Ứng dụng của mã vạch ADN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đoạn mã vạch ADN cho một số loài trà hoa vàng ở vườn quốc gia tam đảo (Trang 30 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.2 Tổng quan về mã vạch ADN

1.2.4 Ứng dụng của mã vạch ADN

Ứng dụng chung của mã vạch ADN

Ứng dụng của mã vạch ADN không chỉ dừng lại ở việc nhận diện nhanh các mẫu mà còn mở rộng nghiên cứu sắp xếp theo nhóm những lồi cịn mơ hồ hoặc phức tạp. Trong hệ sinh thái, mã vạch ADN phát huy tính hữu dụng trong việc tìm mối quan hệ giữa các mẫu vật dù chúng có thể khơng giống nhau về mặt hình thái. Ngồi ra, trong đời sống, mã vạch ADN cũng hỗ trợ xác định nguồn gốc của sinh vật sống hoặc hàng nhập khẩu do tính chất nhận dạng được cả với lượng mẫu nhỏ, bị biến dạng [43]. Các ứng dụng nổi bật có thể kể đến của mã vạch ADN là kiểm soát các tác nhân gây hại trong nông nghiệp, nhận diện các tác nhân gây bệnh, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp, quản lý chất lượng nước, xác định các sản phẩm tốt cho sức khỏe từ tự nhiên, nhận biết các cây dược liệu [43].

Việt Nam là một trong số các quốc gia có tính đa dạng sinh học rất cao với nhiều lồi nguồn thực vật, động vật, nấm có giá trị kinh tế lớn. Việc quản lý khai thác nguồn gen quý hiếm này đã được Chính phủ quan tâm từ những năm 2010 thơng qua việc hình thành Quỹ gene cấp Quốc gia để định hướng, nghiên cứu, khai thác, ứng dụng và bảo tồn các nguồn gen sinh vật quý hiếm. Việc ứng dụng mã vạch ADN để nhận dạng các mẫu sinh vật trước khi tiến hành các công tác nghiên cứu sâu hơn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính chuẩn mực và thành cơng của các nghiên cứu khai thác bảo tồn nguồn gen [1].

Ứng dụng của mã vạch ADN thực vật.

khác nhau. Những ứng dụng này có thể chia ra làm hai hướng chính. Thứ nhất, cung cấp cái nhìn sâu hơn về phân loại học ở cấp độ lồi và đóng góp vào tiến trình phân định rõ đặc điểm và ranh giới các loài. Ứng dụng thứ hai, cũng là ứng dụng chính, đó là hỗ trợ q trình nhận diện các mẫu vật chưa biết vào các loài đã biết hoặc xác định loài mới [39].

Mã vạch ADN ở thực vật cung cấp cái nhìn sâu vào phân loại học ở cấp độ lồi đối với những nhóm có hình thái đơn giản, nhóm có phân bố rộng, nhóm có kích thước nhỏ hoặc những nhóm đã được phân loại nhưng không đầy đủ, chưa tương xứng với đặc điểm đa dạng của chúng (ví dụ như trong trường hợp phân loại dựa trên hình thái học gặp khó khăn hoặc chưa được phân loại triệt để). Một nhóm thực vật điển hình được nghiên cứu với mục đích này đó là ngành rêu – nhóm khơng phân hóa nhiều về đặc điểm hình thái [55, 58]. Mã vạch ADN cũng được sử dụng rộng rãi nhằm tìm hiểu giới hạn lồi cho nhóm thực vật có hạt, thơng qua việc đóng góp tìm ra các loài ẩn danh hoặc làm căn cứ để phân biệt các nhóm lồi đã biết [39].

Có rất nhiều ngành nghề liên quan đến mã vạch ADN hiện nay, bao gồm nhận dạng và ứng dụng nhận dạng các loài thực vật như phân loại học, sinh thái học, bảo tồn thiên nhiên, nông lâm nghiệp, khoa học pháp y, kiểm dịch… [37]. Khi sử dụng mã vạch ADN để nhận dạng các loài thực vật, cần thiết phải nắm vững kỹ thuật này. Trong nhiều trường hợp, các mã vạch ADN thu được cho kết quả nhận dạng của một nhóm lồi thay vì một lồi. Tuy nhiên, với một số ứng dụng, thậm chí ngay cả khi mã vạch ADN có khả năng phân biệt khiêm tốn nhất cũng có thể hữu ích (đối với các trường hợp nghiên cứu tập trung vào khác biệt địa lý, phân biệt loài mục tiêu với các loài khác trong thương mại hay thu hẹp giới hạn nhận dạng các loài hoàn toàn xa lạ) [39].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đoạn mã vạch ADN cho một số loài trà hoa vàng ở vườn quốc gia tam đảo (Trang 30 - 31)