dã đã nỗ lực và tích cực tham gia tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này. Một trong những trọng tâm của việc thực hiện bảo vệ động vật hoang dã là điều tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, nhằm đảm bảo làm cho họ tuân thủ đúng các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã. Đồng thời nếu phát hiện các vi phạm nghiêm trọng, các thành viên sẽ thông báo ngay cho các cơ quan chức năng địa phƣơng hoặc đƣờng dây nóng miễn phí 1800-1522 để có biện

pháp xử lý. Từ khi thành lập đến nay, Mạng lƣới Bảo vệ động vật hoang dã đã phối kết hợp với Phòng bảo vệ động vật hoang dã của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên phát hiện, xử lý và thông báo tới cơ quan chức năng trên 3.000 vụ việc vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã, hợp tác với các cơ quan chức năng giải cứu đƣợc hàng ngàn cá thể động vật, trong đó có nhiều lồi đã đƣợc đƣa vào Sách đỏ Việt Nam nhƣ: gấu, vƣợn hay voọc mũi hếch, vọc quần đùi....Hiện tại, Mạng lƣới đã có hơn 2.800 tình nguyện viên, đa số là các bạn trẻ trên 32 tỉnh thành và 8 Câu lạc bộ thành viên đang hoạt động tại các thành phố lớn, các điểm nóng về buôn bán động vật hoang dã trên cả nƣớc.[10]

*Phối hợp và học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã trên thế giới

Bất chấp những biện pháp này, việc buôn bán động vật và thực vật hoang dã vẫn đang tiếp tục. Điều này là do thiếu những cán bộ thi hành luật đƣợc đào tạo, thiếu những nỗ lực về chính trị cũng nhƣ xã hội và thiếu nguồn lực, khơng có đủ luật pháp ở cấp nhà nƣớc, và cịn do lợi ích về kinh tế do nó đem lại quá lớn. Để đối phó với thực tế này, TRAFFIC- một chƣơng trình giám sát buôn bán động vật và thực vật hoang dã thuộc Quỹ Động vật hoang dã Thế giới và IUCN, và Cục Kiểm lâm của Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng một khung hành động chung vào đầu năm 2001 nhằm kiểm soát hoạt động về buôn bán động vật và thực vật hoang dã ở Việt Nam. Hơn 16 hoạt động đã xác định đƣợc đƣa ra và đƣợc nhóm lại vào 4 mục tiêu chính: (1) củng cố khả năng của Chính phủ trong việc thực hiện và thi hành CITES và các luật có liên quan ở cấp nhà nƣớc; (2) giảm nhu cầu sử dụng đối với các lồi thuộc nhóm nguy cấp và bị đe dọa, chủ yếu thông qua giáo dục và nâng cao nhận thức của ngƣời dân; (3) nâng cao kiến thức về giám sát hoạt động buôn bán động vật và thực vật hoang dã, và (4) mở rộng việc khuyến khích về phát triển kinh tế hoặc những giải pháp thay thế đối với việc buôn bán động vật và thực vật trái phép và không bền vững. Những biện pháp có sự phối hợp giữa trong nƣớc và quốc tế là cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu

cuối cùng: bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam không bị khai thác quá mức do buôn bán động và thực vật hoang dã gây ra. [3]

Việc tăng cƣờng nỗ lực thực thi pháp luật trong thời gian thực hiện dự án đã đem lại kết quả đáng khích lệ: 88 vụ vi phạm pháp luật về buôn bán, tiêu thụ bị bắt giữ, 731 cá thể động vật rừng còn sống đƣợc giải cứu và thả lại về rừng, hơn 900kg thịt động vật hoang dã bị tịch thu và tiêu huỷ, xử phạt 178 triệu đồng (gần 9.000 USD), 1 giấy phép kinh doanh và nhiều tang vật khác bị thu giữ.[9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại việt nam (Trang 38 - 42)